NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Chiếc giường: nơi bắt đầu và kết thúc của đời người



Từ chiếc nệm tảo cho đến nệm nước, con người sáng tạo hàng ngàn cách làm giường để làm chỗ nghỉ ngơi. Câu chuyện về chiếc giường trong đời sống con người thật phong phú, sinh động và hấp dẫn... Ngược lại với những gì mà tất cả chúng ta đã đọc khi còn nhỏ, tổ tiên của con người vào thời tiền sử không ngủ trần truồng, cuộn mình trong tấm da thú và nằm trên nền đất ẩm ướt và băng giá của hang động. Họ đã biết xây những chiếc lều, dưới những vách đá thẳng đứng, trong đó họ đặt những lớp tảo khô hay cây bắc, rồi xếp lên nhiều lớp da thú đày để làm cho chiếc giường thô sơ này êm ái và thoải mái hơn. Loại giường này vẫn còn đến ngày nay, khi con người sử dụng những lớp nệm gồm một lớp lá hay vỏ cây mềm và đặt lên trên một lớp da động vật hay một chiếc chiếu. Trong nhà người Masai ở miền Nam Kenya, người ta nằm ngủ theo tư thế cò súng trong một chiếc lều tròn nhỏ, trên một chiếc giường bằng lá cây có trải da bò. Người Esquimau lại nằm dài, người trần truồng, trên một phẳng nhỏ đặt trong các lều tuyết. Bề mặt là một tấm thảm cây lá rậm rạp, khi có điều kiện, họ sẽ trải lên một lớp da chó biển để nằm êm ái hơn.

Ngủ là một kỹ thuật phản ảnh một sự đánh giá, một cách nhìn về thế giới. Nếu nhà nhân chủng học Claude Levi - Strauss dựa trên thức ăn để phân biệt các nền văn minh ăn "sống" và nền văn minh ăn "chín", thì người ta cũng có thể nói rằng nhân loại được phân ra làm hai loại: xã hội nằm giường "cứng" và xã hội nằm giường "mềm". Sự khác nhau này không dựa trên sự thoải mái - vì điều này không được định nghĩa như nhau trong mọi nền văn hóa - mà dựa trên yếu tố chính là khí hậu. Phương Tây du nhập kiểu giường mềm từ Trung Đông. Ở Châu úc, người ta có thói quen ngủ trên bề mặt cứng - dù là nền đất, một chiếc chiếu, một chiếc giường củi hay một mặt phẳng có chân. người ta dùng một chiếc ghế nhỏ để tựa đầu và không bao giờ cuộn người trong chăn để được mát mẻ và dễ chịu. Tại Châu Phi, ngoài chức năng giúp người ngủ cảm thấy thoải mái, chiếc gối còn là nơi cất giấu những đồ trang sức của phụ nữ. Bằng cách cất giấu nữ trang trong gối, họ không sợ bị mất trộm trong khi ngủ say. Ở phương Tây, ngược lại, người ta lại thích chọn sự "mềm mại": giường giát lò xo mềm, nệm, gối dài đầu giường và gối con đều bằng lông mềm. Thật ra, người phương Tây không sáng tạo nên những vật dụng này mà vay mượn chúng từ nền văn minh Ả Rập- Andalousia, và từ nền văn minh Trung Đông qua các cuộc Thập Tư chinh. Từ "Matelas" (nệm) chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ Pháp vào thế kỷ 15, dựa theo từ Ả Rập "Matrah", nghĩa là "vật bị ném ra đất": khi màn đêm buông xuống, người Ả Rập đặt ngay cửa nhà những lớp nệm mềm mà ban ngày được cuộn tròn và cất đi. Vào thế kỷ 17, sự hâm mộ nệm mềm "nở rộ" ở Pháp, thậm chí nhiều người còn ngủ ngồi trên hàng đống gối! Cuối thế kỷ thứ 19, mọi chuyện diễn biến ngược lại khi các nhà vệ sinh học phản đối loại giường mềm và đòi trở lại với giường cứng được cải tiến.

Ở phương Tây, người La Mã đã phát triển một nền "Văn hóa giường" thật sự. Giường là phần chính, nếu không nói là vật dụng quan trọng nhất trong nhà. Trong nhà ở của người La Mã, giường có mặt khắp nơi và có nhiều công dụng: họ không chỉ ngủ ở đó, mà còn đọc sách, tranh luận và ăn uống. Tựa khuỷu tay trái trên gối nhỏ, người ta nằm dài và nhấm nháp các món ăn đặt trên chiếc bàn một chân, trong các phòng ăn ba giường (triclinium: trong phòng này, người ta đặt 3 chiếc giường lớn hình chữ U). Nhà người giàu thường có nhiều phòng đặc biệt hoàn toàn đóng kín, gọi là "cubiculum", nơi đó có các giường nhẹ hơn dành để ngủ trưa, nghỉ đêm hay để ân ái. Nói chung, tại La Mã, mọi chuyện đều xoay quanh một chiếc giường...

Thời Trung Cổ, người ta ngủ trần truồng 10 người trên một chiếc giường lớn! Cũng như phần lớn các lãnh vực khác, nước Pháp bao giờ cũng chỉ bắt chước nghệ thuật sống trên giường của người La Mã đô hộ. Tuy nhiên, nghệ thuật này chỉ dành riêng cho các tầng lớp trên. Ở thôn quê, người dân còn rất xa lạ với sự tinh tế của chiếc giường. Quả vậy, nông dân còn giữ thói quen ngủ chung trên giường cả chục người, từ cha mẹ đến con cái và cả người thân, kẻ hầu. Thói quen ngủ chung này vẫn tồn tại trong đa số nông dân đến tận thế kỷ 12.

Trong các gia đình quý tộc, khi đêm xuống, những người hầu mang ra những tấm nệm, giường đẩy, ghế lăn. Ban ngày, các đồ vật này có công dụng khác, nhưng buổi tối đó là nơi các nhà quý tộc cởi bỏ hết quần áo và nằm dài để ngủ.

Vào lúc này, ngủ chung với người khác không có ý nghĩa giống như hiện nay. Ngủ chung giường với người khác được coi là một điều cần thiết, một vinh dự hơn là một sự thích thú. Giai thoại kể rằng Vua Louis 13 cho dọn giường nằm cạnh Hồng Y Richelieu vì muốn thể hiện sự quan tâm của mình đối với sức khỏe của vị tể tướng đang bị cơn đau bao tử hành hạ. Chia sẻ giường với một ai đó trong vài trường hợp lại là biểu tượng của hòa bình: vào thế kỷ 15, Quận Công Orleans đã chứng tỏ sự hòa giải với Charles 8 bằng cách ngủ chung giường với ông ta.

Để trở thành một chiếc giường hiện đại và cá nhân như hiện nay, giường ngủ đã tiến triển rất chậm. Vào thế kỷ 18, tại triều đình, giường còn được đặt trên một chiếc bục, chung quanh là lan can, để thể hiện quyền lực và vị trí xã hội.

Giường ngủ và khuê phòng cũng có nhiều thú vị. Không ai có thể ngờ rằng mãi đến thế kỷ 19, người ta vẫn còn ái ân trong gác xép chứa cỏ, hầm rượu, cánh đồng...gần như khắp nơi, nhưng trừ ở...trên giường! Quả vậy, hầu như không có một nền văn minh nào liên kết giường ngủ và chuyện ái ân. Theo nhà sử học Emmanuel Le Roy Ladurie, vào thế kỷ 14, tại Montaillou- ngôi làng miền Nam nước Pháp- người ta làm tình trong rừng, hành lang trong nhà... Những người theo chủ nghĩa khổ hạnh quy định nằm ngủ lưng phải sát giường, tay đặt trên khăn trải giường để chống lại những gợi ý đen tối xuất phát từ cơ thể! Đến thế kỷ 18, "các bí mật khuê phòng" chỉ liên quan đến một phần của xã hội quý tộc và trưởng giả cấp trên, vì trên tất cả, giường là nơi nghỉ ngơi hay chiêu đãi khách chứ không phải là chỗ để nô đùa.

Thực tế, phải chờ đến thế kỷ 19, tại phương Tây, thói quen ái ân trên giường mới hình thành. Đó là kết quả của lối sống đô thị khiến người ta phải thực hiện những điều này ở nơi kín đáo hơn.

Tatami và Futon của Nhật Bản nhập phương Tây Vào giữa thế kỷ 18, khái niệm "phòng ngủ" mới xuất hiện tại phương Tây. Điều đó cũng dễ hiểu vì vào giai đoạn này, các giá trị quý tộc mới bị đảo lộn và các chuẩn mực tư sản mang tính cá nhân được hình thành. Tuy nhiên, phải chờ đến thế kỷ 19, giường mới được xem là một phương tiện dành riêng cho việc nghỉ ngơi. Mỗi người đều có giường riêng: các chuẩn mực cá nhân và riêng tư đã chiến thắng

Nếu các loại nệm len có mặt vào cuối thế kỷ 19, thì loại nệm bằng sợi cước thực vật, lấy từ cây cọ, chỉ phát triển sau chiến tranh 1914-1918, như là kết quả của việc đô hộ vùng Bắc Phi. Cũng vào thời điểm này, sự hiện đại hóa và "bình thường hóa" phòng ngủ đã diễn ra. Bước vào những năm 70, phương Tây đã du nhập những loại khăn giải giường và nệm lông từ các nước phương Bắc. Khăn trải giường được lật ra nhanh như khi mở một loại đồ hộp. Sau đó, làn sóng chủ nghĩa tự nhiên Hippy diễn ra, giường được thay bằng chiếc nệm đơn giản đặt trên đất. Do lối sống độc thân trở nên phổ biến và thiếu chỗ trong các căn nhà một phòng, giường trở thành nơi diễn ra mọi sinh hoạt: đọc sách, gọi điện thoại, xem truyền hình, ái ân và ăn uống... Ngày nay, giường đã quaylại với chức năng truyền thống của nó và phòng ngủ cũng được hiểu đúng nghĩa hơn. Nhân loại sắp bước vào thế kỷ 21, song dù con người đã biết đến nhiều loại giường độc đáo và thoải mái, nhân loại vẫn chưa biết giường là gì. Dĩ nhiên, đó là người dân các nước nghèo khổ, họ vẫn còn thói quen ngủ trên võng, trên rơm rạ, thậm chí cả ngoài vỉa hè.

Giận Dỗi .....- Anton Pavlovich Tchekhov


Quỷ tha ma bắt cô đi? Cô làm gì từ sáng đến giờ mà cơm nước tanh bành thế này. Tôi đi làm hùng hục cả ngày, về đến nhà được cô cho ăn uống thế này sao? á, à, cô định không cho tôi nói hả? Tôi cứ bắt đầu lên tiếng là cô lại giở cái võ nước mắt ra chứ gì? Thà chết còn hơn lấy phải cô vợ thế này.

Vừa gầm gừ, người chồng vừa gõ thìa vào đĩa, rồi ném khăn ăn xuống bàn, tức giận bỏ sang phòng khác sau khi đập mạnh cánh cửa. Người vợ bật khóc, lấy khăn tay chấm nước mắt rồi cũng bỏ sang phòng khác. Bữa ăn kết thúc ở đó.

Người chồng vào phòng đọc, gieo mình xuống đi văng, giúi mặt vào gối.

"Đúng là điên thì mới lấy vợ - anh ta nghĩ - cuộc sống gia đình mới "ấm áp" làm sao! Thật không còn gì để nói nữa.Vừa mới lấy vợ được mấy tháng đã muốn treo cổ tự vẫn rồi".

Mười lăm phút sau có tiếng bước chân khe khẽ ở ngoài của phòng đọc...

"Biết ngay mà. Hành hạ người ta, chửi rủa người ta, bây giờ lại định đến làm lành ấy à? Quên đi nhớ? Thà chết chứ nhất định lần này mình không chịu nhún!"

Có tiếng kẹt cửa. Ai đó bước vào phòng, nhẹ nhàng đi về phía đi văng.

"Được rồi, cứ xin lỗi đi! Cứ khóc lóc, vật nài đi! Tôi sẽ cho cô biết thế nào là lễ độ. Tôi thà chết chứ nhất định không thèm đáp lời cô đâu"

Người chồng giúi sâu mặt vào gối làm bộ như đang ngủ say. Nhưng xem ra đàn ông cũng yếu đuôi như đàn bà, cũng dễ mủi lòng lắm chứ. Khi thấy có một bàn tay ấm nóng đặt lên lưng. Người chồng vờ ngả sang một bên.

"á à lại sắp giở cái trò ôm ấp, hôn hít ra đây mà. ôi, mình không thể cầm lòng trước sự dịu dàng như thế này được! Nhưng dù sao cũng phải tha lỗi cho cô ấy. Không nên làm cô ấy quá xúc động, lo lắng khi bụng mang dạ chửa thế này. Chỉ dày vò chút xíu thôi, phạt một chút xíu thôi rồi tha cho cô ấy vậy".

Người chồng nghe thấy tiếng thở dài ngay bên tai mình và cảm nhận được một bàn tay nhỏ bé đang chạm vào vai và cổ.

"Đây là lần cuối cùng mình tha thứ cho cô ấy. Dày vò cô ấy thế là đủ rồi. Thực ra mình cũng có lỗi trong chuyện này. Chỉ vì một chuyện vớ vẩn mà mình đã làm ầm lên rồi..."

- Thôi được rồi, anh không giận em nữa đâu, em yêu! - Người chồng quờ tay ra phía sau ôm lấy cái thân thể ấm áp ấy.

- ối!

Người chồng quay đầu lại, hóa ra đó là con chó Đanka lông xù.

Không thể hưởng thụ..!!


Có một ông cụ 60 tuổi sau bao nhiêu năm cống hiến sức khỏe cho công việc và sự nghiệp đến khi về già ông tích cóp được số tiền kha khá.

Cụ ông 60 tuổi
Ông quyết định đi Thái Lan để du lịch vì ông nghe nói bên đó mấy vụ “vui vẻ, tươi mát” rất nhiều, ông muốn thử một lần cho biết chút vị với đời.
Sau khi xuống sân bay và thuê khách sạn, ông ta liền hỏi anh phục vụ khu vực nào có vui vẻ tươi mát, anh ta chỉ dẫn ông tận tình.
Buổi tối ông diện đồ láng coóng đi ra vực đó. Ông thấy một ngã ba trên có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một tấm ghi là: “Dành cho người nhiều tiền”, tấm còn lại ghi: “Dành cho người ít tiền”.
Ông lão nghĩ : “Thôi, mình gom góp có chút ít tiền thì nên đi vào đường dành cho người ít tiền vậy”.
Ông cắm cúi đi đến cuối đường lại gặp một ngã ba trên đó có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một tấm ghi: “Dành cho người trẻ” tấm còn lại ghi : “Dành cho người già”. Thế là ông lại lọ mọ quẹo vào đường dành cho người già cắm cúi đi.
Đi đến cuối đường ông lại gặp một ngã ba trên có 2 tấm bảng. Một tấm ghi là: “Dành cho người đẹp” tấm còn lại “Dành cho người xấu” ông bụng bảo dạ: “Mình 60 rồi còn đẹp cái gì nữa chứ”, thế là ông đành quẹo vào đường dành cho người xấu, vừa đi ông vừa tự động viên mình:“Sắp được hưởng sung sướng rồi ráng lên”.
Đi đến cuối đường này ông lại nhìn thấy một ngã ba trên lại có 2 tấm bảng rẽ ra 2 hướng. Một tấm ghi: “Dành cho người dẻo dai và nhiều xí quách” tấm còn lại ghi: “Dành cho người hết xí quách”. Ông tự nghĩ: “Mình già rồi làm gì còn xí quách nữa, mình chỉ ráng đi để tận hưởng chút lạc thú cuối đời cho biết với người ta thôi mà” thế là ông rẽ vào con đường thứ 2.
Ông lụm cụm xiêu vẹo bước đi một cách khó nhọc trên con đường với bao suy nghĩ tưởng tượng ra cảnh vui thú, nhưng khi đến cuối đường ông nhìn thấy chỉ một tấm bảng treo thật cao. Ông bèn ráng kiếm vật để kê lên nhìn cho rõ bảng ghi chỉ dẫn gì tiếp theo.
“Ít tiền, già lão, xấu trai, lại còn hết xí quách nữa, thôi quay về nhà đi cha”.

Làm sao để cho nó vào chuồng trở lại?






Có một thương gia chuyên kinh doanh ngành nhà hàng, vì muốn những nhà hàng của ông có cái gì đó khác hơn tất cả những nhà hàng khác ông chủ trương làm nhà hàng ông nổi bật bằng chữ sạch. Những quảng cáo dùng rất nhiều chử sạch. Sạch nhất, sạch tuyệt đối...

Có môt ông khách thường không dám ăn uống ở ngoài vì sợ những nhà hàng làm ăn không được sạch, vì thế ông bế quan toàn ăn đồ ăn do chính ông nấu. Nghe tiếng có một nhà hàng rất sạch, ông phá lệ và tìm đến nhà hàng này sau 10 năm bế quan.

Ông ngạc nhiên hết sức khi thấy nhà hàng này sạch không thể tưởng tượng nổi, ông yên tâm và gọi vài món ăn.
Trong lúc đang ăn ông thấy một chuyện lạ là những bồi bàn không đeo cà vạt mà đều đeo môt cái thìa. Ông kêu bồi bàn đến và hỏi

Sao không đeo cà vạt mà lại đeo thìa?

Ông không biết à? nhà hàng chúng tôi rất sạch, ông chủ không cho chúng tôi dùng tay vào bất cứ trường hợp nào, tất cả mọi đụng chạm vào đồ ăn của quí khách chúng tôi đều phải dùng đồ nghề.

À đúng là sạch hơn tôi tưởng tượng. Thế còn cọng dây ngay lưng quần của anh thì dùng vào việc gì?

Thì quí khách cũng biết rồi, đôi khi chúng tôi cũng phải dùng phòng vệ sinh chứ, đầu dây kia đã được buộc kỹ lưỡng bên trong chúng tôi chỉ cần kéo nó ra khi đi tiểu tiện.

hahaha tốt, tốt lắm ông chủ anh quả thật là chu đáo.

Đang lúc ăn, ông khách theo dõi những anh bồi bàn, đúng là nhà hàng này sạch hạng 5 sao. Tò mò ông muốn xem anh bồi bàn dùng đồ nghề, nhìn vào tô súp thầy vài cọng hành ông kêu anh bồi bàn đến và nói

Tôi không thích ăn hành lắm, anh có cách nào giúp tôi?

Anh bồi bàn vui vẽ, lập tức lấy cái thìa và múc hết hành ra khòi tô súp.

Ông khách khoái chí, ăn uống no say, để lại tiền tip rất nhiều, và vui vẽ ra về. Nhưng khoảng một tiếng sau ông trở lại tìm anh bồi bàn vì có một thắc mắc.

Anh à, sau khi dùng cọng dây để kéo nó ra, thì các anh làm sao để cho nó vào chuồng trở lại?

À tuy ông chủ tôi rất chu đáo nhưng cũng có những thiếu sót nhỏ nhặt này, nhưng không sao ông đừng lo, chúng tôi cũng tuân theo qui củ và tránh đụng chạm trực tiếp, nên chúng tôi dùng cái thìa này để đẩy nó về vị trí củ!


                            10 đô la tồi tệ

Một nhà kinh doanh trung niên đem vợ sang Paris. Sau khi đi khắp thành phố mua sắm, ông xin với vợ cho một ngày xả hơi.
Vừa thoát khỏi bà vợ già, ông đến ngay quán rượu và cuối cùng vớ được một ả gái điếm xinh đẹp. Ả đòi năm chục đô la còn ông thì trả mười đô la. Thế là không thỏa thuận được.
Tối hôm đó ông đưa vợ đến một hiệu ăn sang trọng và ở đó ông thấy ả gái điếm xinh đẹp ban chiều ngồi bên chiếc bàn gần cửa.
- Thấy chưa, quý ông – ả nói, lúc vợ chồng ông đi ngang qua – Xem ông kiếm được thứ như thế nào với mười đô la tồi tệ của ông?

“Súc âm công”



Bí kíp thu hẹp âm đạo của phụ nữ xưa..
Phụ nữ Trung Quốc xưa có nhiều bí thuật phòng trung độc đáo, khiến đàn ông luôn thỏa nguyện bởi cảm giác "khít khao" như đang ân ái nồng nàn cùng trinh nữ.


Dù bị bó buộc bởi “tam cương ngũ thường”, sống nép mình khuôn phép, nhưng phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn có những phút “vượt rào” khiến hậu thế phải ngỡ ngàng. Không được màng tới học hành, thi cử, nhưng họ vẫn tỏ ra am tường nhiều kiến thức trong cuộc sống, trong đó có chuyện phòng the. Trước khi xuất giá, các cô gái thường học hỏi thuật phòng trung từ các bậc trưởng bối trong gia tộc. Đó cũng là bí kíp ngàn vàng giúp họ níu giữ trái tim đàn ông trong chốn khuê phòng.

Theo những tổng kết của y học hiện đại, mẹo phòng the của người xưa rất phong phú, hữu dụng. Trong đó, bí kíp làm hẹp âm đạo của phụ nữ sau khi sinh nở vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay.

Theo đông y Trung Quốc, có hai phương thức làm hẹp âm đạo được người xưa áp dụng, ấy là “súc âm công” và dùng thuốc đông y. “Súc âm công” là một thuật ngữ chỉ phương pháp luyện tập co giãn cơ âm đạo và vận khí công, giúp khí hướng vào bên trong, khiến âm đạo dần co hẹp.


Điển hình cho trường hợp này là nàng Triệu Phi Yến. Sách “Hậu Hán thư” chép rõ, khi được triệu vào cung để hầu hạ hoàng đế, mỹ nhân họ Triệu đã không còn trinh nguyên. Nhưng trong đêm động phòng, Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường. Thì ra, để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã âm thầm luyện “súc âm công”, khiến người đàn ông khi quan hệ có cảm giác “khít khao” như đang ân ái cùng trinh nữ. Ngoài Triệu Phi Yến, hai tuyệt sắc giai nhân Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên cũng sử dụng thuật này để giữ lửa chốn phòng the.


Tuy nhiên, "súc âm công" không mấy đại trà, bởi phụ nữ Trung Quốc xưa thường ưa tĩnh. Họ không muốn vì vận động nhiều mà suy nhược cơ thể. Nhiều người chọn các vị thuốc đông y làm “thần dược” để đạt được mục đích của mình. Tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử là những nguyên liệu chính tạo nên bài thuốc thu hẹp âm đạo được nhiều người ưa dùng. Trong đó, xà sàng tử có tác dụng ấm thận tráng dương, trị chứng lạnh tử cung, khí hư ra nhiều, đau lưng thấp và các chứng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Hạ Cơ là mỹ nhân thường xuyên sử dụng những vị thuốc này để có sức hấp dẫn như một trinh nữ. Người đời sau thường hay đồn đoán về phép “lấy dương bổ âm” hay thuật “hoàn tân” giúp mỹ nhân đã ngoại tứ tuần này vẫn trẻ trung như gái mười bảy, đôi mươi. Thậm chí, tuyệt sắc giai nhân Hạ Cơ luôn khiến những người đàn ông ân ái với mình có cảm giác đê mê mãn nguyện như đang hoan lạc với một thiếu nữ đồng trinh.


Có hai nguyên nhân khiến Hạ Cơ được mệnh danh là "trinh nữ suốt đời". Ấy là vì nàng ta sở hữu cơ quan sinh dục có cấu tạo đặc biệt với màng trinh mỏng, đàn hồi tốt và vòng âm đạo co thắt nhịp nhàng theo ý muốn, khiến bạn tình có cảm giác "chặt chẽ" khi quan hệ. Cũng là bởi Hạ Cơ thường xuyên kết hợp uống các vị thuốc bắc có tác dụng co hẹp âm đạo. Vì vậy, những người tình từng qua "trận mây mưa" với Hạ Cơ, từ công tử Trần Man, Tư Mã Hạ Ngự Thúc, Tương Lão tới Khổng Ninh hay Nghi Hàng Phủ đều si mê nàng tới điên dại.


Một trong những thuật được khá nhiều mỹ nữ xưa áp dụng là "súc âm công"- luyện "cô nhỏ" để có được cảm giác khít khao khi ân ái. Các chuyên gia ngày nay cũng đánh giá rằng, đây là bí kíp tập luyện vô cùng lợi hại của phụ nữ khiến nam giới luôn ngất ngây. 
Chiếm ngôi cao nhờ bí thuật phòng the
Theo sử sách ghi lại thì "súc âm công" là bài tập của mỹ nữ trong các triều đại xưa của Trung Quốc. Đó là bí thuật về cách tập luyện giúp nữ nhân có thể co cơ  khá độc đáo, khiến đàn ông luôn thỏa nguyện bởi cảm giác "khít khao" như đang ân ái nồng nàn cùng trinh nữ. Bí kíp này mang tính bí truyền và nàng Triệu Phi Yến sống vào thời Hậu Hán nổi tiếng với việc sử dụng nó một cách thành thục. Theo sách "Hậu Hán thư", khi được triệu vào cung để hầu hạ hoàng đế, mỹ nhân họ Triệu đã không còn trinh nguyên. Nhưng trong đêm động phòng, Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường. Để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã sử dụng đến "súc âm công" mà trước đó đã âm thầm luyện cùng với những "ngón nghề" có được đã mang đến cho hoàng đế cảm giác nồng nàn, "khít khao" như đang ân ái cùng trinh nữ. Chính vì thế mà Phi Yến tuy xuất thân là con hát nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp sự phản đối của quần thần để đưa nàng lên ngôi hoàng hậu.
Sau đó, Hợp Đức (em gái Triệu Phi Yến) nhan sắc tuyệt mỹ cũng luyện được "súc âm công" rồi đưa vào cung để cùng với chị phục vụ hoàng đế và hưởng vinh hoa phú quý. Để duy trì nhan sắc và sức khỏe dẻo dai, phục vụ đấng quân vương bất cứ lúc nào, ngoài việc sử dụng hai "tiên dược" là âm dịch của đàn bà và tinh khí của đàn ông, Triệu Phi Yến và em là Hợp Đức có những kỹ thuật phòng the tuyệt diệu làm hoàng đế mê mẩn. Thời đó, Thánh đế có muôn vàn cung nữ xinh đẹp nhưng thấy quá nhàm chán với hàng trăm đóa hoa chỉ biết thoát y, thụ động phó mặc cho ngài hưởng thụ. Những người này, so với hai chị em họ Triệu thì một trời một vực.
Tuy nhiên, sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông gom sức tàn để triền miên đốt trong các cuộc hành lạc. Ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ. Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Sự quá tải này đã khiến vị hoàng đế tham dâm vô độ này đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức khi mới qua tuổi 45. Cái chết đến bất ngờ là do nhà vua đã uống loại thuốc trợ dương có tên là "thận tức cao". Loại biệt dược phòng the này lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó Hán thành đế nổi hứng uống một lúc đến 7 viên nên mới mất mạng.
Giải mã bí mật của nàng Phi Yến
Cũng theo một số ghi chép trong các cổ thư Trung Hoa, "súc âm công" là một thuật ngữ chỉ phương pháp luyện tập co giãn cơ "cô nhỏ" và vận khí công, giúp khí hướng vào bên trong, khiến "cô nhỏ" dần co hẹp lại. Tuy nhiên, không mấy người biết đến "súc âm công" bởi phụ nữ Trung Quốc xưa thường bị bó buộc với những phép tắc phong kiến rất hà khắc. Những thứ như "súc âm công" thường được xem là những "dâm thư" "tà đạo" không được ồn ào truyền bá. Chỉ một số thành phần như con hát, kĩ nữ mới dám tìm hiểu và tập luyện. Tuy nhiên, những đám con hát, kĩ nữ lại thường chỉ phục vụ những kẻ có tiền, có chức nên "súc âm công" không phải là điều quá lạ ngay cả trong chốn hoàng cung.
Cũng theo sách "Hậu Hán thư", việc học bí thuật phòng the này không dễ, chỉ người nào thật sự chuyên tâm với phòng trung mới kiên trì tập luyện thành công. Để có thể thuần thục kĩ năng này, Triệu Phi Yến đã luyện tập bằng cách lấy dây lụa cột ngang lưng và tập chuyển động phần từ eo xuống mà phần trên không cần chuyển động (không thấy dây lụa chuyển động), lắc vòng eo kiểu như người tập lắc vòng ngày nay. Ngoài ra phải luyện thuật "bế khí chỉ tức", tức là tập nín thở một hơi thật lâu. Với phương pháp hành khí này, nữ nhân có thể co rút bóp mở "vùng kín" một cách linh hoạt. Vùng eo lưng cũng trở nên uyển chuyển nuột nà. Theo Đông y cách tập này là để vận hành khí huyết, thông lớn âm dương, vinh nhuận thân thể và tập được bài tập này phải biết kinh mạch cơ bản.
Đối chiếu với nghiên cứu hiện đại thì những phương pháp luyện tập này cũng có cơ sở. Bởi vì hầu hết các kinh mạch đều đi dọc theo cơ thể, thường ở giữa các cơ, nhiều vùng phân bố gần tương ứng với đường đi của dây thần kinh và mạch máu lớn… nên việc tập uốn người sẽ giúp đả thông kinh mạch. Trong tác phẩm của các tác gia như Master và Johnson hay Kinsey (những nhà nghiên cứu về tình dục học nổi tiếng thế giới) cũng mô tả tình trạng cực khoái của phụ nữ với những đợt co thắt "vùng kín" di chuyển cơ từ trước ra sau và tăng tiết dịch "cô nhỏ". Việc luyện cơ và khí để có thể co rút theo ý muốn giúp nữ nhân thể hiện như đang ở cảm giác "cực khoái". Điều này cũng giúp bạn tình có cảm giác hưng phấn.
Hơn nữa, lượng dịch tiết ra cũng tùy thuộc cường độ kích thích của cuộc ái ân, khi "lên đỉnh" là lúc dịch tiết ra nhiều nhất. Người luyện được "súc âm công" rất biết cách đưa dịch (âm khí) vào sâu trong để người nam hưng phấn một cách tuyệt đỉnh. Đồng thời, họ cũng biết cách thu nhận "tinh binh" của người nam để bồi bổ cho cơ thể mình.
"Súc âm công" thời hiện đại
Theo những tổng kết của y học hiện đại, mẹo phòng the của người xưa rất phong phú, hữu dụng. Trong đó, bí kíp làm hẹp "cô nhỏ" của phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tích cực tập luyện theo phương pháp của người xưa và tập luyện đúng cách các cặp đôi sẽ hoàn toàn bị thuyết phục bởi những ích lợi do nó mang lại. BS. Phạm Thị Vui, nguyên bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện 19/8, Hà Nội cho biết: "Thu hẹp "cô nhỏ" là việc mà phụ nữ sau sinh cần có để duy trì cuộc sống gối chăn luôn nồng nàn. Việc thu nhỏ này nhằm mục đích làm phục hồi chức năng và gia tăng cảm giác cho cả hai. Cảm giác mạnh hơn là nhờ sự khít khao, tương thích trong việc cọ xát giúp tăng cảm giác nồng nàn, hạnh phúc".
Cũng theo BS. Phạm Thị Vui, phương pháp tập luyện của Triệu Phi Yến so với việc phẫu thuật ngày nay có nhiều lợi thế hơn hẳn. Thứ nhất là không phải can thiệp bởi dao kéo, cơ thể không phải chịu đau đớn. Thứ hai là phẫu thuật thu hẹp cũng tạo nên sự gián đoạn vì sau phẫu thuật, không được vội vã "nhập cuộc" ngay mà ít nhất phải đợi từ 4 - 6 tuần mới được "yêu" trở lại. Thứ ba là phẫu thuật có khá nhiều hệ lụy mà phần lớn bệnh nhân không lường trước được như viêm nhiễm, phản ứng với thuốc gây tê, đau đớn dữ dội, chảy máu nơi "vùng kín"... Tuy nhiên, so với cách tập luyện của Triệu Phi Yến thì bài tập co cơ "vùng kín" thời nay dễ thực hiện hơn rất nhiều.
Các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực tình dục cũng cho rằng, ngoài việc luyện được bí kíp co cơ để cho chuyện gối chăn luôn nồng nàn, tuyệt diệu phụ nữ cũng nên áp dụng thêm các chiêu thức tăng cảm giác cho đối phương qua tai và khuôn ngực vạm vỡ: Thì thầm vào tai chàng những lời có cánh, ướt át, dùng đôi môi mươn trớn viền tai. Vì tai tập trung khá nhiều dây thần kinh xúc giác, khi hôn vào tai chàng, thỉnh thoảng có thể cắn nhẹ chàng. Khuôn ngực cũng là nơi nhạy cảm nhất của chàng, hãy bắt đầu bằng việc nhấm nháp chúng bằng đôi môi và vuốt ve bằng bàn tay sẽ mang lại hiệu quả không ngờ vì chàng sẽ vô cùng hạnh phúc.

Đàn ông và Đàn bà..


 
Đàn ông và Đàn bà là cả 2 thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành sự trong cuộc sống. Bởi những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh không ngọt, khắc khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình… Bài viết này được phỏng theo tác phẩm nổi tiếng đã đạt số bán kỷ lục 8 triệu cuốn: Why Men Don’t Listen & Women Can’t Read Maps by Barbara and Allan Pease, Broadway Books, New York. Ở đây người viết không có chủ đích đánh giá hay phán xét sự tốt xấu của các hành động ở phía người Đàn ông cũng như ở phía người Đàn bà. Tất cả các điều nêu ra dưới đây là kết quả nghiên cứu và nhận xét của giới y khoa và của các nhà tâm lý học Tây phương. Đúng hay sai đều do bạn đọc tự mình phê phán lấy…

Đàn ông và Đàn bà khác nhau về nhiều mặt: về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ cũng như đôi khi về cách giải quyết một vấn đề! Họ thường tuân theo những quy luật khác nhau… Đấy là chưa nói đến cá tánh bẩm sinh của từng cá nhân. Ngoài ra, tôn giáo, giáo dục gia đình và kinh nghiệm sống cũng chi phối phần nào cách suy nghĩ và hành động của họ.

Mỗi khi người Đàn ông vào washroom, là họ có một mục đích rõ rệt và nhất định rồi. Đàn bà thì không những xemwashroom là một nơi để giải quyết một nhu cầu của cơ thể mà nó còn là một nơi hẹn hò, để các bà tâm sự to nhỏ với nhau về đủ thứ chuyện và dĩ nhiên cũng là nơi chốn để làm duyên, để tô lại môi son, thêm chút má hồng và chải lại mái tóc…Bạn có để ý không? Giữa buổi tiệc, các bà có lệ là thường rủ nhau điwashroom cùng một lúc. Ngược lại, các ông nếu cần đi thì chỉ tự động đi có một mình mà thôi…Lúc xem TV, đến phần quảng cáo thương mại các ông thường bóp cái tầm xa (remotecontrol) lia lịa để đổi đài, ngược lại các bà thì nhẫn nại hơn và vẫn tiếp tục xem phần quảng cáo một cách bình thản…Các bà thường phàn nàn các ông sao làm biếng kéo nắp toilet xuống quá mỗi khi tè xong, còn các ông thì càu nhàu tại sao các bà sao không chịu dỡ nắp lên khi các bà xong việc cho người ta nhờ một tí… Các bà thường hay tỉ mỉ từng ly từng chút, chi tiết quá trời nên thường trách các ông sao quá bừa bãi. Đàn ông thường phải mất rất nhiều thời giờ để tìm được 2 chiếc vớ cùng màu bỏ lộn xộn không thứ tự trong ngăn tủ, nhưng ngược lại các CDs của họ đều được xấp xếp rất ư là có thứ tự trên bàn. Đàn ông phải mất cả buổi mới tìm ra xâu chìa khóa xe bị thất lạc, trong khi Đàn bà tìm ra ngay chỉ trong một thời gian rất ngắn…Đàn bà thường không thấy ánh đèn phực lên ngay trước mặt báo hiệu xe sắp hết xăng, nhưng họ thấy ngay chiếc vớ bẩn vất bừa bãi trong góc kẹt phòng…Các ông thường trách các bà về cách lái xe, còn các bà thì không hiểu tại sao các ông lại rất thích đậu xe kiểu song song (parallel parking) bằng cách vừa nhìn kính chiếu hậu vừa lui vô chỗ đậu hẹp bé tí… Đàn ông có khiếu xác định vị trí trong không gian, họ đọc bản đồ rất nhanh và tìm ra hướng Bắc rất dễ dàng. Nhờ năng khiếu này mà thuở tạo thiên lập điạ, người Đàn ông mới có thể đi săn thú trong rừng để nuôi sống gia đình. Đàn bà nếu có xem bản đồ họ thường xem ngược ngạo. Lỡ có lạc đường, thì các bà thường mau mau ngưng xe lại trạm xăng để hỏi thăm, còn các ông thì ít chịu làm như vậy để khỏi bị chê là mình quá yếu quá dở. Các ông thường ráng chạy loanh quanh cả tiếng đồng hồ để tìm đường, miệng thì lẩm bẩm: “hình như tôi có thấy chỗ này rồi”...Đàn bà thường có thị giác ngoại biên rộng lớn (wider peripheral vision), Đàn ông thì có thị giác hẹp hơn nhưng lại thấy rất xa (narrow tunnel vision). Bởi vậy, nếu có lái xe đường xa, người ta khuyên nên để Đàn bà lái xe lúc ban ngày sáng tỏ, còn Đàn ông thì nên lái xe lúc về đêm tăm tối vì họ có thể nhận thấy các xe khác từ xa ở phía trước lẫn phía sau…Đàn bà xem việc đi chợ, đi shopping hay đi window shopping là một cái thú tiêu khiển, một cách để giảm stress mặc dù không cần phải mua một món hàng nào cả. Ngoại trừ mấy năm đầu vừa mới cưới vợ, Đàn ông thường tò tò theo chân bà xã cho bả vừa vui lòng vừa hãnh diện với thiên hạ, nhưng lần lần vài năm sau thì các ông rất ngại cái món này, nó vừa mỏi cẳng, vừa bực mình và nó cũng vừa mất công mất thời giờ quá đi thôi. Trong các tiệm bán thời trang cũng như trong các thương xá người ta thường thấy có băng có ghế cho các ông và các cụ ông ngồi chờ các bà, các cụ bà. Đàn ông nếu có muốn mua một món gì thì họ đã biết họ thích cái gì rồi, cho nên đi thẳng vào tiệm mà mua một cái rụp khỏi phải mất công lê bước hết tiệm này đến tiệm khác. Đàn bà rất tinh ý, và có lẽ có giác quan thứ 6 gì đó. Người Đàn bà có khiếu bắt mạch, và hiểu rất dễ dàng ý nghĩa của các sự thay đổi trên nét mặt người Đàn ông. Các ông đừng có mong dối gạt các bà được đâu. Nếu có muốn nói dối thì hãy dùng telephone, viết thơ, hoặc gởi email thì  thể dễ thành công hơn là phải chạm mặt thẳng với các bà. Đàn ông không có cái khiếu này như ở Đàn bà…Đàn bà cũng rất thính tai hơn Đàn ông. Nửa đêm, nếu cháu bé khóc oẹ oẹ ở phòng bên cạnh thì thường là các bà hay liền. Nước lavabo nhểu lỏn tỏn thì các bà biết liền, còn các ông thường ngủ khò mà thôi.Não của Đàn ông chỉ program để làm mỗi lần một việc mà thôi. Họ chỉ sử dụng có 1 bán cầu não (thường là phía trái) để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái radio xuống rồi mới có thể đọc được. Đang xem TV mà bà xã hỏi thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe các bà xã đừng nên nói đừng nên hỏi gì hết có thể nguy hiểm đó! Ngược lại ở Đàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường sử dụng cả 2 bán cầu não phía trái và phía phải , và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc. Đàn bà có thể vừa đọc sách và vừa nghe radio hoặc vừa làm bếp nấu nướng vừa nói điện thoại. Các bạn có để ý không, trong các siêu thị ở quày trả tiền thường các cô thu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng, tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói điện thoại kẹp nơi cổ. Nếu được hỏi thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẩn đeo trên tay. Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì biểu người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt. Đàn ông thán phục Đàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trau đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa quên thôi…Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng Đàn bà có nhiều tình cảm hơn Đàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài. Tuy nhiều lúc thấy người Đàn ông im lặng nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ! Đàn ông không thích ai cho mình ý kiến nầy nọ. Sự ít nói của người Đàn ông có thể được người Đàn bà hiểu lầm là mình không còn được thương nữa. Đối với chuyện chăn gối, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạn, sao chỉ muốn vụ đó một cách nhanh chóng, nhào vô là làm liền để các ông có thể hạ hỏa gấp rút rồi sau đó thì lăn ra ngủ khò quên cả người ta nằm bên cạnh, còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến…Nói tóm lại, theo Allan Pease thì men want to have sex but women want to make love. Đàn ông thường trách Đàn bà thường hay nói nhiều và cũng thường hay so sánh quá. Nói chuyện mới đả đành đi, đàng này chuyện cũ đã nói nhiều lần rồi các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa. Ở người Đàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và nhìn nhận nó. Bởi vậy Đàn bà nói nhiều hơn Đàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm stress. Các ông phải rán nghe mà thôi và đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra. Các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu. Ở Đàn bà, việc nói chuyện và việc tâm sự là cách duy nhất để họ làm bạn với nhau. Tuy cả ngày đã đishopping với bà bạn, mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả tiếng đồng hồ nữa. Các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người Đàn ông các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết. Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng. Trường hợp các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn glê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa không có, đó là dấu hiệu sắp rã hùn rồi đố tránh khỏi!

Tóm lại dù Đông hay Tây, dù Xưa hay Nay, Đàn bà vẫn là Đàn bà còn Đàn ông vẫn là Đàn ông.

Lục bình..


Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.
Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.

Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng chưa gọi là buồn, một về lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt sông đầy, thì buồn chết giấc.
Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trãi dài, thông thống, mênh mông, cởi mở…
Có lần đi Kiên Giang, qua phà Tắc Cậu, tôi lại thấy ở lục bình một hình ảnh khác, rất “đời”. Nơi này gần cửa biển, lục bình từ các sông trôi đến dìu dập. Nhưng lạ, bầy đàn đông đúc, mà có vẻ tan tác cô đơn. Hăm hở trước biển khơi mà như dùng dằng nuối tiếc dòng nước cũ. Lựa chọn nhưng vẫn hoài nghi, hoang mang. Hay lục bình chỉ là lục bình thôi, chỉ tôi gởi tâm trạng của mình vào rồi thấy mình là lục bình trôi trôi ngơ ngác.
Tình cờ tìm tư liệu cũ, nghe bảo lục bình được nhập từ Braxin từ những năm 1905, tôi vẫn không nguôi được ý nghĩ trời sinh lục bình từ khi vùng đất này có sông. Lục bình làm sông trở nên dịu dàng, sâu sắc. Dù vậy, nhiều người, trong đó có anh bạn tôi, chê lục bình dở òm, tiêu cực, cam chịu sống đời lênh đênh vô định, không phương hướng. Anh bạn có tật mắc cười, là hay gán lý tưởng, tính chiến đấu cho bất cứ gì, bất cứ ai, lục bình cũng không ngoại lệ. Buồn miệng, tôi cãi chơi, lục bình đang sống theo lẽ tự nhiên, tụi mình dấn thân vào đời, bươn tới những đích nào đó cũng theo lẽ tự nhiên, của con người. Nói đến đó bỗng cồn cào nỗi hoài nghi, người ta sống với tham vọng chồng chất ngút ngất là thuận theo lẽ trời ư?
Và chiều nay, trong cái quán lạ bên dòng sông xa lạ, tôi hơi đắng đót bởi ý nghĩ, con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong lồng kia… Thôi, trở vô bàn ăn sướng hơn. Mình cũng bị nhốt như đám lục bình đó, mắc gì tiếc thương cho chúng.
Nguyễn Ngọc Tư

VỀ SỰ THANH NHÃ...Paulo Coelho







Đôi khi, tôi thấy mình đang ngồi hay đứng với đôi vai còng xuống. Bất cứ khi nào điều đó xảy ra, tôi chắc rằng phải có một cái gì không ổn. Ngay khoảnh khắc ấy, thậm chí trước khi cố gắng tìm cho ra lý do tại sao tôi cảm thấy không thoải mái, tôi thử thay đổi tư thái của tôi, để làm cho nó thanh nhã hơn. Khi tôi kéo người tôi thẳng thóm trở lại, tôi nhận ra rằng cử chỉ đơn giản này giúp tôi cảm thấy tự tin hơn trong công việc tôi đang làm.
Vẻ thanh nhã thường bị nhầm lẫn với dáng điệu bên ngoài và thời trang. Đó là một sự sai lầm nghiêm trọng. Con người cần thanh nhã trong mọi hành động và tư thái của mình, bởi vì chữ thanh nhã đồng nghĩa với thẩm mỹ, vẻ duyên dáng, sự quân bình và hài hoà.
Trước khi tiến hành những bước quan trọng nhất trong cuộc sống, chúng ta phải điềm tĩnh và thanh nhã. Tất nhiên chúng ta không để bị ám ảnh, lo lắng mọi lúc về việc chúng ta nên cử động đôi tay thế nào, ngồi thế nào, cười thế nào, nhìn chung quanh thế nào; nhưng cần biết rằng cơ thể chúng ta cũng nói một thứ ngôn ngữ của nó, và người khác — ngay cả khi chỉ vô tình — cũng hiểu được chúng ta đang nói điều gì đàng sau những ngôn từ của chúng ta.
Sự điềm tĩnh đến từ trái tim. Mặc dù thường bị day dứt bởi những ý nghĩ bất an, trái tim biết rằng, nhờ tư thái đúng đắn của cơ thể, nó có thể lấy lại sự quân bình của nó. Sự thanh nhã của cơ thể mà tôi đang nói đến thì xuất phát từ bên trong cơ thể chứ không từ bề mặt hời hợt bên ngoài; với sự thanh nhã đó, chúng ta vinh danh cái cung cách chúng ta đặt hai bàn chân trên mặt đất. Đó là lý do tại sao, bất cứ khi nào bạn cảm thấy không thoải mái trong tư thái đúng đắn, bạn đừng nên nghĩ rằng nó sai hoặc giả tạo. Thật vậy, sự thanh nhã không phải dễ dàng đạt được. Những bước chân thanh nhã làm cho con đường cảm thấy vinh dự bởi phẩm cách của kẻ hành hương.
Và cũng xin đừng lầm lẫn sự thanh nhã với vẻ ngạo mạn hoặc rởm đời. Thanh nhã là tư thái đúng đắn để làm cho mọi cử chỉ của chúng ta trở nên hoàn hảo, để làm cho những bước chân chúng ta trở nên vững chãi, và để bày tỏ sự tôn trọng thích đáng đến những người đồng hành nam nữ của chúng ta.
Con người đạt đến sự thanh nhã khi đã loại bỏ tất cả những điều giả tạo và phát hiện ra sự đơn giản và cô đọng. Tư thái càng đơn giản và điềm đạm bao nhiêu thì càng đẹp bấy nhiêu.
Tuyết đẹp vì nó chỉ có một màu; biển đẹp vì dường như nó có một bề mặt phẳng lặng. Nhưng cả biển và tuyết đều sâu lắng, và chúng biết được phẩm giá của chúng.
Hãy bước đi hân hoan với bàn chân vững chãi, không sợ vấp ngã. Mỗi bước chân của bạn đều được hoà nhịp bởi những người đồng hành, những người sẽ giúp bạn khi cần. Nhưng đừng quên rằng đối phương của bạn cũng đang nhìn bạn nữa, và anh ta biết được sự khác biệt giữa một bàn tay vững chãi và một bàn tay run rẩy. Do đó, nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy hít thở sâu và tin tưởng rằng bạn cảm thấy bình tĩnh, và nhờ một trong những phép lạ không thể giải thích được ấy, tâm hồn bạn sẽ tràn trề sự thanh thản.
Khi bạn quyết định một việc gì, và chuyển nó thành hành động, hãy cố gắng xem lại trong óc từng giai đoạn đưa bạn đến bước đi đó, nhưng đừng suy nghĩ với sự căng thẳng, bởi vì bạn không thể nắm được tất cả những nguyên tắc trong đầu của bạn. Với tinh thần thoải mái, trong khi bạn kiểm lại từng bước, bạn sẽ thấy rõ những giây phút nào là khó khăn nhất, và làm thế nào để khắc phục chúng. Điều này sẽ được phản ảnh qua cơ thể bạn, vì vậy hãy lưu ý!
Cũng tương tự như thuật bắn cung, nhiều nhà bắn cung than phiền rằng, mặc dù thực tập nhiều năm, họ vẫn cảm thấy trái tim của họ hồi hộp, đôi tay của họ run rẩy, mục tiêu của họ dao động. Thuật bắn cung làm cho những sơ suất của chúng ta trở nên hiển nhiên hơn.
Vào những ngày bạn cảm thấy mất đi niềm yêu đời, mục tiêu của bạn sẽ trở nên nhá nhem, nhập nhằng. Bạn sẽ nhận thấy rằng bạn không đủ sức để kéo cái cung, bạn không thể làm cho cái cung cong đúng mức. Và rồi, vào buổi sáng đó, khi bạn thấy rằng bạn không nhắm trúng mục tiêu của bạn, hãy cố gắng khám phá cái nguyên nhân của sự thiếu chính xác ấy. Điều này sẽ buộc bạn đối đầu với cái vấn đề đang gây phiền hà cho bạn, vốn đã ẩn khuất cho đến lúc bấy giờ.
Bạn đã khám phá ra vấn đề ấy là do cơ thể của bạn cảm thấy già nua hơn và ít thanh nhã hơn. Hãy thay đổi tư thái của bạn, hãy để cho tâm trí thanh thản, hãy thư giãn cột sống, hãy đối diện với thế giới với lồng ngực mở. Khi bạn nghĩ đến cơ thể của bạn, bạn cũng đang nghĩ đến tâm hồn của bạn, và điều này hỗ trợ cho điều kia.

PAULO COELHO
(1947~)
 
Paulo Coelho, nhà văn Ba-tây, sinh năm 1947 tại Rio de Janeiro. Trước khi trao trọn vẹn cuộc sống cho văn chương, ông đã làm việc như một nhà đạo diễn kịch nghệ kiêm diễn viên, một người viết ca từ và một phóng viên báo chí. Coelho đã viết ca từ cho nhiều nhạc sĩ lừng danh ở Ba-tây, như Elis Regina và Rita Lee. Tuy nhiên những tác phẩm nổi tiếng nhất lại là những ca khúc ông viết chung với Raul Seixas. Trong số hơn 60 bài cùng sáng tác, những bài nổi bật nhất của họ là Eu nasci há dez mil anos atrás [Tôi sinh ra cách đây mười ngàn năm], Gita và Al Capone.
 
Ông bắt đầu yêu thích những tra vấn tâm linh từ những năm ông còn là một lãng tử hippie và liên tục du hành qua nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu về các tôn giáo Đông phương cũng như những hiện tượng và lễ nghi huyền bí. Kinh nghiệm này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong các tác phẩm văn chương của ông.
 
Đến nay, Paulo Coelho đã xuất bản gần hai chục cuốn sách, nổi tiếng nhất là cuốn O Alquimista [Nhà giả kim] với số bán hơn 47 triệu bản và được dịch ra 56 ngôn ngữ. Tính chung số bán của tất cả các tác phẩm của ông là hơn 100 triệu bản, và điều này chứng tỏ tầm ảnh hưởng của ông đến độc giả trên toàn cầu.

Gìa hay trẻ có quan trọng với bạn không?.


Dường như ai ai cũng muốn mình trẻ mãi không già và kéo dài tuổi thọ. Trong khi nhiều người cảm thấy mình trẻ hơn so với tuổi thực, thì một số người khác cảm thấy mình trông già trước tuổi.


Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cảm nhận sự khác nhau giữa tuổi thực và tuổi cảm xúc.
Trong một nền văn hóa không có sự phát triển của y học và công nghệ, một người 35 tuổi trông già cỗi như đã 70 tuổi.
Tuổi thực và tuổi cảm giác
Có một vài cách để sắp xếp cuộc sống bằng cách tạo sự hài hòa giữa tuổi thực và tuổi cảm giác
“Mọi người không biết rằng tuổi tác không bao giờ dừng lại”. Một người bạn của tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ: “Mặc dù tôi đi thẩm mỹ làm căng da mặt, gương mặt tôi vẫn trông già hơn.” Nói một cách khác, một người luôn cảm thấy mình già hơn mỗi ngày khi nhìn qua gương.
Mặt khác, chấp nhận độ tuổi cảm giác và tìm cách cải thiện những yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ thể, không phải là thời gian. chẳng hạn, năm ngoái tôi thấy mệt và khó thở, vận động khó khăn, tôi nghĩ là đó là dấu hiệu của tuổi già nhưng khi đi kiểm tra máu cho thấy tôi bị thiếu máu. Vì thế, tôi ưu tiên bổ sung sắt và cảm giác mình trẻ hơn rất nhiều.
Có lẽ điều phổ biến là mọi người cảm thấy mình già trước tuổi. Khi chúng ta đang ở trong độ tuổi thanh niên tràn đầy sức sống và nhiệt huyết, chúng ta thường nghĩ rằng nỗi buồn, sự cô độc và thất vọng luôn sánh vai cùng với tuổi già. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Những nỗi đau về mặt tình cảm hay nỗi u uất tinh thần là những triệu chứng của một cuộc sống không hạnh phúc. Tôi thích nhất là được ngắm những người lớn tuổi vẫn tràn trề năng lượng và hạnh phúc. Họ thoát khỏi mọi tình huống “độc hại” có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Có một vài bài tập giúp bạn giữ mãi được nét trẻ trung cho tâm hồn:
Bài tập 1: Loại bỏ quá khứ đau đớn. Gợi ý từ Sigmund: bất cứ khi nào bạn bị tràn ngập bởi những cảm xúc tiêu cực. bạn giống như một đứa con nít. Vì thế, khi bạn cảm thấy đau khổ, tức giận hay khiếp sợ, hãy tự hỏi bản thân “Tôi đang cảm thấy mình bao nhiêu tuổi?” Những lúc như vậy, hầu hết mọi người thường mong đợi người khác nâng niu, chiều chuộng. Thay vì thế, hãy tận dụng những người thân xung quanh bạn an ủi đứa trẻ đang tổn thương bên trong bạn. Trở thành một đứa trẻ trong vài phút, đứa trẻ trong bạn sẽ nói lên những nhu cầu của nó. đó chính là những điều khiến tuổi cảm xúc của bạn đau khổ.
Bài tập 2: Quay trở lại với những điều tốt đẹp. Quan tâm đến đứa trẻ nội tâm mang đến một kết quả mạnh mẽ và đáng ngạc nhiên: thực hiện những nhu cầu và chữa lành chúng. bạn sẽ nhận ra rằng sự trẻ trung có thể là một niềm vui tuyệt vời, đầy những tò mò và thắc mắc. Tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để quay trở về tuổi thơ bên trong mình là thông qua nụ cười. Theo những nghiên cứu thì trung bình một người lớn cười khoảng 15 lần một ngày trong khi một đứa trẻ cười 400 lần. Bạn thấy đấy! một người luôn cười nhiều là dấu hiệu của sự trẻ trung.
Tôi không nói đến những nụ cười khó chịu trong những buổi họp kinh doanh. Tôi muốn nói đến nụ cười rạng rỡ xuất phát từ sự thoải mái về tinh thần cũng như thể chất. Hãy nghĩ về những điều làm bạn vui vẻ: đó có thể là một vài người bạn, một vài quyển sách, những tấm thiệp chúc mừng, chú chó bạn yêu thích, những bài hát, bức ảnh, cuốn tạp chí thú vị, những trang web hay hay tập yoga…
Bài tập 3: Mang lại cho cuộc sống đầy năng lượng của tuổi trẻ. Bây giờ bạn hãy thở sâu và nhớ lại kinh nghiệm sex mà bạn cảm thấy tuyệt vời nhất bạn từng trải qua. Đừng lo lắng về những gì đã diễn ra sau đó. Bạn có nhận thấy sức sống mạnh mẽ trong tình yêu diễn ra khi bạn ở trong độ tuổi thanh niên.
Bài tập 4: Khám phá sự khôn ngoan của kinh nghiệm tuổi già. Đây là bài tập hướng tới tương lai. hãy nghĩ về những điều bạn đang lo lắng, một vấn đề bạn không chắc là mình có thể giải quyết. Bây giờ hãy mời một vị khách đến với bạn. Vị khách mời đó chính là bạn khi 150 tuổi. Nhưng có lẽ bạn sẽ chẳng sống đến 150 tuổi.
Chính xác. Lúc đó có lẽ bạn đã chết nhưng bạn vẫn có thể ý thức. Bạn có thể nhớ mọi thứ về lịch sử cuộc đời bạn, mà không lo sợ điều gì. (Nếu bạn không tin về cuộc sống sau cái chết, hãy xem đây chỉ là một trò chơi). Hãy hỏi vị khách của bạn xem làm thế nào để thoải mái với những tình huống này, làm thế nào để thoát khỏi những căng thẳng hay lo âu. Hãy hỏi khi nào thì bạn có thể hạnh phúc trở lại.
Bài tập này giúp tôi rất nhiều khó khăn. Tôi học được từ vị khách mang tên tôi 150 tuổi cách viết một quyển sách, cách kiếm sống, vượt qua những thời điểm tôi mất đi bạn bè hay người thân. Vị khách này cũng luôn có những câu trả lời hay những câu động viên khích lệ tinh thần tôi. Bản thân tương lai của bạn đang chờ đợi để đến thăm và cho bạn những lời khuyên khôn ngoan. Hãy mở rộng cửa để bước vào cánh cửa khôn ngoan của tương lai thay vì cố buộc nó vào tình trạng rối ren của hiện tại hay quá khứ.
Bạn có thể thỏa sức tưởng tượng với những đam mê trong cỗ máy thời gian của cuộc đời. Mỗi khi bạn chữa lành vết thương của một đứa bé trong mình, bạn cảm thấy niềm vui lan tỏa, cảm thấy sức sống mãnh liệt ở tuổi thanh niên hay sự khôn ngoan của tuổi già. Nghĩa là bạn mang đến hiện tại những kinh nghiệm tốt nhất trong cuộc đời. Bạn có thể tận hưởng mọi giai đoạn trong cuộc sống mà không bị ràng buộc bởi điều gì.

Về nhà đi..


Về nhà đi.
Bỏ lại hết những gì đau đớn nhất
những ngày vui đến trào nước mắt
những lần cô đơn như cuộc đời khất thực
lật ngửa bàn tay làm biểu tượng nguyện cầu…

Về nhà đi
đêm không còn hơi ấm để chia sẻ nữa đâu
ngày bây giờ sa mạc hoang hóa
những trái chín trên cành cũng rơi về miền đất lạ
những sông suối đã hơn một lần mặn hơn biển cả
chỉ còn nước mắt ngọt trên môi…
Con người ấy đã theo gió đi rồi
để mỗi ngày ta khan giọng gào với bóng tối
- Đã nói lạc đường sao không ngoái nhìn lại
đã biết lạc đường sao người cứ còn đi mãi…
tận xa xôi…

Về nhà đi
không thể tự nuôi mình mãi bằng những cuộc rong chơi
bao nhiêu vực sâu đâu chỉ dành cho mình ta gieo xuống
bao nhiêu nghĩa trang đâu phải dành cho riêng ta đến chết
bao nhiêu nén tâm hương đâu chỉ dành cho một cuộc đưa tiễn
dù ai cũng chỉ sống một cuộc đời…
Có những con đường đã đợi sẵn ta từ lúc còn trong nôi
những bông hoa nở ra vì ta tuyệt vọng
những ngọn cỏ úa vàng khi ta nói yêu một con người hơn cuộc sống
(để rồi ta luôn tự hỏi tại sao là định mệnh
khi tình yêu chỉ vừa mới bắt đầu… )

Về nhà đi
con đường của đất cát sẽ làm bàn chân ta bớt đau
mùi hương thơ ấu sẽ mang về một tiềm thức khác
bỏ lại hết những núi cao và mây trắng…
những vực sâu và đá tảng…
cho một lần thảnh thơi…

Về nhà đi
ở nơi đó có những người sinh ra ta đang mỉm cười…

Hãy cứ thử đi...dù ngày mai có là thảm họa!.



Bạn không thể nhảy múa? Dù chỉ là một bước? Bạn không thể nói rằng đó là điều quá khó khăn với mình nếu bạn không thử. CỨ THỬ ĐI DÙ NGÀY MAI CÓ LÀ THẢM HOẠ!


Vào cái năm 2012 này, những hiện tượng nhật thực, nguyệt thực hay mưa sao băng không còn hiếm nữa? Phải chăng cả cái vũ trụ huyền bí sâu thẳm cũng đang thể hiện ra ngoài cái sắc khí: Cứ Làm Đi Dù Ngày Mai Có Là Thảm Hoạ. Vũ trụ đang cố gắng hết sức ưu ái chúng ta, cho chúng ta có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện tượng thiên nhiên thú vị. Nếu ngay cả vũ trụ còn làm những điều như vậy, thì chúng ta lấy lí do gì mà không cố gắng.
Cố gắng làm bất cứ việc gì chúng ta nghĩ để nó thành công.Và lời tôi muốn nói với các bạn không gì khác CỨ LÀM ĐI DÙ NGÀY MAI CÓ LÀ THẢM HOẠ. Giới hạn chỉ là giới hạn khi chúng ta giới hạn niềm tin của mình về khả năng của bản thân. Đừng xem nhẹ sức mạnh của bản thân mình, bạn nhé! Nếu bạn muốn có được cuộc sống như mình thật sự mong muốn, bạn phải tin rằng mình có khả năng làm được việc đó. Bạn phải tin rằng mình có đủ tiềm năng và có thể khơi lên tiềm năng đó. Đó chính là niềm tin vào nguồn sức mạnh nội tại mang lại cho bạn kết quả như mình mong muốn. Vậy nếu bạn đã có niềm tin rồi, TẠI SAO LẠI KHÔNG THỬ?
Giống như những bài viết gần đây, chúng ta đã THỬ nghĩ ra và dành tặng những món quà bất ngờ cho mẹ nhân ngày của mẹ chủ nhật thứ hai của tháng năm này. Rồi những bài viết hay video clip về niềm tin, ước mơ, kỹ năng sống của các bạn trẻ. Bấy nhiêu đó đủ để đánh thức bạn ngồi dậy và bắt tay làm ngay những kế hoạch mình vẽ ra bấy lâu nay. Đừng tưởng mọi chuyện chúng ta làm không liên quan đến vũ trụ đang quay. Tất cả chúng đều có mối liên hệ và ràng buộc với nhau. Biết đâu, cái thông tin về thảm hoạ năm 2012 là lời cảnh tỉnh của vũ trụ dành cho ta- những người chưa từng chiến thắng bản thân mình, chưa từng thử hay làm bất cứ điều gì đó vĩ đại hay có ý nghĩa.
“Bạn phải biết tin tưởng vào bản thân khi không ai khác tin bạn. Đó chính là điều biến bạn thành người chiến thắng.”
Venus Williams – Nhà vô địch Tennis chuyên nghiệp. Vẫn là những câu chữ quen thuộc mà tôi rất thích những ngày gần đây. Nói như một lời khuyên, một lời nhắc nhở, một lời động viên, một lời chia sẻ chân thành dành cho tất cả chúng ta CỨ THỬ ĐI DÙ NGÀY MAI CÓ LÀ THẢM HOẠ!