NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Bế tinh của đàn ông và nỗi sợ đàn bà..



 Trong thần thoại Ấn độ, có câu chuyện về thần Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh.
Lão Giáo cũng coi bế tinh là nền tảng của thuật trường sinh. Tinh thay vì xuất ra, thì được hành giả tập trung ý chí, hình dung là nó được vận chuyển lên đỉnh đầu … Nhà sư Tuệ Tĩnh ở nước ta cũng đặt bế tinh đứng hàng thứ nhất trong bảy nguyên tắc dưỡng sinh của ông, bao gồm : bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. 

Bế tinh hay nỗi sợ đàn bà của mọi đàn ông:

Ngoài mục đích dưỡng sinh, bế tinh cũng có thể giải quyết một nỗi lo sợ thầm kín và rất nền tảng của người đàn ông. Đó là nỗi sợ … đàn bà ! Người nam sợ người nữ vì trong bản chất người nữ không bị giới hạn trong ái tình, trong khi đó người nam bị hạn chế bởi việc xuất tinh. Vì thế người nam sợ ái tình của người nữ, sợ đòi hỏi lạc thú của phái đẹp mà mình có thể không đáp ứng nổi. Họ coi chuyện ái tình lạc thú là tội lỗi, thậm chí coi người nữ như nguồn của tội lỗi, biểu tượng của ô uế, và luôn tìm cách đè nén người nữ trong các khuôn khổ luân lý xã hội khắt khe.

Càng sợ sệt mặc cảm, họ lại càng phải biểu dương « sức mạnh » của họ, trở nên hung dữ, bạo động, thậm chí lao vào chiến tranh, tàn phá, vào những cuộc chinh phục đẫm máu, dựng nên những chế độ độc tài tàn ác, những tôn giáo khắc nghiệt, hay những cuộc cách mạng đầy tang tóc. Những « công trình » và « chiến công » ấy giúp họ trốn chạy và rời xa chăn gối của vợ « hiền », tức cái chiến trường nguy hiểm nhất cho bản ngã tự tôn của họ. Bao chết chóc, tàn phá, áp bức có thể sẽ tránh được, nếu nỗi lo sợ thầm kín ấy của người đàn ông được hóa giải. Bộ mặt của thế giới có thể thay đổi hẳn khi người nữ không còn bị áp bức, và người nam không còn cảm thấy cần phải chinh phục giá trị  của mình qua bạo động, đàn áp.

Shiva và Parvati
Khác với súc vật, con người không chỉ ham muốn, mà còn ham muốn sự ham muốn của người khác. Trong ái tình người nam không chỉ thèm muốn người nữ (nếu không sẽ như súc vật), mà muốn người nữ muốn mình. Khi yêu, anh ta không chỉ yêu, mà còn muốn được yêu. Khi làm tình, anh ta phải tìm lạc thú qua lạc thú của người tình. Điều đó không dễ, nếu không kiểm soát được việc xuất tinh, một kỹ thuật được « biểu diễn » ở đây bởi … Shiva !

Bế tinh trong huyền thoại Đông Tây:

Huyền thoại Hy Lạp cũng có chuyện làm tình « dài hạn » tương tự : Ouranos, là Trời, làm tình với Gaia, là Đất, suốt hàng triệu triệu năm, khiến Trời với Đất cứ dính liền nhau, không có chỗ cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Các con của Ouranos và Gaia bị kẹt trong bụng mẹ không ra ngoài được. Cho đến ngày kia, một người con tên Chronos, có nghĩa là Thời Gian, dùng lưỡi liềm được Gaia trao cho, từ trong bụng mẹ cắt đứt dương vật của Ouranos, thân phụ mình. Ouranos đau đớn rời khỏi thân thể Gaia, tạo khoảng trống giữa Trời và Đất cho các con của Gaia thoát ra khỏi bụng mẹ, để rồi sanh thành vạn vật sống dưới bầu Trời, trên mặt Đất.

Phải chăng kiểm soát việc xuất tinh là tốt, nhưng quá đáng thì có lẽ cũng không nên vậy?

Trong câu chuyện của chúng ta, màn ái tình không chấm dứt của Shiva cũng gây trở ngại cho vạn vật vì trong lúc Shiva dính liền với Parvati thế kỷ này qua thế kỷ khác thì Ma Quỷ nổi lên tàn phá thế giới. Shiva có sứ mạng làm cho Parvati sanh ra một vị Anh Hùng có khả năng hàng Ma diệt Quỷ. Nhưng Shiva lại không chịu cho tinh dịch của mình tràn ra trong người Parvati. Vishnu và chư Thần mới nghĩ ra một cách là nổi lửa quấy nhiễu Shiva. Shiva đành buông thả, nhưng lại xuất tinh ở ngoài thân thể Parvati. Thế là không có đấng Anh Hùng hạ sanh.

Người ta gắn liền chuyện này với lý tưởng Vô Sanh. Khi có người sắp chết, ở vùng Benares, thành phố của Shiva, người ta thường thì thầm một thần chú của Shiva vào tai kẻ ấy để mong làm đoạn tuyệt sự tái sanh. Kể cả tái sanh làm Anh Hùng …  

CÁC DẤU HIỆU ĐÁNH GIÁ VÀ LỪA DỐI..


Giải mã các điệu bộ của tay và mặt

 
Bill Clinton trước ban hội thẩm – theo bạn thì ông ta đang nghĩ gì?
Nếu chỉ nói toàn sự thật hay nói toạc ra những suy nghĩ trong đầu với hết thảy những người bạn gặp gỡ thì sẽ dẫn đến hậu quả gì đây? Ví dụ:
Bạn nói với sếp: “Xin chào sếp – Ông là kẻ bất tài.”
Nhân viên nam nói với một khách hàng nữ: “Cám ơn cô đã mua hàng, cô Susan. Cô có một bộ ngực mới săn chắc và tuyệt vời làm sao”.
Người phụ nữ nói với anh hàng xóm: “Cám ơn anh đã mua giúp tôi mấy món đồ tạp hóa. Anh có một cái mông rắn chắc thật hấp dẫn,   nhưng kẻ chết tiệt nào đã cắt mái tóc của anh vậy?”.
Bạn nói với mẹ vợ: “Rất vui được gặp lại mẹ - bà già hay chõ mũi vào chuyện của người khác.”
Khi được một người phụ nữ hỏi: “Cái áo đầm này làm tôi trông mập lắm phải không?” thì bạn trả lời ra sao? Nếu là đàn ông và biết điều gì tốt cho mình thì chắc hẳn, bạn sẽ nói cô ấy trông rất đẹp. Nhưng thực ra bạn lại nghĩ: “Cái áo đầm này không làm cô trông béo hơn mà chính bánh ngọt và kem mới làm cho cô béo ra đấy.”
Nếu chỉ toàn nói sự thật với mọi người thì kết cục là không những bạn sẽ cô đơn, mà thậm chí bạn có thể nhập viện hoặc ở tù. Nói dối là thứ dầu bôi trơn mối tương tác của chúng ta với người khác, cho phép chúng ta duy trì quan hệ xã giao thân thiện. Nó được gọi là lời nói dối vô hại , bởi nó làm cho người khác cảm thấy thoải mái thay vì nói với họ sự thật lạnh lùng, tàn nhẫn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người nói dối xã giao được mọi người yêu thích hơn những người luôn nói thật, cho dù chúng ta biết là họ đang nói dối chúng ta. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lời nói dối đầy ác ý khi ai đó cố tình lừa chúng ta vì lợi ích cá nhân của họ.
Nghiên cứu về lời nói dối
Những dấu hiệu khó phát hiện nhất khi nói dối là những dấu hiệu được người nói kiểm soát nhiều nhất, chẳng hạn như lời nói, bởi vì người ta có thể tập đi tập lại chúng nhiều lần. Ngược lại, các manh mối đáng tin cậy nhất chứng tỏ người khác đang nói dối chính là những điệu bộ mà họ thực hiện một cách vô thức, ít kiểm soát hoặc không thể kiểm soát được do chúng là những điều quan trọng nhất đối với họ xét về phương diện cảm xúc.
Robert Feldman thuộc trường Đại học Massachusetts ở Amherst đã nghiên cứu 121 cặp khi họ trò chuyện với người thứ ba. Một phần ba được yêu cầu làm ra vẻ có năng lực. Và những người còn lại được yêu cầu hãy là chính mình. Sau đó Robert Feldman cho tất cả những người tham gia xem lại băng ghi hình về chính họ và yêu cầu họ xác định những lời nói dối của họ trong suốt cuộc trò chuyện, bất kể điều đó lớn hay nhỏ. Có một số lời nói dối vô hại, chẳng hạn như họ nói thích ai đó nhưng thực tế là không. Trong khi ấy, cũng có những lời nói dối khác nghiêm trọng hơn, như có những người tự phong mình là ngôi sao nhạc rock! Nhìn chung, Feldman đã phát hiện ra rằng có 62% những người tham gia nghiên cứu cứ trung bình 10 phút lại nói dối khoảng 2 3 lần. Tác giả của cuốn sách The Day America Told the Truth (Ngày nước Mỹ nói sự thật) , James Patterson, cũng đã phỏng vấn hơn 2.000 người Mỹ và phát hiện 91% số người này thường xuyên nói dối cả ở nhà lẫn cơ quan.
“Nói thật luôn là cách xử sự tốt nhất, dĩ nhiên trừ phi bạn là người nói dối rất tài tình”
                                                                                                           J.K.JEROME
Vậy làm thế nào để biết được ai đang nói dối, nói quanh co hoặc đơn giản là đang suy nghĩ kỹ càng? Bạn có thể học một số kỹ năng quan sát cơ bản để nhận biết các điệu bộ dối trá, câu giờ, chán nản hay đánh giá của người khác. Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể mà người ta vô tình để lộ. Phần đầu của chương trình sẽ đề cập đến hành vi nói dối và sự lừa dối.
Ba con khỉ khôn ngoan
Ba con khỉ ở trên ảnh tượng trưng cho những người không nghe, không nhìn và không nói điều ác. Các cử chỉ đơn giản bằng tay và mặt của chúng là nền tảng cho những điệu bộ dối trá của con người. Nói cách khác, khi chúng ta nhìn, nghe hay nói những lời dối trá, có thể chúng ta sẽ lấy tay che miệng, bịt mắt hoặc tai.
Không nghe lời tồi tệ, không nhìn thứ xấu xa, không nói lời độc ác
Những người nghe tin xấu hoặc chứng kiến một tai nạn khủng khiếp thường dùng tay che mặt, tượng trưng cho việc tự ngăn mình hoặc nghe tin tức hay tai nản khủng khiếp đó. Đây là điệu bộ được mọi người thực hiện nhiều nhất trên thế giới khi nghe thấy tin máy bay đam vào Tòa tháp đôi vào ngày 11/09/2001.
Như chúng ta thường thấy, khi nói dối, trẻ con hay dùng các động tác tay và mặt một cách lộ liễu. Khi không muốn cha mẹ khiển trách, nó dùng tay bịt tai lại; còn nếu nhìn phải điều gì đó không muốn nhìn, nó dùng cả bàn tay hoặc cánh tay bịt mắt lại. Khi đứa trẻ lớn hơn, các điệu bộ của tay và mặt xảy ra tinh tế hơn. Nhưng mỗi lúc nó nói dối, cố che giấu sự thật hoặc nhìn thấy điều dối trá thì những điệu bộ này vẫn xuất hiện.
Những điệu bộ của tay và mặt này cũng thường gắn với sự nghi ngờ, không chắc chắn hoặc cường điệu. Trong một tình huống đóng vai, Desmond Morris đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mà theo đó, các y tá được yêu cầu nói dối bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ. Kết quả cho thấy, những y tá nói dối sử dụng điệu bộ của tay và mặt nhiều hơn những y tá nói thật. Cả đàn ông và phụ nữ đều tăng số lần nuốt nước bọt khi họ nói dối, nhưng cử chỉ thường chỉ nhận thấy ở đàn ông vì trái cổ của họ to hơn.
“Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó”, chính trị gia vừa nói vừa nuốt nước bọt và xoa mũi.
Như đã đề cập ở phần đầu cuốn sách, chúng ta sẽ phân tích và thảo luận các điệu bộ đơn lẻ, nhưng cần chú ý đây không phải là cách mà chúng xuất hiện. Các điệu bộ thường là một phần của cụm điệu bộ nên chúng ta cần nghiên cứu chúng như nghiên cứu các từ ngữ trong 1 câu, nghĩa là liên hệ chúng với từ khác và ngữ cảnh chung, nơi chúng được sử dụng. khi ai đó dùng điệu bộ của tay và mặt thì không có nghĩa là lúc nào họ cũng đang nói dối. Tuy nhiên, điều ấy cho thấy có khả năng họ đang giấu thông tin. Hãy quan sát thêm những cụm điệu bộ khác để có thể khẳng định hay bác bỏ phán đoán của bạn. Quan trọng là bạn nên tránh giải thích điệu bộ của tay và mặt một cách độc lập.
Mặc dù không có một động tác đơn lẻ, một biểu hiện hay một cử động nào của gương mặt đáng tin cậy đến độ khẳng định được ai đó đang nói dối nhưng bạn có thể học một số cụm điệu bộ để làm tăng cơ hội và nhận ra lời nói dối.
Cách gương mặt tiết lộ sự thật
Để che giấu lời nói dối, chúng ta sử dụng những biểu hiện trên gương mặt nhiều hơn những bộ phần khác trên cơ thể. Chúng ta thường cười, gật đầu và nháy mắt khi muốn lấp liếm điều gì đó nhưng không may là các dấu hiệu trên cơ thể của chúng ta lại tiết lộ sự thật. Bởi những điệu bộ cơ thể và các dấu hiệu cảm xúc thể hiện trên gương mặt thiếu sự hòa hợp với nhau mà chúng ta không hề hay biết.
Những điểm không hòa hợp xuất hiện thoáng qua trên gương mặt tiết lộ sự mâu thuẫn trong cảm xúc.
Nếu chúng ta cố che giấu một lời nói dối hoặc một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, hành động đó có thể được biểu hiện trên gương mặt của chúng ta trong giây lát. Chúng ta thường biểu hiện việc ai đó sờ mũi thật nhanh là vì ngứa, chống tay lên mặt nghĩa là họ rất quan tâm đến chúng ta mà chẳng hề nghi ngờ rằng chúng ta đang làm họ chán ngấy. Chẳng hạn, chúng tôi đã quay phim cảnh một người đàn ông đang nói về việc ông ta và mẹ vợ hợp ý nhau như thế nào. Nhưng mỗi lần nhắc đến tên của bà mẹ vợ thì mép trái của ông ta lại nhếch lên trong tích tắc. Điều đó đã hé lộ cho chúng tôi biết cảm xúc thật của ông ta.
Phụ nữ nói dối giỏi nhất và đó là sự thật
Trong cuốn sách Why Men Lie & Women Cry (Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc) (Nhà xuất bản Orion), chúng tôi có nói rằng nhờ giỏi đọc cảm xúc hơn nam giới nên phụ nữ dễ dàng thuyết phục người khác bằng một lời nói dối nghe lọt lỗ tai. Đặc điểm này có thể được nhìn thấy ở những bé gái cùng khóc theo các bé khác lúc ban đầu, sau đó chúng làm cho các bé khác khóc chỉ bằng cách òa khóc bất cứ lúc nào. Tiến sĩ Sanjida O’Connell, tác giả của cuốn sáchMindreading (Đọc được ý nghĩ) , đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài trong 5 tháng về cách chúng ta nói dối. Cuối cùng, bà cũng đưa ra kết luận tương tự, phụ nữ nói dối giỏi hơn và tinh vi hơn đàn ông rất nhiều. Nam giới hay nói dối bằng vài câu đơn giản như “Anh lỡ xe bus” hoặc “Điện thoại của anh hết pin, đó là lý do tại sao anh không gọi điện cho em”. Ngoài ra, bà còn phát hiện những người hấp dẫn dễ chiếm được lòng tin hơn những người không hấp dẫn. Đó là lý do giải thích việc các nhà lãnh đạo như John F Kennedy và Bill Clinton có thể thoát tội sau tất cả những chuyện tày đình mà họ đã gây ra.
Lý do tại sao nói dối rất khó
Như chúng tôi đã nói ở Chương 3, đa số mọi người đều tin rằng khi ai đó nói dối thì họ mỉm cười nhiều hơn thường lệ. Nhưng nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại, nghĩa là người ta mỉm cười ít đi. Trở ngại khi nói dối là suy nghĩ tiềm thức luôn hoạt động độc lập với lời nói dối, vì thế ngôn ngữ cơ thể đã vô tình vạch trần chúng ta. Đây là lý do tại sao những người hiếm khi nói dối dễ dàng bị phát hiện, bất kể câu chuyện của họ nghe có vẻ thuyết phục đến mức nào. Ngay giây phút họ bắt đầu nói dối, ngôn ngữ cơ thẻ của họ sẽ phát ra các dấu hiệu mâu thuẫn, mang đến cho chúng ta cảm giác rằng họ không nói thật. Trong khi nói dối, suy nghĩ tiềm thức phát ra một thứ “Tác nhân hồi hộp”, nó được thể hiện dưới dạng những điệu bộ mâu thuẫn với lời nói. Những người nói dối chuyên nghiệp như các chính trị gia, luật sư, diễn viên và phát thanh viên truyền hình đã trau chuốt những điệu bộ cơ thể của họ đến mức khó mà “nhận biết” được đó là lời nói dối và người ta bị hớp hồn vào đó.
Những người này nói dối theo một trong hai cách   sau. Cách thứ nhất, họ tập luyện các điệu bộ “tạo cảm giác” như thật khi họ nói dối, nhưng cách này chỉ có tác dụng nếu họ tập nói dối thường xuyên trong một thời gian dài. Cách thứ hai, họ hạn chế sử dụng các điệu bộ để không phải thể hiện bất cứ điệu bộ tích cực hay tiêu cực nào khi nói dối. Nhưng cách này cũng không đơn giản!
Thông qua luyện tập, những người nói dối có thể trở nên có sức thuyết phục, hệt như các diễn viên.
Hãy làm thử bài kiểm tra nhanh này: cố ý nói dối với người đối diện cũng như cố tỉnh táo để kìm nén tất cả các điệu bộ cơ thể của bạn. Dù bạn cố gắng che giấu chúng thì nhiều điệu bộ vô cùng tinh vi vẫn được bộc lộ. Những điệu bộ này bao gồm các cơ mặt co giật, sự giãn nở và thu hẹp con ngươi, đổ mồ hôi, má đỏ, tốc độ nháy mắt tăng từ 10 lên 50 lần trong một phút cùng nhiều dấu hiệu tinh vi khác cho thấy sự dối trá. Nghiên cứu từ băng hình ghi chậm cho thấy, các điệu bộ này chỉ xảy ra trong chớp mắt và chỉ những người phỏng vấn chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng hay người rất mẫn cảm mới có thể nhận biết chúng.
Rõ ràng để nói dối thành công, bạn cần phải “giấu” đi cơ thể của mình. Đó là lí do tại sao trong các buổi thẩm vấn, người ngồi xét hỏi phài ngồi vào một cái ghế không bị che khuất hoặc ngồi ánh đèn, sao cho người phỏng vấn có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể của người bị thẩm vấn, lúc này những lời nói dối của họ sẽ dễ bị phát hiện hơn. Việc nói dối cũng suôn sẻ hơn nếu bạn ngồi tại bàn, ngó qua hàng rào hoặc nhìn từ phía sau cánh cửa khép kín vì lúc đó cơ thể bạn được che khuất một phần. Tuy nhiên, cách tốt nhất để nói dối là nói qua điện thoại hoặc viết email!
Tám điệu bộ nói dối thường gặp nhất
1. Che miệng
 Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay che miệng lại một cách vô thức nhằm ngăn chặn những lời nói dối đang được thốt ra. Đôi khi người ta che miệng chỉ bằng vài   ngón tay thay vì cả một bàn tay khép chặt nhưng ý nghĩa của chúng đều giống nhau.
Một số người cố ngụy trang điệu bộ che miệng bằng cách giả vờ ho. Những diễn viên thủ vai kẻ cướp hoặc tội phạm thường dùng điệu bộ này   trong các cảnh bàn tính kế hoạch hành động cùng đồng bọn hoặc khi bị cảnh sát tra khảo. cố ý để khán giả thấy rằng họ đang giấu giếm điều gì đó hoặc không thành thật.
Nếu một người che miệng khi đang nói, rất có thể họ đang nói dối. Còn nếu họ dùng điệu bộ này trong lúc bạn đang nói thì có khả năng, họ cảm thấy bạn đang che giấu điều gì đó. Một trong những tình huống gây bối rối tại hội nghị mà người diễn thuyết có thể gặp phải là lúc nhìn thấy các thính giả che miệng khi ông ta đang phát biểu. Lúc này, người thuyết trình nên ngừng lại dể hỏi: “Có quý vị nào thắc mắc gì không?” hoặc “Tôi thấy một số người không đồng ý. Xin hãy nêu câu hỏi?” Cách cho phép khán giả đưa ra ý kiển phản hồi sẽ tạo cơ hội cho người thuyết trình nói rõ quan điểm và giải đáp thắc mắc. Trường hợp thính giả ngồi khoanh tay thì diễn giả cũng nên hỏi tương tự.
 Ngoài ra các điệu bộ che miệng cũng có thể xuất hiện dưới hình thức tưởng như vô nghĩa là điệu bộ “ suỵt ”, khi ấy một ngón tay được đặt thẳng đứng che ngang môi. Đây là điệu bọ rất có thể đã được cha, mẹ một đứa trẻ sử dụng khi nó còn nhỏ. Lớn lên, đứa trẻ ấy sử dụng điệu bộ này nhắm tự nhủ bản thân đừng tiết lộ những cảm nhận của mình. Vấn đề là điệu bộ “suỵt” đã báo cho bạn biết rằng có điều đó đang được giữ lại.
Nếu cha mẹ hoặc người giám hộ dùng điệu bộ này khi bạn còn nhỏ thì có nhiều khả năng là bạn sẽ sử dụng nó lúc trưởng thành.
2. Sờ mũi
 Điệu bộ sờ mũi đôi khi chỉ là động tác xoa nhanh bên dưới mũi vài lần hoặc chỉ một lần và nhanh đến mức gần như không nhìn thể nhìn thấy. Phụ nữ thường vuốt mũi nhanh hơn đàn ông, có thể là để tránh làm trôi mất lớp phấn trang điểm.
Điều quan trọng cần nhớ là động tác sờ mũi phải được hiểu theo cụm và ngữ cảnh, bởi những người bị dị ứng với phấn hoa hay bị cảm lạnh cũng làm điệu bộ này.
Những nhà khoa học thuộc Cơ sở Nghiên cứu, Điều trị Thính giác và Vị giác ở Chicago phát hiện ra rằng khi bạn nói dối, một chất hóa học có tên là catecholamin sẽ được tiết ra, làm cho các mô bên trong mũi sưng lên. Các nhà khoa học trên đã sử dụng các máy ghi hình đặc biệt để quay lại đường máu lưu thông trong cơ thể. Kết quả cho thấy, việc cố ý nói dối còn làm tăng huyết áp. Như vậy, nghiên cứu này đã chứng minh được mũi của con người nở phồng lên khi nói dối là do máu lưu thông, đây được gọi là “Hiệu ứng Pinocchio”. Huyết áp tăng làm mũi bị căng phồng lên khiến cho các đầu dây thần kinh trong mũi ngứa ran và dẫn đến hành động xoa mũi thật mạnh để đỡ “ngứa”.
Tuy chỗ sưng lên không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có vẻ đây là nguyên nhân gây ra điệu bộ sờ mũi. Triệu chứng này cũng xảy ra khi ai đó đau khổ, lo lắng hoặc tức giận.
Chuyên gia thần kinh học người Mỹ Alan Hirsch và chuyên gia tâm thần học Charles Wolf đã phân tích lời khai của Bill Clinton trước ban hội thẩm về chuyện ông lăng nhăng với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy khi nói thật, Bill Clinton hiếm khi sờ mũi, còn khi nói dối thì ông nhíu mày trong giây lát trước lúc trả lời câu hỏi và cứ cách 4 phút lại sờ mũi 1 lần, cả thảy là 26 lần.
“Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó!”
Những cuộc nghiên cứu được thực hiện bằng các máy quay chiếu vào cơ thể cũng cho thấy, dương vật của một người đàn ông sẽ cương cứng lên vì máu lưu thông khi anh ta nói dối. Lẽ ra ban hội thẩm nên tụt quần ông Bill xuống thì hơn.
Công tố viên của ban hội thẩm hỏi: “Thưa ngài Clinton, tại sao con gà lại băng qua đường?”
Bill Clinton trả lời: “Ý ông nói “gà” là sao? Ông làm ơn định nghĩa từ “gà” ở đây? Và tôi đã không băng qua đường với con gà đó.”
3. Ngứa mũi
 Một người bị ngứa mũi thường cố ý xoa hoặc gãi mũi cho đỡ ngứa. Hành động này không giống với hành động vuốt nhẹ của điệu bộ sờ mũi. Cũng tương tự như điệu bộ che miệng, điệu bộ sờ mũi được cả người nói sử dụng để che đậy những lời dối trá, lẫn người nghe thực hiện khi họ nghi ngờ lời người nói. Trong khi đó, ngứa mũi thường là điệu bộ độc lập, được lặp đi lặp lại và không liên quan gì đến toàn bộ cuộc trò chuyện.
4. Giụi mắt
Như hình minh họa ở phần trước, một trong ba con khỉ khôn ngoan bịt mắt khi nói: “Không nhìn điều gì xấu xa”. Khi trẻ em không muốn thấy điều gì đó, chúng sẽ dùng một hoặc cả hai tay để che mắt lại. Còn người lớn khi tránh nhìn một điều không vừa ý, rất có thể họ sẽ giụi mắt . Não điều khiển tay giụi mắt nhằm cố ngăn việc nhìn thấy điều dối trá, đáng nghi, không hài lòng hoặc để tránh nhìn vào mặt của người đang bị lừa dối. Đàn ông thường dụi mắt rất mạnh và quay mặt đi nếu đó là lời nói dối trắng trợn. Phụ nữ ít dùng điệu bộ này hơn. Thay vào đó, họ sẽ chạm nhẹ vào ngay bên dưới mắt bởi 2 lý do: hoặc là bản năng của phái nữ khiến họ tránh thể hiện những điệu bộ thô kệch, hoặc là họ không muốn làm phai đi lớp trang điểm. Nữ giới cũng tránh cái nhìn chằm chằm của người nghe bằng cách quay mặt đi.
“Lying through your teeth” (Nói dối một cách trơ trẽn) là cụm từ thường được dùng để ám chỉ cụm điệu bộ nghiến răng và mỉm cười giả tạo, kết hợp với giụi mắt. Đây là điệu bộ hay được các diễn viên điện ảnh sử dụng để diễn tả sự không thành thật và xuất hiện khá phổ biến ở những nền văn hóa “lịch sự” như văn hóa Anh. Người Anh không thích nói cho bạn biết chính xác điều họ đang nghĩ.
5. Nắm lấy tai
 Hãy hình dung tình huống khi bạn nói với ai đó: “Cái này giá chỉ có 300 bảng thôi” mà người ấy giật tai của họ rồi quay sang một bên và lẩm bẩm: “Nghe có vẻ bộn tiền đấy!” Điệu bộ này là một nỗ lực nhằm “không nghe điều không hay” bằng cách đặt tay ở đâu đó xung quanh tai, bên trên tai hay giật mạnh dái tai. Đây là phiên bản của điệu bộ đặt tay lên che cả hai tai mà trẻ con sử dụng khi không muốn nghe những lời khiển trách của cha mẹ. Các biến thể khác của điệu bộ này gồm có: xoa phía sau tai, ngoáy tai, kéo dái tai hoặc bẻ cong vành tai về phía trước để che lỗ tai.
Ngoài ra, điệu bộ nắm lấy tai cũng có thể hàm ý người nào đó đã nghe đủ hoặc đang muốn nói. Và giống như điệu bộ sờ mũi, điệu bộ này cũng hay được những người đang lo lắng sử dụng. Thái tử Charles thường nắm lấy tai lẫn sờ mũi mỗi khi ông bước vào căn phòng chật ních người hoặc đi ngang đám đông. Điệu bộ này cho biết ông đang lo lắng, bởi chúng ta chưa bao giờ thấy ông dùng chúng khi đã yên vị trong xe hơi.
Tuy nhiên ở Ý, điệu bộ nắm lấy tai dùng để chỉ một người không nam tính hoặc đồng tính nam.
6. Gãi cổ
 Trong điệu bộ gãi cổ , ngón trỏ - thông thường ở bàn tay thuận – gãi một bên cổ ở dưới dái tai. Theo quan sát của chúng tôi, trung bình một người gãi cổ 5 lần, ít khi dưới 5 lần và hầu như không bao giờ hơn 5 lần. Đây là dấu hiệu chỉ sự nghi ngờ, không chắc chắn và là điệu bộ đặc trưng của những người hay nói “Tôi không chắc là tôi đồng ý.” Rất dễ nhận thấy điệu bộ gãi cổ khi lời nói mâu thuẫn với điệu bộ. Ví dụ, nếu ai đó gãi cổ khi nói các câu đại loại như: “Tôi có thể hiểu cảm giác của anh” thì thực chất anh ta không hiểu gì cả!
7. Kéo cổ áo
 Desmond Morris là một trong những người đầu tiên phát hiện ra rằng lời nói dối gây cảm giác ngứa ran tại một số mô nhạy cảm trên mặt và cổ. Do đó, người ta thường phải cọ hoặc gãi để bớt ngứa. Điều này giải thích tại sao những người cảm thấy không chắc chắn thường gãi cổ hay những người đang nói dối, sợ bị bắt bẻ lại kéo cổ áo. Khi một người nói dối nào đó cảm thấy bạn đang nghi ngờ anh ta thì huyết áp của anh ta tăng lên, gây đổ mồ hôi ở cổ.
Điệu bộ kéo cổ áo cũng xảy ra khi ai đó cảm thấy tức giận hoặc không hài lòng và cần kéo thấp cổ áo xuống cho thoáng cổ. Khi thấy người nào sử dụng điệu bộ này thì bạn hãy hỏi: “Xin anh vui lòng lặp lại điều đó” hoặc “Xin anh vui lòng làm rõ điểm đó” để cho người sắp lừa dối phải từ bỏ ý định.
8. Đút ngón tay vào miệng
Đây là hành động vô thức ở những người muốn tìm lại cảm giác an toàn như đứa trẻ đang bú vú mẹ khi họ cảm thấy căng thẳng. Trẻ con ngậm ngón cái hay mép chăn thay cho vú mẹ, còn người lớn thì đút tay vào miệng, ngậm điếu thuốc, tẩu thuốc, cây viết, mắt kính hoặc nhai kẹo cao su.
Người trong hình cần cảm giác an toàn
Hầu hết các động tác của tay và miệng đều có liên quan đến hành vi nói dối hay lừa dối, nhưng điệu bộ đút ngón tay vào miệng là biểu hiện bên ngoài của nhu cầu trấn tĩnh bên trong. Vì vậy, động thái tích cực với một người đang làm điệu bộ này là đem lại sự tin cậy và cảm giác an toàn.
Điệu bộ đánh giá sự chần chừ
Người diễn thuyết giỏi được xem là người có thể dựa vào “Trực giác” để biết khi nào thính giả đang chú ý và khi nào thính giả đã nghe đủ. Một nhân viên bán hàng giỏi phải nhận biết được mối quan tâm của khách hàng, đồng thời biết cách đánh trúng “điểm yếu” của họ. Bất kỳ người dẫn chương trình nào cũng đều cảm thấy trống trải khi thuyết trình trước những thính giả kiệm lời hoặc chỉ ngồi im quan sát. May thay, một số điệu bộ bằng tay và cằm có thể được sử dụng làm nhiệt kế để kiểm tra độ nhiệt tình hay thờ ơ của người khác, cũng như cho người diễn thuyết biết họ đang làm tốt công việc đến mức nào.
Sự buồn chán
Khi người nghe chống tay lên cằm thì đó là dấu hiệu cho biết họ bắt đầu cảm thấy chán. Trong điệu bộ này, bàn tay nâng đầu lên ngăn họ không ngủ gật, đồng thời cách cánh tay và bàn tay chống cằm tiết lộ mức độ buồn chán của họ. Hành động này thường bắt đầu bằng việc nâng cằm bằng ngón cái, đến khi mất dần sự thích thú thì dùng nắm tay để đỡ cằm. Trong trường hợp người nghe dùng cả bàn tay đỡ láy đầu (Hình minh họa) điều đó có nghĩa, họ đã mất hết hứng thú. Dấu hiệu buồn chán tột bậc xuất hiện lúc họ lấy cả hai tay đỡ toàn bộ đầu, đồng thời ta có thể nghe rõ tiếng ngáy!
Tay chống đỡ đầu để ngăn không ngủ thiếp đi
Việc các thính giả gõ ngón tay lên bàn và nhịp chân liên tục trên sàn thường làm cho những diễn giả chuyên nghiệp hiểu nhầm là dấu hiệu của sự buồn chán. Nhưng thật ra, nó thể hiện thái độ thiếu kiên nhẫn. Nếu dấu hiệu này xuất hiện trong lúc bạn nói chuyện với một nhóm người thì bạn cần phải áp dụng một động thái chiến lược là buộc người gõ ngón tay hoặc nhịp chân tham gia vào cuộc trò chuyện để họ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người khác. Bất kỳ thính giả nào thực hiện các dấu hiệu vừa nêu cũng có ý báo cho diễn giả biết là đến lúc ông ta nên kết thúc bài nói chuyện.
“Ông nói mớ phải không?” Người nghe hỏi.
“Không phải”, người nói đáp lại.
“Vậy xin vui lòng đừng nói trong khi tôi ngủ.”
Tốc độ gõ ngón tay hoặc nhịp chân có liên quan tới mức độ sốt ruột của người nghe. Nhịp gõ càng nhanh nghĩa là họ càng thiếu kiên nhẫn.
Các điệu bộ đánh giá
Điệu bộ đánh giá được thể hiện bằng bàn tay nắm lại tựa vào cằm hoặc má và thường thì ngón trỏ chĩa lên. Tư thế này sẽ chuyển thành tư thế lòng bàn tay đỡ lấy cằm khi người thực hiện bắt đầu mất hứng thú nhưng vẫn muốn tỏ ra quan tâm vì phép lịch sự.
  Điệu bộ đánh giá tỏ vẻ quan tâm – giữ vững đầu và bàn tay tựa vào má.
Những người quản lý cấp trung thường dùng điệu bộ đánh giá để giả vờ quan tâm đến chủ tịch công ty mỗi khi ông này trình bày các bài phát biểu buồn chán, tẻ nhạt. Tuy nhiên, không may là hành động bàn tay bắt đầu đỡ lấy đầu (theo bất cứ hình thức nào) đã tiết lộ sự thật và rất có thể sẽ khiến vị chủ tịch nhận thấy một số nhân viên của mình không thành thật hoặc đang dùng chiêu tâng  bốc giả tạo.
Có những suy nghĩ tiêu cực.
Bàn tay tựa nhẹ vào má nhưng không đỡ lấy đầu biểu lộ sự quan tâm đích thực. Còn khi ngón trỏ chỉ thẳng lên má và ngón cái đỡ cằm, có nghĩa người nghe đang có suy nghĩ tiêu cực hoặc chỉ trích về người nói hay đề tài của họ. Trong vài trường hợp, ngón trỏ có thể dụi mắt hoặc đẩy mắt lên cho thấy người nghe vẫn còn nghĩ những ý nghĩ tiêu cực.
Người ta thường hiểu nhầm điệu bộ đánh giá là điệu bộ thích thú, nhưng thực ra, ngón cái chống cằm lại bộc lộ thái độ chỉ trích của người nghe. Việc giữ một cụm điệu bộ có liên quan đến thái độ người thực hiện nên người nào duy trì cụm điệu bộ đánh giá càng lâu thì thái độ chỉ trích của họ sẽ càng kéo dài. Có thể xem cụm điệu bộ này là dấu hiệu cho thấy người nói cần có hành động tức thì, hoặc lôi kéo người nghe vào câu chuyện hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Ngoài ra, một biện pháp đơn giản làm thay đổi thái độ người nghe là đưa vật gì đó cho họ để người đó đổi tư thế.
Ông ta đã nghe đủ hoặc không thấy bị thuyết phục
 Bức tượng nhà tư tưởng Rodin thể hiện thái độ suy xét, trầm tư, đồng thời, tư thế của cơ thể và điệu bộ bàn tay chống cằm cũng tiết lộ sự chán nản.
Người dự phỏng vấn đang nói dối
Chúng tôi đã phỏng vấn một người đàn ông nước ngoài đến xin dự tuyển vào công ty chúng tôi. Suốt cuộc phỏng vấn, anh ta cứ bắt chéo chân và khoanh tay (dùng cụm điệu bộ đánh giá phê phán), lòng bàn tay khép lại đồng thời thường xuyên quay mặt đi. Rõ ràng là anh ta lo lắng điều gì đó, nhưng trong phần đầu cuộc phỏng vấn, chúng tôi không có đủ thông tin để đánh giá chính xác những điệu bộ tiêu cực của anh ta. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về người chủ trước, thời gian anh ta làm việc ở quê nhà, anh ta trả lời kèm theo một loạt điệu bộ giụi mắt, sờ mũi và tránh nhìn thẳng. Cuối cùng, chúng tôi quyết định không tuyển dụng người này vì những điều chúng tôi nhìn thấy đều mâu thuẫn với điều anh ta nói. Tuy nhiên, vì hiếu kỳ về các điệu bộ giả tạo đó nên chúng tôi đã kiểm tra thông tin từ những người cung cấp tin ở nước ngoài và phát hiện rằng anh ta đã khai man về quá khứ của mình. Chắc hẳn, anh ta cho rằng nhà tuyển dụng ở một nước khác sẽ không nhọc công kiểm tra thông tin từ những người cung cấp ở nước ngoài. Nếu không hiểu được các dấu hiệu cơ thể, có lẽ chúng tôi đã phạm sai lầm vì thuê anh ta.
Vuốt cằm
Lần tới, nếu có cơ hội thảo luận với một nhóm người, bạn hãy quan sát họ thật cẩn thận trong khi đưa ra ý kiến. Có thể bạn sẽ thấy rằng đa số họ đều đưa một bàn tay lên mặt và dùng điệu bộ đánh giá. Khi gần kết thúc bài thuyết trình, bạn hãy yêu cầu họ phát biểu hoặc đưa ra đề xuất. Lúc này,   họ sẽ dừng điệu bộ đánh giá và bắt đầu điệu bộ vuốt cằm . Đây là dấu hiệu cho thấy họ đang suy nghĩ để đưa ra quyết định.
Đưa ra quyết định                   Kiểu vuốt cằm của phụ nữ
Khi bạn yêu cầu người nghe đưa ra quyết định và họ bắt đầu vuốt cằm thì các điệu bộ theo sau đó sẽ cho bạn biết họ đồng ý hay phản đối. Lúc này, tốt nhất là bạn giữ im lặng, đồng thời quan sát những điệu bộ kế tiếp của họ. Chúng báo hiệu họ đã quyết định! Chẳng hạn, nếu sau điệu bộ vuốt cằm là điệu bộ khoanh tay, bắt chéo chân và ngồi thụt vào trong ghế, thì chắc chắn rằng câu trả lời của họ sẽ là “không”. Sự quan sát này sớm mách bảo bạn nêu lại các đề nghị trước khi người nghe từ chối và làm cho cuộc thỏa thuận diễn biến xấu đi.
Ngược lại, nếu sau động tác vuốt cằm là điệu bộ cúi về phía trước, cánh tay mở rộng, hoặc tiếp tục nghe lời đề nghị của bạn hoặc xem hàng mẫu, thì có khả năng bạn sẽ nhận được câu trả lời “đồng ý” và có thể tiến tới thỏa thuận.
Cụm điệu bộ trì hoãn
Với người đeo mắt kính, thay vì dùng điệu bộ vuốt cằm khi đưa ra quyết định, người này sẽ thực hiện nối tiếp cụm điệu bộ đánh giá bằng cách gỡ mắt kính ra và đút một gọng kính vào miệng. Còn người hút thuốc lá sẽ rít một hơi thuốc. Hành động ngậm viết hoặc ngón tay của người nào đó khi được yêu cầu đưa ra quyết định là dấu hiệu cho biết họ đang cảm thấy phân vân và cần được trấn an. Vật ngậm trong miệng cho phép họ trì hoãn cũng như xoa dịu cảm giác bị hối thúc phải đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Đôi khi các điệu bộ buồn chán, đánh giá và đưa ra quyết định được kết hợp lại, mỗi điệu bộ bộc lộ những thái độ khác nhau của người thực hiện.
Hình minh họa sau đây cho thấy điệu bộ đánh giá chuyển sang cằm hoặc bàn tay có thể tạo thành động tác vuốt cằm. Người này đang đánh giá lời đề nghị, đồng thời rút ra kết luận.
Cụm điệu bộ đánh giá/đưa ra quyết định
Khi người nghe mất dần hứng thú với người nói thì đầu của họ bắt đầu tựa lên tay. Hình minh họa bên dưới thể hiện thái độ thờ ơ của người nghe thông qua điệu bộ đánh giá với ngón cái đỡ cằm.
Cụm điệu bộ đánh giá, quyết định và chán ngán
Arnold Schwarzenegger đang cố làm rõ quan điểm của mình trong khi người dẫn chương trình truyền hình suy xét điều đó.
Điệu bộ xoa và vỗ đầu
 Khi bạn nói ai đó “đang làm tôi chán ngấy đến tận cổ” (a pain in the neck) nghĩa là bạn đề cập đến phản ứng cương lên của các cơ nhỏ trên cổ, thường được gọi là hiện tượng nổi da gà. Lúc này, lớp da có dính lông ở cổ - thực ra không hiện hữu – bị dựng đứng lên, tạo cho bạn vẻ đáng sợ, bởi vì bạn đang cảm thấy bị đe dọa hoặc tức giận. Điều này tương tự phản ứng “xù lông” của một con chó đang tức giận khi phải đương đầu với con chó khác có khả năng sẽ là kẻ thù của nó. Phản ứng nêu trên làm cho bạn cảm thấy ngứa ran ở sau cổ mỗi khi bạn tức giận hay sợ hãi. Thông thường, bạn sẽ xoa tay lên cổ để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy này.
Giả sử bạn nhờ ai đó giúp bạn một việc nhỏ và họ quên thực hiện nó. Khi bạn hỏi họ kết quả, họ vỗ trán hoặc sau cổ như thể họ đang đánh chính mình. Mặc dù vỗ ở vị trí nào đều biểu thị sự quên khuấy đi mất, nhưng quan trọng là họ vỗ ở trán hay sau cổ. Nếu vỗ trán thì đây là dấu hiệu cho thấy họ không sợ bạn nhắc đến sự đãng trí của họ. Còn nếu họ vỗ ở sau cổ để làm dịu các động tác cơ cương đang dựng lên thì điều đó có nghĩa là bạn đã khiến họ “chán ngấy đến tận cổ” theo đúng nghĩa đen vì đề cập đến việc mà họ quên làm. Còn nếu họ vỗ mông thì…
Gerard Nierenberg thuộc Học viện Đàm phán New York (Negotiation Institute) phát hiện rằng người hay xoa sau cổ thường có khuynh hướng tiêu cực hoặc chỉ trích, trong khi người hay xoa trán để diễn tả lỗi lầm của mình thường cởi mở và dễ gần hơn.
(Thành ngữ “a pain in the neck” (ND))
Để hiểu chính xác các điệu bộ của tay và mặt trong tình huống nhất định cần phải mất rất nhiều thời gian quan sát. Khi thấy một người thực hiện bất kỳ điệu bộ của tay và mặt nào đã được bàn đến trong chương này thì nhiều khả năng, họ đang có suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là suy nghĩ tiêu cực ấy có ý nghĩa gì? Đó có thể là sự nghi ngờ, dối trá, không chắc chắn, cường điệu, lo lắng hay nói dối một cách trơ trẽn. Kỹ năng thực sự chính là khả năng nhận biết thái độ tiêu cực nào mới đúng là thái độ của họ. Để đạt được điều này, tốt nhất là phân tích những điệu bộ xuất hiện trước điệu bộ của tay và mặt, đồng thời hiểu chúng theo đúng ngữ cảnh.
Lý do tại sao Bob luôn thua cờ
Chúng tôi có một đồng nghiệp tên là Bob, ông ấy rất thích chơi cờ. Chúng tôi đã thách đấu với Bob rồi bí mật quay phim lại trận đấu để phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông ấy. Cuộn phim cho thấy Bob thường xoa tai hoặc sờ mũi mỗi khi ông ấy không chắc về bước đi kế tiếp. Ngoài ra, lúc chúng tôi thể hiện ý định di chuyển một quân cờ bằng cách chạm hờ nó thì ngôn ngữ cơ thể Bob tiết lộ suy nghĩ của ông ấy về nước đi dự kiến này. Nếu cảm thấy có thể đánh bại nước cờ đó và nghĩ ra nước phản công thì Bob sẽ biểu hiện sự tự tin bằng điệu bộ chắp tay hình tháp chuông. Ngược lại, nếu không chắc chắn hoặc không hài lòng, ông ấy sẽ dùng điệu bộ che miệng, nắm lấy dái tai hoặc gãi cổ. Mọi việc xảy ra theo dự đoán khi chúng tôi bí mật giải thích các dấu hiệu của Bob cho những thành viên khác trong nhóm chơi cờ của chúng tôi. Chẳng bao lâu sau, đa số họ đều có thể đánh bại ông bạn Bob tội nghiệp bằng cách đoán trước suy nghĩ của ông ấy thông qua ngôn ngữ cơ thể của ông. Bob đã không được tặng 1 bản của cuốn sách này.
Ý nghĩa kép
Trong cuộc phỏng vấn phân vai có quay video, người được phỏng vấn đột nhiên che miệng và xoa mũi sau khi nghe chúng tôi hỏi một câu. Điệu bộ này diễn ra trong vài giây ngay trước khi trả lời, sau đó anh ta trở lại tư thế thoải mái. Từ đầu cho đến lúc đó, người được phỏng vấn vẫn giữ tư thế thoải mái: không cài khuy áo khoác, để lộ lòng bàn tay, gật đầu và cúi về phía trước mỗi khi trả lời câu hỏi. Vì vậy, chúng tôi đã nghĩ đây là các điệu bộ đơn lẻ hoặc không liên quan đến ngữ cảnh. Khi chúng tôi hỏi anh ta về điệu bộ này, anh ta trả lời rằng khi được đặt câu hỏi, anh ta nghĩ đến hai hướng trả lời: một là tiêu cực, hai là tích cực. Lúc nghĩ đến câu trả lời tiêu cực và khả năng người phỏng vấn phản ứng lại với nó, anh ta che miệng lại. Tuy nhiên, khi nghĩ đến câu trả lời tích cực, anh ta bèn bỏ tay ra và tỏ vẻ thoải mái. Sự hoài nghi của anh ta về phản ứng có thể có của người phỏng vấn đối với câu trả lời tiêu cực đã dẫn đến điệu bộ che miệng đột ngột.
Điều này giải thích lý do tại sao điệu bộ của tay và mặt rất dễ bị hiểu nhầm, vì thế người ta dễ đưa ra kết luận sai lầm.
(CUỐN SÁCH HOÀN HẢO VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ. Allan & Barbara Pease)

Ngụy biện và tình yêu...


Từ lâu tôi đã muốn chiếm được Po-lie-xpai. Xin nói rõ thêm rằng lòng mong muốn này của tôi, về thực chất, không thuộc phạm trù tình cảm. Dĩ nhiên, Po-li là một cô gái làm mọi người xúc động, nhưng tôi không phải loại người để trái tim chi phối cái đầu. Tôi muốn có Po-li vì một lý do được cân nhắc kỹ càng, hoàn toàn có tính chất lý trí.

Tôi đang học năm thứ nhất trường Luật. Vài năm nữa, tôi sẽ ra trường hành nghề. Tôi biết rất rõ tầm quan trọng của kiểu người vợ khả dĩ đem lại thành công rực rỡ cho một luật sư. Những luật sư ăn nên làm ra mà tôi đã quan sát, hầu như không trừ một ai, đều có vợ là những phụ nữ đẹp, duyên dáng, thông minh. Po-li hoàn toàn đáp ứng điều đó, trừ một phương diện.

Cô ta đẹp, cái đó đã hẳn. Tuy cô chưa có kích thước của một "hoa hậu", nhưng tôi tin chắc là thời gian sẽ bổ sung vào những thiếu sót đó. Cô ta đã có sẵn những tiền đề rồi.

Cô ta rất duyên dáng, đó cũng là một điều chắc chắn. Tôi muốn nói là vẻ người cô ta rất hấp dẫn, dáng vóc thanh mảnh, phong thái, tự nhiên, cử chỉ tỏ rõ là con nhà nề nếp loại nhất. Cung cách cư xử ăn uống của cô thật là không chê vào đâu được.

Nhưng cô ta không thông minh. Nói thật tình, cô ta còn có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nhưng tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của tôi, cô sẽ trở nên thông minh. Dẫu sao thì cũng đáng công thử xem thế nào. Xét cho cùng, làm cho một cô gái đẹp ngu đần trở thành thông minh còn dễ hơn là làm cho một cô gái thông minh nhưng xấu trở thành đẹp.

Cuộc hẹn gặp đầu tiên của tôi với Po-li có tính chất một cuộc điều tra. Tôi muốn tìm hiểu xem tôi sẽ phải làm gì để nâng trí tuệ của cô ta lên tới cái mức cần thiết. Trước hết tôi đưa Po-li đi ăn.

Từ lâu tôi đã muốn chiếm được Po-lie-xpai. Xin nói rõ thêm rằng lòng mong muốn này của tôi, về thực chất, không thuộc phạm trù tình cảm. Dĩ nhiên, Po-li là một cô gái làm mọi người xúc động, nhưng tôi không phải loại người để trái tim chi phối cái đầu. Tôi muốn có Po-li vì một lý do được cân nhắc kỹ càng, hoàn toàn có tính chất lý trí.

Tôi đang học năm thứ nhất trường Luật. Vài năm nữa, tôi sẽ ra trường hành nghề. Tôi biết rất rõ tầm quan trọng của kiểu người vợ khả dĩ đem lại thành công rực rỡ cho một luật sư. Những luật sư ăn nên làm ra mà tôi đã quan sát, hầu như không trừ một ai, đều có vợ là những phụ nữ đẹp, duyên dáng, thông minh. Po-li hoàn toàn đáp ứng điều đó, trừ một phương diện.

Cô ta đẹp, cái đó đã hẳn. Tuy cô chưa có kích thước của một "hoa hậu", nhưng tôi tin chắc là thời gian sẽ bổ sung vào những thiếu sót đó. Cô ta đã có sẵn những tiền đề rồi.

Cô ta rất duyên dáng, đó cũng là một điều chắc chắn. Tôi muốn nói là vẻ người cô ta rất hấp dẫn, dáng vóc thanh mảnh, phong thái, tự nhiên, cử chỉ tỏ rõ là con nhà nề nếp loại nhất. Cung cách cư xử ăn uống của cô thật là không chê vào đâu được.

Nhưng cô ta không thông minh. Nói thật tình, cô ta còn có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nhưng tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của tôi, cô sẽ trở nên thông minh. Dẫu sao thì cũng đáng công thử xem thế nào. Xét cho cùng, làm cho một cô gái đẹp ngu đần trở thành thông minh còn dễ hơn là làm cho một cô gái thông minh nhưng xấu trở thành đẹp.

Cuộc hẹn gặp đầu tiên của tôi với Po-li có tính chất một cuộc điều tra. Tôi muốn tìm hiểu xem tôi sẽ phải làm gì để nâng trí tuệ của cô ta lên tới cái mức cần thiết. Trước hết tôi đưa Po-li đi ăn.

- Trời, bữa ăn ngon tuyệt - Po-li nói sau khi chúng tôi rời khỏi hiệu ăn.

Rồi tôi đưa cô đi xem chiếu bóng.

- Trời, phim hay tuyệt - Po-li nói sau khi chúng tôi rời khỏi rạp.

Sau đó tôi tiễn cô về nhà.

- Trời, hôm nay đi chơi tuyệt quá! - Po-li nói sau khi tạm biệt tôi, chúc tôi ngủ ngon.

Tôi trở về nhà, lòng nặng trĩu. Tôi đã đánh giá quá thấp khối lượng công việc tôi đã phải làm. Cô gái thiếu hiểu biết một cách khủng khiếp! Mà chỉ cung cấp hiểu biết cho cô ta thôi cũng không đủ. Trước hết mọi chuyện, phải dạy cho cô ta biết suy nghĩ. Chuyện này có vẻ là một nhiệm vụ không phải nhỏ. Và thoạt đầu, tôi đã có ý buông cô ta cho Pi-ti Be-lô, một anh chàng vẫn ve vãn cô. Nhưng rồi tôi lại nghĩ đến khuôn mặt, thân hình đẹp đẽ, hấp dẫn của cô, cái cách cô bước vào một căn phòng và cái lối cô cầm dao, cầm dĩa, thế là tôi quyết định sẽ cố gắng một phen.

Tôi đi vào công việc này một cách có kế hoạch, có hệ thống, như trong mọi việc tôi làm. Trước hết tôi dạy cô về lô-gíc. Tôi học Luật và đang học môn Lô-gic, cho nên nắm rất vững vấn đề. Lần gặp sau tôi bảo Po-li :

- Này em, tối nay chúng ta đi chơi nói chuyện.

- Ô, tuyệt quá! - Po-li đáp.

Chúng tôi tới công viên, ngồi dưới một gốc cây sồi cổ thụ và cô nhìn tôi, vẻ chờ đợi :

- Chúng ta nói chuyện gì bây giờ, hở anh ?

- Nói chuyện về lô-gíc.

Po-li suy nghĩ một lát rồi quyết định là cô ta thích vấn đề đó:

- Tuyệt!

Tôi hắng giọng:

- Lô-gíc là khoa học về tư duy. Trước khi biết cách suy nghĩ đúng đắn, trước hết chúng ta phải học cách nhận ra những cái ngụy biện thông thường của lô-gíc. Tối nay chúng ta nói về vấn đề đó.

- Tuyệt! - Po-li vỗ tay ra vẻ rất thích thú.

Tôi chớp mắt nhưng vẫn dũng cảm tiếp tục:

- Trước hết, chúng ta hãy nghiên cứu cái ngụy biện gọi là "phép đơn giản hóa".

- Ôi, anh nói đi - Po-li giục tôi, hai hàng lông mi chớp chớp, chờ đợi.

- Phép đó trỏ một lý lẽ dựa trên một sự-khái quát hóa không đúng. Thí dụ: tập thể dục là tốt. Do đó ai ai cũng phải tập thể dục.

- Đồng ý! Em đồng ý đấy. - Po-li hăm hở - ý em muốn nói là tập thể dục rất tuyệt, nó làm cho cơ thể cân đối, đẹp ra và vân vân...

Tôi nhẹ nhàng bảo:

- Po-li, lý lẽ đó là ngụy biện. "Tập thể dục là tốt" là một khái quát hóa không đúng. Chẳng hạn, nếu ta đau tim, thì tập thể dục là không tốt, mà còn là có hại. Nhiều người được bác sĩ dặn là không được tập. Cho nên ta phải xác định cho đúng sự khái quát hóa đó: phải nói là "tập thể dục, thường là tốt" hay là "tập thể dục là tốt đối với nhiều người". Nếu không ta sẽ phạm phải cái lối ngụy biện "đơn giản hóa". Em rõ chưa nào?

- Chưa. - Po-li thú thật - Nhưng hay lắm! Anh nói nữa đi!

- Em đừng giật tay áo anh như thế. - Tôi bảo, rồi nói tiếp - Rồi đến lối ngụy biện gọi là "Khái quát hóa vội vã". Em hãy nghe cho kỹ: Anh không nói được tiếng Pháp, em không nói được tiếng Pháp. Pi-ti Be-lô không nói được tiếng Pháp. Do đó anh phải kết luận rằng ở trường đại học Mi-nê-xô-ta này, chẳng ai nói được tiếng Pháp cả.

- Thật à? - Po-li ngạc nhiên hỏi - Không ai nói được à?

Tôi cố gắng che giấu nỗi thất vọng, bực dọc:

- Po-li, đấy là một ngụy biện. Khái quát hóa quá vội vã. Có quá ít thí dụ để đảm bảo cho một kết luận như vậy.

Po-li hối hả giục:

- Anh còn biết những ngụy biện gì nữa không? Thật là tuyệt, có lẽ còn tuyệt hơn cả khiêu vũ nữa chứ!

Tôi cố gạt đi nỗi thất vọng đang dâng lên trong lòng. Tôi đang làm một việc uổng công với cô gái này, có lẽ chẳng đi đến đâu cả. Nhưng được cái là tôi kiên nhẫn nên vẫn tiếp tục:

- Rồi đến lối ngụy biện "Nhân quả sai". Em nghe đây : chúng ta đừng nên rủ Bin đi chơi nông thôn. Mỗi lần rủ anh ta đi là trời lại mưa.

Po-li thốt lên :

- Đúng thế đấy! Em biết có một người như vậy. Một cô gái, tên là Ơ-la Bếc-cơ, không sai một lần nào. Cứ có cô ta đi cùng là y như rằng trời mưa...

Tôi hơi gắt :

- Po-li, đó là ngụy biện. Ơ-la Bếc-cơ không làm ra mưa. Cô ta chẳng liên quan gì đến trời mưa hết. Em đã phạm vào ngụy biện nếu em trách cứ Ơ-la Bếc-cơ về chuyện trời mưa.

Po-li tiu nghỉu hứa :

- Vâng, em sẽ không bao giờ làm thế nữa. Anh giận em đấy à ?

Tôi thở dài :

- Không, Po-li, anh không giận em.

- Thế anh nói nữa về ngụy biện đi!

- Ta hãy xem xét lối "tiền đề mâu thuẫn"

- Vâng, vâng, anh nói đi. - Po-li nói, ánh mắt sáng lên vì sung sướng.

Tôi hơi cau mày, nhưng đã trót đâm lao ...

- Đây là một thí dụ : Nếu Chúa làm được mọi việc, vậy thì liệu Chúa có thể làm ra được một tảng đá mà Chúa không thể nhấc lên nổi không ?

- Tất nhiên là được rồi còn gì nữa. - Po-li đáp ngay.

- Nhưng em không thấy là nếu Chúa có thể làm được bất cứ việc gì, thì Chúa có thể nhấc nổi hòn đá chứ ?

- Ừ nhỉ. - Po-li có vẻ suy nghĩ - Thế thì có lẽ là Chúa không làm được hòn đá đó.

- Nhưng Chúa làm được mọi chuyện cơ mà ! - Tôi nhắc.

Po-li gãi gãi cái đầu xinh đẹp nhưng trống rỗng của cô, cuối cùng cô thú nhận :

- Em chẳng biết thế nào nữa.

- Dĩ nhiên là em biết làm sao được. Vì khi tiền đề của một lý lẽ mâu thuẫn với nhau thì không thể có lý lẽ được nữa. Nếu như có một sức mạnh không gì cưỡng nổi thì không thể có một vật gì không thể lay chuyển được. Nhưng nếu có một vật không thể lay chuyển được thì tất nhiên là không thể có một sức mạnh không gì cưỡng nổi. Rõ chưa ?

- Anh nói cho em nghe rõ thêm nữa đi. - Po-li hăng hái nói.

Tôi nhìn đồng hồ :

- Có lẽ tối nay nên dừng lại ở đây thì hơn. Bây giờ anh đưa em về, em sẽ ôn lại tất cả những cái đã học. Tối mai chúng ta sẽ tiếp tục học bài mới.

Tôi đưa Po-li về ký túc xá của cô. Cô cho tôi biết là cuộc đi chơi trò chuyện tối đó thật là tuyệt. "Cực kỳ đấy!" - Cô nói. Còn tôi thì buồn rầu trở về chỗ tôi ở. Có vẻ dự định của tôi sẽ thất bại mất thôi. Cô gái rõ ràng là có cái đầu không hiểu nỗi lô-gíc.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ lại. Tôi đã phí mất một buổi tối. Mất một buổi nữa cũng chẳng sao. Biết đâu đấy. Có thể đâu đó trong cái trí óc tắt ngấm của cô ta vẫn còn âm ỉ vài cục than hồng, biết đâu tôi chẳng làm cho chúng bùng cháy lên. Đành rằng chẳng có nhiều nhặn hi vọng gì, nhưng tôi quyết định thử thêm một lần nữa.

Tối hôm sau, ngồi dưới gốc cây sồi, tôi bảo :

- Ngụy biện mà tối nay chúng ta đề cập đến là "Dùng thương hại làm mủi lòng".

Po-li run lên vì thích thú.

- Em hãy nghe cho kỹ nhé. Một người đi xin việc. Khi ông chủ hỏi khả năng chuyên môn của anh ta thì anh ta trả lời là anh ta có một vợ và sáu con, vợ thì què quặt không làm được gì, con cái thì chẳng có gì ăn, không có áo mặc, chân không có giày, nhà thì không có giường, không có than mà mùa đông lại sắp tới ...

Môt giọt nước mắt lăn trên gò má hồng của Po-li. Cô sụt sịt :

- Ôi, thật là thảm quá !

- Đúng, thật là thảm. - Tôi đồng ý - Nhưng đó không phải là một lý lẽ. Người kia đã không trả lời vào câu hỏi của chủ về khả năng chuyên môn của anh ta mà lại đi kêu gọi lòng thương của chủ. Anh ta đã phạm vào ngụy biện "Dùng thương hại làm mủi lòng". Em hiểu chưa ?

Cô ấp úng :

- Anh có khăn mùi xoa đấy không ?

Tôi đưa mùi xoa cho cô và cố nén tiếng hét đang ứ lên cổ trong khi cô ta lau nước mắt. Tôi cố kiềm chế giọng nói của mình cho bình thường :

- Bây giờ ta bàn đến "Loại suy sai". Đây là một thí dụ : Sinh viên phải được phép nhìn vào sách giáo khoa trong khi thi. Xét cho cùng thì các nhà phẫu thuật trong khi mổ, có máy X-quang hướng dẫn, luật sư khi cãi trước tòa, có giấy tờ, văn bản trong tay, thợ mộc dựng nhà có bản thiết kế hướng dẫn... Vậy thì tại sao sinh viên lại không được phép xem sách khi thi ?

Po-li hăng hái nói :

- Ồ, đúng là một ý cực kỳ hay mà nhiều năm nay em chưa từng nghe thấy.

Tôi nói sẵng :

- Po-li. Lý lẽ đó hoàn toàn sai. Bác sĩ, luật sư, thợ mộc, ... không phải là đang thi để xem họ đã học được những gì, khác với anh sinh viên. Hoàn cảnh họ hoàn toàn khác, không thể loại suy được.

- Em vẫn cho đó là một ý cực kỳ ... - Po-li nói.

- Cực kỳ... con khỉ - tôi lầm bầm, nhưng tôi vẫn ngoan cường tiếp tục - Sau đây ta xét đến ngụy biện "Giả thuyết trái với thực tế".

- Nghe có vẻ hay đấy nhỉ - Po-li nói.

- Em nghe đây : Nếu bà Quy-ri không tình cờ để quên một phim ảnh trong ngăn kéo cùng với một mẩu quặng Ra-đi-um thì ngày nay thế giới chẳng biết gì về Ra-đi-um hết.

- Đúng - Po-li gật gật - Anh có xem phim không ? Chà, thật là mê li ! Tài tử Oanh-tơ Pít-giơn thật là hết ý!...

- Em có thể quên cái nhà ông Pít-giơn đó đi một lát được đấy - Tôi lạnh lùng nói - Anh muốn chỉ ra rằng lời tuyên bố đó là một ngụy biện. Có thể bà Quy-ri sẽ tìm ra Ra-đi-um một ngày nào sau đó. Có thể một người khác sẽ tìm ra. Không thể bắt đầu bằng một giả thuyết không thật rồi từ đó rút ra những kết luận có cơ sở được.

- Đáng lẽ ra họ phải để Oanh-tơ Pít-giơn đóng nhiều phim hơn mới phải. - Po-li nói - Em chẳng được xem thêm phim nào có anh ta nữa.

Tôi quyết định thử một lần cuối cùng. Chỉ một lần nữa thôi. Máu thịt con người chịu đựng cũng có giới hạn.

- Ngụy biện tiếp theo được gọi là "Bỏ thuốc độc vào giếng".

- Ồ, kỳ lạ nhỉ ? - Po-li trố mắt.

- Hai người tranh luận với nhau. Người thứ nhất đứng dậy nói "Đối phương của tôi là một tay nói dối có tiếng. Các ngài không thể tin được một lời nào của anh ta đâu." ... Po-li, bây giờ em nghĩ đi. Nghĩ cho kỹ. Sai ở đâu?

Tôi chăm chú nhìn cô ta trong lúc cô nhíu tít cặp lông mày mượt mà, cong vút. Bỗng một ánh thông minh lóe lên - ánh đầu tiên tôi thấy - trong mắt cô. Cô công phẫn nói:

- Thế là không công bằng. Hoàn toàn không công bằng. Người thứ nhất bảo người thứ hai là một kẻ nói dối ngay cả trước khi người thứ hai mở miệng thì người này còn có hi vọng gì nữa?...

- Đúng ! - Tôi phấn khởi kêu to - Đúng một trăm phần trăm ! Người thứ nhất đã "bỏ thuốc độc vào giếng" trước khi mọi người uống nước giếng. Anh ta đã hãm hại đối phương trước khi người này bắt đầu... Po-li, anh rất tự hào về em...

- Ồ! - Cô lẩm bẩm, mặt đỏ lên vì sung sướng.

- Em thân mến, em thấy không, có gì là khó đâu ? Chỉ cần em tập trung suy nghĩ thôi... Suy nghĩ - nghiên cứu, đánh giá. Bây giờ ta ôn lại tất cả những gì ta học nhé !

- Anh cứ hỏi đi. - Po-li khẽ vung bàn tay, bình tĩnh nói.

Phấn khởi vì thấy Po-li cũng không phải là ngu đần gì, tôi kiên nhẫn nhắc lại tất cả những điều tôi đã giảng giải. Tôi nêu lên nhiều thí dụ, chỉ ra những chỗ sai, ra sức phân tích không biết mệt, cứ như là đào hầm vậy... Tôi không biết lúc nào thì ra tới ánh sáng mà liệu có ra được tới ánh sáng không đây. Nhưng tôi kiên trì đào, bới, cuốc, cào... Và cuối cùng tôi đã thành công, tôi đã thấy hé ra một ánh sáng. Rồi ánh sáng đó lớn dần và mặt trời lùa vào, mọi thứ đều sáng rực.

Mất năm tối cả thảy, nhưng thật là bõ công. Tôi đã biến Po-li thành một người tinh thông lô-gíc. Tôi đã dạy cho cô biết suy nghĩ. Công việc của tôi đã xong. Cuối cùng cô đã xứng đáng với tôi. Đúng là một người vợ thích hợp cho tôi, xứng đáng với nhà cao cửa rộng tôi sẽ có sau này, một người mẹ thích hợp với những đứa con thông minh, xinh đẹp của tôi...

Đừng nghĩ rằng tôi không yêu Po-li. Trái lại. Cũng như Píc-ma-li-ôn yêu tượng người phụ nữ hoàn hảo mà ông đã tạc ra, tôi yêu người con gái mà tôi đã đào tạo nên. Tôi quyết định ngỏ cho cô ta biết tình cảm của tôi vào buổi gặp sắp tới. Đã đến lúc phải biến chất mối quan hệ giữa chúng tôi, từ tính chất kinh viện sang tính chất lãng mạn.

- Po-li - tôi nói, khi chúng tôi ngồi dưới cây sồi - Tối nay, chúng ta sẽ không nói đến những ngụy biện nữa.

- Ồ! - Cô nói, có vẻ thất vọng.

- Em thân yêu - Tôi hạ cố mỉm cười với cô - Chúng ta đã ngồi với nhau năm tối rồi. Năm tối rất tốt đẹp. Rõ ràng là chúng ta rất hợp với nhau.

- "Khái quát hóa vội vã" - Po-li nhắc lại - Làm sao anh có thể nói được là chúng ta rất hợp nhau trên cơ sở có năm cuộc gặp gỡ thôi?

Tôi tặc lưỡi, thú vị. Cô bé học thuộc bài quá.

- Em ạ. - Tôi vuốt ve bàn tay cô một cách khoan dung - Năm lần gặp nhau là quá đủ rồi. Xét cho cùng, em chẳng cần ăn hết một cái bánh ga-tô mới biết là bánh ngon chứ?

- "Loại suy sai" - Po-li nói ngay - Em không phải là một cái bánh ga-tô, em là một cô gái.

Tôi tặc lưỡi, lần này kém phần thú vị hơn lần trước. Có lẽ cô bé học bài thuộc quá mức cần thiết. Tôi quyết định đổi chiến thuật. Rõ ràng phương pháp tốt nhất là tỏ tình một cách đơn giản, mạnh mẽ, trực tiếp. Tôi ngừng một lát trong khi khối óc đồ sộ của tôi lựa chọn những lời lẽ thích đáng. Rồi tôi bắt đầu:

- Po-li, anh yêu em. Em là tất cả vũ trụ đối với anh, là mặt trăng, là những ngôi sao, những chòm tinh tú trong không gian. Em thân yêu, em hãy nói là em sẽ sống suốt đời với anh vì nếu không thì cuộc đời đối với anh sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Anh sẽ khô héo, tàn tạ, anh sẽ không ăn, không ngủ, đi lang thang trên mặt đất này như một bóng ma âu sầu, thui thủi...

Tôi khoanh tay lại, chắc là phải "ăn tiền" rồi.

- "Dùng thương hại làm mủi lòng". - Po-li nói.

Tôi nghiến răng ken két. Tôi không phải là Píc-ma-li-ôn, tôi là Phrăn-ken-xten và con quỷ đang bóp cổ tôi. Tôi cuống cuồng đẩy lùi làn sóng hoảng hốt đang tràn lên trong lòng. - Bằng bất cứ giá nào, tôi phải bình tĩnh - Tôi gượng cười:

- Ồ, Po-li, em thuộc bài về ngụy biện quá nhỉ?

- Đúng thế! - Po-li gật mạnh đầu.

- Thế ai dạy em?

- Anh chứ ai nữa?

- Đúng. Vậy là em cũng nợ anh một cái gì đó, phải không em? Nếu không có anh, em chẳng bao giờ biết về ngụy biện.

- "Giả thuyết trái với thực tế". - Po-li lại nói ngay.

Tôi quệt mồ hôi trán.

- Po-li, - Giọng tôi khàn khàn - Em không nên hiểu những cái đó máy móc quá! Anh muốn nói đó chỉ là những chuyện ở trường học thôi. Em cũng biết đấy, chuyện sách vở ấy mà, nào có ăn nhằm gì với đời sống thật đâu!

- Lại "đơn giản hóa" rồi. - Po-li vừa nói vừa vui vẻ trỏ vào mặt tôi.

Tôi không nhịn được nữa, vùng đứng lên, rống như một con bò:

- Thế em có bằng lòng lấy anh không thì bảo?

- Không. - Cô đáp.

- Tại sao?

- Vì chiều hôm nay em đã hứa hôn với Pi-ti Be-lô rồi mà!

"Một số người có ngu hơn người khác không?"


Một số người có ngu hơn người khác không?
Tâm trí là ngu. Chừng nào bạn còn chưa đi ra ngoài tâm trí, bạn không đi ra ngoài ngu; tâm trí chừng nấy, là ngu.
Và tâm trí có hai kiểu: thông thái và không thông thái. Nhưng cả hai đều ngu. Tâm trí thông thái được coi là thông minh. Nó không phải vậy. Tâm trí ít thông thái bị coi là ngu, nhưng cả hai đều ngu.
Trong ngu xuẩn của mình bạn có thể biết nhiều - bạn có thể thu thập nhiều thông tin; bạn có thể mang tải trọng kinh sách theo bạn; bạn có thể huấn luyện tâm trí, ước định tâm trí; bạn có thể ghi nhớ; bạn có thể gần như trở thành cuốn từ điển bách khoa toàn thư Britannica - nhưng điều đó không tạo ra khác biệt nào trong cái ngu của bạn. Thực ra nếu bạn bắt gặp một người không còn tâm trí nào, cái ngu của bạn sẽ là nhiều hơn cái ngu của những người không có thông tin, người đơn giản dốt nát. Biết nhiều hơn không phải là trở thành việc biết, và biết ít hơn không phải là ngu xuẩn.
Ngu xuẩn là một loại ngủ, vô nhận biết sâu. Bạn cứ làm các thứ mà chẳng biết tại sao. Bạn cứ tham gia vào cả nghìn lẻ một tình huống mà chẳng biết tại sao. Bạn đi qua cuộc sống mà ngủ say. Việc ngủ đó là ngu xuẩn. Bị đồng nhất với tâm trí là ngu xuẩn. Nếu bạn nhớ, nếu bạn trở nên nhận biết và sự đồng nhất với tâm trí bị mất, nếu bạn không còn là tâm trí, nếu bạn cảm thấy siêu việt lên trên tâm trí; thông minh nảy sinh. Thông minh là một loại thức tỉnh. Ngủ, bạn ngu. Thức, ngu xuẩn đã biến mất: lần đầu tiên, thông minh đi vào.
Có thể biết nhiều mà không biết tới bản thân bạn; thế thì biết đó toàn là ngu xuẩn. Chính điều đảo lại cũng là có thể: biết bản thân mình - và không biết cái gì khác. Nhưng biết bản thân mình là đủ để là thông minh; và người biết tới bản thân mình sẽ cư xử thông minh trong bất kì và mọi tình huống. Người đó sẽ đáp ứng một cách thông minh. Đáp ứng của người đó sẽ không là phản ứng; người đó sẽ không hành động từ quá khứ. Người đó sẽ hành động trong hiện tại; người đó sẽ ở đây-bây giờ.
Tâm trí ngu bao giờ cũng hành động từ quá khứ. Thông minh không cần phải bận tâm tới quá khứ. Thông minh bao giờ cũng trong hiện tại: tôi hỏi bạn một câu hỏi - thông minh của bạn trả lời nó, không từ kí ức của bạn. Thế thì bạn không ngu. Nhưng nếu chỉ kí ức trả lời nó, không thông minh - thế thì bạn không nhìn vào câu hỏi. Thực ra bạn không bận tâm về câu hỏi; bạn đơn giản mang câu trả lời làm sẵn.
Chuyện kể về Mulla Nasruddin là hoàng đế định tới thăm thị trấn của ông ấy. Dân làng sợ đối diện với hoàng đế lắm, cho nên tất cả họ đều đề nghị Nasruddin, "Xin ông đại diện cho chúng tôi. Chúng tôi là người ngu, dốt. Ông là người khôn ngoan duy nhất ở đây, cho nên xin ông xử trí cho tình huống này bởi vì chúng tôi không biết cung cách của triều đình, và hoàng đế lần đầu tiên tới."
Nasruddin nói, "Dĩ nhiên rồi. Tôi đã gặp nhiều hoàng đế rồi và tôi đã tới thăm nhiều triều đình rồi. Đừng lo."
Nhưng người ở triều đỉnh bản thân họ cũng lo về làng này, cho nên họ tới chỉ để chuẩn bị cho toàn thể tình huống. Khi họ hỏi ai sẽ đại diện cho dân làng, dân làng nói, "Mulla Nasruddin sẽ đại diện cho chúng tôi. Ông ấy là người lãnh đạo của chúng tôi, người hướng dẫn của chúng tôi, triết gia của chúng tôi."
Thế là họ huấn luyện cho Mulla Nasruddin, nói, "Ông không cần phải lo lắng nhiều quá. Nhà vua sẽ hỏi chỉ ba câu hỏi thôi. Câu hỏi thứ nhất sẽ là về tuổi của ông. Ông bao nhiêu tuổi?" Nasruddin nói, "Bẩy mươi."
"Vậy nhớ điều đó. Đừng kinh sợ quá bởi hoàng đế và triều đình. Khi ngài hỏi ông bao nhiêu tuổi, nói, 'Bẩy mươi' - không một lời thêm hay bớt; bằng không thì ông có thể bị khó khăn đấy. Thế rồi ngài sẽ hỏi ông đã phụng sự cho đền thờ làng được bao lâu rồi, ông đã là thầy giáo tôn giáo ở đây được bao lâu rồi. Vậy nói đích xác số năm ra. Ông đã phụng sự được bao lâu rồi?" Ông ấy nói, "Trong ba mươi năm."
Những câu hỏi đại loại thế này. Thế rồi hoàng đế tới. Những người đã huấn luyện cho Nasruddin, họ cũng đã huấn luyện cho hoàng đế nữa, nói, "Người ở làng này rất giản dị, và người lãnh đạo của họ có vẻ hơi ngu, cho nên xin bệ hạ rủ lòng thương và không hỏi cái gì khác. Đây là những câu hỏi...."
Nhưng nhà vua quên khuấy. Cho nê trước khi hỏi, "Ông bao nhiêu tuổi rồi?" nhà vua lại hỏi, "Ông đã hướng dẫn tâm linh cho thị trấn này được bao lâu rồi?"
Bây giờ, Nasruddin có câu trả lời cố định. Ông ấy nói, "Bẩy mươi năm."
Nhà vua nhìn với chút phân vân bởi vì người này trông không quá bẩy mươi, vậy mà ông ta đã là thầy giáo tôn giáo từ chính lúc lọt lòng sao? Thế rồi nhà vua nói, "Ta rất lấy làm ngạc nhiên. Vậy thế ông bao nhiêu tuổi?"
Nasruddin nói, "Ba mươi." Bởi vì đây là điều đã cố định: rằng đầu tiên ông ấy phải nói "bẩy mươi," thế rồi ông ấy phải nói "ba mươi." Nhà vua nói, "Ông điên sao?"
Nasruddin nói, "Thưa ngài, cả hai ta cùng điên - theo cách riêng của chúng ta! Ngài hỏi câu hỏi sai - và tôi phải trả lời câu trả lời đúng! Đây là vấn đề. Tôi không thể thay đổi được, bởi vì những người kia ở đây, những người đã huấn luyện cho tôi. Họ đang nhìn tôi. Tôi không thể thay đổi được, và ngài đang hỏi câu hỏi sai. Cả hai ta đều điên theo cách riêng của chúng ta. Tôi bị buộc phải trả lời câu hỏi đúng - đó là cái điên của tôi. Giá mà không có câu trả lời làm sẵn tôi chắc đã trả lời ngài đúng rồi, nhưng bây giờ có rắc rối. Và ngài đang hỏi câu hỏi sai, theo trình tự sai."
Điều này xảy ra cho tâm trí ngu xuẩn. Liên tục, quan sát trong bản thân bạn đi: Mulla Nasruddin là một phần của bạn đấy. Bất kì khi nào bạn trả lời một câu hỏi vì bạn có câu trả lời làm sẵn, bạn hành xử ngu xuẩn. Tình huống có thể thay đổi, tham chiếu có thể đã thay đổi, hoàn cảnh có thể đã thay đổi - và bạn hành động từ quá khứ.
Hành động từ hiện tại đi. Hành động từ việc không chuẩn bị đi. Hành động từ nhận biết của hiện tại; đừng hành động từ quá khứ. Thế thì bạn không ngu.
Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao tôi nói tâm trí là ngu: bởi vì tâm trí chỉ là quá khứ. Tâm trí là quá khứ được tích luỹ, mọi điều bạn đã biết trong quá khứ. Cuộc sống liên tục thay đổi. Tâm trí vẫn còn như cũ - nó mang kí ức chết, thông tin chết. Hoàn cảnh thay đổi mọi khoảnh khắc, câu hỏi thay đổi mọi khoảnh khắc, hoàng đế thay đổi mọi khoảnh khắc - và bạn mang những câu trả lời cố định. Bạn bao giờ cũng sẽ trong rắc rối. Tâm trí ngu xuẩn là trong rắc rối, khổ sở. Chẳng vì cái gì. Duy nhất chỉ lí do này: rằng người đó quá sẵn sàng, quá được chuẩn bị.
Mọi khoảnh khắc vẫn còn không được chuẩn bị đi. Thế thì bạn vẫn còn hồn nhiên. Thế thì bạn không mang cái gì đó. Bất kì khi nào bạn có câu trả lời làm sẵn, bạn đều không nghe câu hỏi đích xác như nó vậy. Trước khi bạn nghe câu hỏi, câu trả lời đã bật ra trong tâm trí rồi; câu trả lời đã đứng giữa bạn và câu hỏi rồi. Trước khi bạn nhìn quanh và quan sát tình huống, bạn đã phản ứng.
Tâm trí là quá khứ, tâm trí là kí ức - đó là lí do tại sao tâm trí là ngu, mọi tâm trí. Bạn có thể là một dân làng, chẳng biết gì mấy về thế giới. Bạn có thể là giáo sư ở Đại học Pune, biết nhiều. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Thực ra thỉnh thoảng chuyện xảy ra là dân làng thông minh hơn - vì họ chẳng biết gì. Họ phải dựa vào thông minh. Họ không thể dựa vào thông tin của họ, họ chẳng có gì. Nếu bạn tỉnh táo bạn có thể thấy phẩm chất của hồn nhiên trong dân làng. Người đó như trẻ con.
Trẻ con thông minh hơn người lớn, thông minh hơn người già. Đó là lí do tại sao trẻ con có thể học dễ dàng thế. Chúng thông minh hơn. Tâm trí còn chưa có đó. Chúng là vô tâm trí. Chúng không mang quá khứ nào; chúng không có. Chúng đang di chuyển, vẩn vơ, ngạc nhiên với mọi thứ. Chúng bao giờ cũng nhìn vào tình huống. Thực ra chúng chẳng có gì khác để nhìn - không câu trả lời làm sẵn. Thỉnh thoảng trẻ con trả lời theo cách hay và sống động thế mà người già không thể trả lời được. Người già bao giờ cũng có tâm trí ở đó để trả lời cho chúng. Họ có kẻ phục vụ, cái máy, cái máy tính sinh học; và họ dựa trên nó. Bạn càng trở nên già, bạn càng trở nên ngu hơn.
Tất nhiên, người già nghĩ họ đã trở nên rất khôn ngoan, bởi vì họ biết nhiều câu trả lời. Nếu đây là khôn ngoan thì máy tính sẽ là kẻ khôn ngoan nhất. Thế thì không cần bạn nghĩ về Phật và Jesus và Zarathustra, không. Máy tính sẽ khôn ngoan hơn bởi vì chúng biết nhiều hơn. Chúng có thể biết tuốt; chúng có thể được nạp cho mọi thông tin. Và chúng sẽ vận hành tốt hơn vì chúng là máy.
Không, trí huệ không liên quan chút nào tới tri thức. Nó liên quan tới nhận biết, thông minh, hiểu biết. Tỉnh táo hơn đi. Thế thì bạn không trong nắm bắt của tâm trí. Thế thì bạn có thể dùng tâm trí bất kì khi nào được cần nhưng bạn không bị tâm trí dùng. Thế thì tâm trí không còn là người chủ - bạn là chủ và tâm trí là tớ. Bất kì khi nào bạn cần đầy tớ bạn hỏi, nhưng bạn không bị cai trị, bạn không bị tâm trí thao túng.
Tình huống bình thường của tâm trí là tới mức dường như chiếc xe thao túng người lái. Chiếc xe nói, "Đi theo đường này," và người lái xe phải tuân theo. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra: phanh hỏng, bánh xe không chạy tốt, bạn muốn đi xuống nam còn xe đi lên bắc. Máy đã hỏng; điều đó là ngẫu nhiên. Nhưng ngẫu nhiên đó đã trở thành bình thường với tâm trí con người. Một cách liên tục bạn muốn đi đâu đó và tâm trí muốn đi đâu đó khác. Bạn muốn đi tới đền chùa và tâm trí nghĩ tới rạp hát, và bạn thấy bản thân bạn ở rạp hát. Có thể bạn đã ra khỏi nhà để đi tới đền chùa để cầu nguyện... bạn đang ngồi ở rạp hát - bởi vì xe muốn đi theo đường đó và bạn không có khả năng điều khiển.
Thông minh là tính làm chủ - làm chủ mọi cái máy bên trong bạn. Thân thể là cái máy, tâm trí là cái máy: bạn trở thành người chủ. Không ai thao túng bạn; tâm trí đơn giản nhận lệnh của bạn. Đây là thông minh.
Cho nên nếu bạn hỏi, "Một số người có ngu hơn người khác không?" - điều đó còn tuỳ. Như tôi thấy, mọi người thông thái đều là người ngu thông thái, người ngu không thông thái. Đây là hai phân loại bình thường, bởi vì phân loại thứ ba là duy nhất tới mức bạn không thể làm cho nó thành phân loại được. Hãn hữu, thỉnh thoảng, vị Phật xảy ra: vị Phật là thông minh. Nhưng thế thì ông ấy có vẻ như nổi dậy vì ông ấy không cho bạn câu trả lời quá khứ, câu trả lời cố định. Ông ấy đi xa khỏi đường cao tốc; ông ấy có con đường riêng của mình. Ông ấy làm ra con đường riêng của mình. Thông minh bao giờ cũng đi theo bản thân nó. Nó không theo bất kì ai. Thông minh làm ra con đường riêng của nó. Chỉ người ngu mới đi theo.
Nếu bạn ở đây với tôi bạn có thể ở đây theo hai cách. Bạn có thể ở đây một cách thông minh với tôi: thế thì bạn sẽ học từ tôi, nhưng bạn sẽ không đi theo. Bạn sẽ theo thông minh riêng của bạn. Nhưng nếu bạn ngu bạn không bận tâm về việc học: bạn đơn giản theo tôi. Điều đó có vẻ đơn giản, ít rủi ro, ít nguy hiểm, an ninh hơn, an toàn, bởi vì bạn bao giờ cũng có thể đổ trách nhiệm lên tôi; nhưng nếu bạn chọn cách thức an toàn an ninh, bạn đã chọn chết. Bạn đã không chọn sống. Sống là nguy hiểm và rủi ro. Thông minh bao giờ cũng sẽ chọn sống - với bất kì giá nào, bất kì cái gì rủi ro - bởi vì đó là cách duy nhất để sống động.
Thông minh là phẩm chất của nhận biết. Người thông minh không ngu.