NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Hấp tinh đại pháp:Nghệ thuật lấy Âm bổ Dương



(NTY) - Hấp Tinh Đại Pháp là một kỳ thuật và là một nghệ thuật thượng thừa trong đời sống vợ chồng, một phương pháp dành riêng cho các phu nhân muốn giử gìn tăng cường sức khỏe, tráng kiện và tuổi thọ cho đấng phu quân ...


Việc thu Âm khí để làm bổ Dương khí còn gọi bí thuật Hấp tinh đại pháp

Nghệ thuật Hấp tinh trong sách cổ:
Trong sách Nhục Bồ Đoàn có kể lại chuyện Cố Tiên Nương là một tú bà rất nổi tiếng ờ kinh sư. Tiểu thư Quý Hương và nữ tỳ Như Ý, khi đặt chân vào động của Tiên nương thì mới biết đây là nơi thờ thần Bạch mi, mình đã lầm mưu kẻ xấu, nhưng biết làm sao. Huống chi nghĩ thân mình thất tiết, còn coi đàn ông ra gì, bèn kể hết lai lịch cho Tiên Nương nghe, xong từ đó chính thức trở thành gái lầu xanh. Lại thay tên đổi họ để tiện hành nghề.
Khách đầu tiên đến, là một lão phú ông. Lão ngủ được một đêm, qua đêm sau đòi về, Cố Tiên nương cầm giữ cách mấy cũng không được. Lúc sắp ra đi, lão dặn Tiên Nương: "Con bé dung mạo, phong tư đều được cả, có điều còn thiếu ba ngón tuyệt kỹ khó mà thưởng thức. Bà là một tướng giỏi, chẳng lẽ dưới trướng lại có một tên lính hèn như thế, hãy huấn luyện cho nó đi. Bây giờ ta cáo biệt, bao giờ con bé thuần thục, ta mới trở lại"
Cố Tiên nương vốn sở trường ba ngón tuyệt diệu, đàn bà con gái xưa nay không hề nghĩ tới. Vốn khi còn trẻ, tuy dung mạo không có gì hơn người, chữ nghĩa không biết, nhưng y thị trong nghề tới ba chục năm, bướm ong dìu dặt, khách lui tới toàn bọn con ông cháu cha, kẻ tầm thường đâu dám bén mảng. Ðến năm năm mươi tuổi, thành tú bà, vậy mà cũng còn khối tay cự phú tìm đến .... Ngón nghề tuyệt diệu của Tiên nương gồm có:
- Thứ nhất là phủ âm tựu dương
- Thứ hai là đĩnh âm tiếp dương
- Thứ ba là xả âm gia dương
- Thế nào là phủ âm tựu dương?
Hình ành trong phim tình dục nổi tiếng "Nhục bồ đoàn"

1. Thế nào là đĩnh âm tiếp dương?

Khi người nữ nằm dưới, nhưng lúc giao hoan, lại không để đàn ông ra sức, mà lúc nào cũng hợp tác nãy người lên tiếp sức cho đàn ông.
Tiên Nương thường nói với kỳ nữ trong lầu xanh :
"Chuyện khoái lạc trong thiên hạ, đâu phải chỉ có một người làm được. Âm phải hợp với dương, dương cũng phải hợp với âm, như thế mới là âm dương giao hoán. Nếu người đàn bà cứ nằm trơ ra để mặc cho người đàn ông một mình ...., thì sao người ta khi nắn tượng mỹ nhân, giữa khoảng hai bên đùi không khoét một cái lỗ thật sâu .....chỉ cần ....há cần phải có đàn bà để giao hoan?
Người biết đào tạo danh kỹ ở đời, ắt phải hiểu lẽ đó để vừa gây khoái cảm cho đệ tử của mình, vừa cho tân khách mới phải.

2.Thế nào là xả âm trợ dương?
Phép này còn huyền diệu hơn nữa, vốn là người nữ khi thương yêu nam hết lòng mới chịu cho âm tinh xuất, chứ không để âm tinh tiết ra một cách vô ích, nên khi xuất sẽ làm cho người chồng được bồi bổ sức lực vô vàn, Nhưng phải biết kỹ thuật.
Phàm khi người chồng vừa xuất tinh xong, người đàn bà phải lựa thế làm cho quy đầu vào đúng vị trí nơi hoa tâm ( orifice du col uterine ), dương vật tuyệt đối bất động, để cho cái lỗ nơi hoa tâm ăn khớp với cái lỗ tiểu ( meat ) trên quy đầu, người nữ dùng kỹ thuật vặn người quanh eo cho âm tinh ứa ra, thấm thẳng vô ống dương vật, 

3. Phủ âm tựu dương:
Nếu người vợ có nghệ thuật thượng thừa có thể tạo thành một lực đẩy xịt thẳng âm khí của mình vào dương vật của chồng lên đến nhiếp hộ tuyến, túi tinh... Làm được như vậy, đàn ông già hóa trẻ, tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn bất kỳ thứ gì trên đời bồi bổ cho. Trên thế gian không có gì quý hơn âm tinh, và nếu âm tinh và dương khí trộn lẫn trong túi tinh của người nam thì bệnh tật tiêu trừ, sức khỏe cường tráng nhân sâm, phụ tử đã không công hiệu bằng, mà ngay cả thuốc trường sinh bất tử cũng phải thua xa.

Phép hấp tinh này thật ra cũng dễ mà cũng rất khó bởi khi giao hợp ai cũng muốn thỏa mãn cấp thời tình dục riêng cho mình ít khi quan tâm đến đối tác, không có tư tưởng hiến dâng hay tạo cho ra cho đối tác sự đê mê ngọt lịm. Người đàn bà yêu chồng và muốn bảo trọng sức khỏe cho người chồng, muốn đem lại sự cường tráng cho người đầu gối tay ấp thì phải học nghệ thuật này và chỉ cần sao cho đặt đúng hai cái lỗ ăn khớp với nhau đó mới gọi là tuyệt kỹ của nghệ thuật chăn gối.
Người đẹp Triệu Phi Yến

Phương pháp Hành khí:

Trong các phương pháp giao hợp để đạt được tuyệt kỹ này có phương pháp “hành khí” do Triệu Phi Yến đời Hán truyền lại. Nàng luyện tập bằng cách lấy dây lụa cột ngang lưng và tập chuyển động phần từ eo xuống mà phần trên không cần chuyển động, lắc vòng eo kiểu như người tập lắc vòng, Sau đó dùng thuật “bế khí chỉ tức” nín thở một hơi thật lâu. Với phương pháp hành khí, nữ nhân có thể co rút bóp mở âm hộ, âm đạo. Theo Nạn Kinh "Kinh mạch là để vận hành khí huyết, thông lớn âm dương, vinh nhuận thân thể" vì thế để hành khí phải biết kinh mạch cơ bản.
Đối chiếu với nghiên cứu hiện đại thì hầu hết các kinh đều đi dọc theo cơ thể, thường ở giữa các cơ, nhiều vùng phân bố gần tương ứng với đường đi của dây thần kinh và mạch máu lớn ...Nghe nói sách “Hương Muội” cũng có nói về phương pháp co bóp nầy.
Về phương diện khoa học mới nghe tưởng như chuyện hoang đường, trong tác phẩm của Master và Johnson hay Kinsey cũng chỉ mô tả tình trạng cực khoái của phụ nữ với những đợt co thắt âm đạo, âm hộ, di chuyễn từ cung từ trước ra sau và tăng tiết dịch âm đạo chứ chưa hề nói đến hấp tinh như người Trung Quốc
Dịch âm đạo là do các tế bào ở màng nhày trong lòng âm đạo tiết ra chứ không thể xuất, phóng hay bắn tinh như ở đàn ông được, trong cơ thề có những cơ quan tiết dịch như niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, dạ dày, gan, tụy tạng, ruột… khi nước bọt tiết ra nhiều, người ta có cảm giác như nước bọt trào ra trong miệng
Lượng dịch tiết âm đạo tùy thuộc cường độ kích thích tình dục, cực khoái là lúc dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất, muốn đưa dịch âm đạo ( âm khí) vào sâu trong ống dẫn tinh của dương vật thì người đàn bà phải co thắt các cơ vòng tạo ra một lực đẩy đưa âm khí vào dương vật đồng thời sự rung cơ và di chuyễn của thân tử cung trong thời điễm cực khoái cũng gia tăng thêm hấp lực này

Giá trị của Hấp tinh Đại pháp:
Kinh nghiệm của người xưa cũng như ngày nay khoa học đã chứng minh là trong tinh dịch có rất nhiều chất bổ dưỡng, khi một số yếu tố đặc biệt trong tinh dịch được hấp thụ qua niêm mạc âm đạo hay tử cung sẽ kích thích toàn bộ hệ thống nội tiết của người phụ nữ và làm thay đổi quá trình phát triển của cơ thể làm cho cơ thể của người phụ nữ trở nên khỏe mạnh hồng hào sung sức yêu đời hơn người ta gọi là “ có hơi đàn ông ” tinh dịch có thể xem như là một nguồn bồi bổ tự nhiên cho phụ nữ.
Ngược lại đàn ông nếu đam mê nữ sắc, hành dâm vô độ, xuất tinh liên tục thì sẽ tiêu hao sinh lực, còm cỏi thể xác, bạc nhược tinh thần giảm sút tuổi thọ có thể kiệt sức mà chết cho nên người xưa có thuật bế tinh như Hải Thượng Lãn Ông đã khuyên :

Bế tinh, dưỡng khí, Tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên


Còn sử dụng âm khí để tăng cường cho dương khí theo như thuyết “Thái âm bổ dương ”của Lãnh Thọ Quang hay Hấp Tinh Đại Pháp thì ít người biết tới, quả thật là một điều đáng tiếc. Chỉ cần một lượng âm khí hay nói rõ hơn là chỉ cần đưa được một vài giọt dịch âm đạo vào túi tinh của người đàn ông thì nói một cách không ngoa là có thể cải lão hoàn đồng, trị được chúng xuất tinh sớm, liệt dương …
Hiện nay người ta dùng thuốc điều trị bệnh liệt dương bằng cách nhét vào niệu đạo ( Medical Transurethral delivery System for Erectile dysfunction – MUSE ) tác dụng của nó là thuốc sẽ thấm từ thể xốp vào thể hang của dương vật, làm cho dương vật cương lên như khi dùng thuốc chích tại chổ, phương pháp Muse này chỉ là một loại hấp tinh đại pháp nửa vời.

Hấp tinh đại pháp là một kỹ thuật và nghệ thuật riêng của người phụ nữ, một động tác phù hợp với tự nhiên nhờ sự luyện tập cơ vòng âm đạovà nghệ thuật là chọn đúng thời điểm cần thiết.

Nghệ Thuật Yêu: Theo Bác sĩ Hồ Đắc Duy (Ykhoa.net)

Sự khác biệt giữa yêu và thích



- Thích chưa chắc đã yêu, còn yêu thì tất nhiên là có thích.
Thích thì có thể thích nhiều người, còn yêu thì chỉ được yêu một người.
Như nếu thích một người và nói rằng " I thích you", người ấy có thể vẫn bình thường hóa, vì người ấy biết rằng thích chưa chắc đã yêu
Còn yêu thì có nhiều thứ phải nói hơn. Là người đầu tiên bạn nghĩ đến trong ngày, là người bạn luôn nhớ đến, là người bạn sẵn sàng làm tất cả hoặc đánh đổi tất cả để được bên cạnh người đó mà không tiếc nuối điều gì, là người mà bạn sẵn sàng cho đi tất cả nhưng không mong được nhận điều gì, là người bạn thật sự muốn chạm vào nhưng không vụ lợi...

Người bạn thích và người bạn yêu

Đứng trước người mà bạn THÍCH, TIM của bạn sẽ ĐẬP NHANH HƠN
Nhưng khi đứng trước người bạn YÊU, bạn sẽ chỉ cảm thấy VUI HƠN.

Nếu đứng trước người bạn THÍCH, mùa ĐÔNG chỉ ĐẸP HƠN.
Còn khi đứng trước người bạn YÊU, mùa ĐÔNG sẽ như mùa XUÂN

Nếu bạn nhìn vào mắt người bạn THÍCH, bạn THẸN THÙNG
Nhưng nếu nhìn vào mắt người bạn YÊU, bạn sẽ MỈM CƯỜI

Ở trước mặt người bạn THÍCH, bạn không thể NÓI NHỮNG GÌ MÌNH NGHĨ.
Nhưng nếu ở trước mặt người bạn YÊU, thì bạn hoàn toàn CÓ THỂ NÓI.

Khi đứng trước người bạn THÍCH, bạn bắt đầu cảm thấy NGƯỢNG.
Nhưng trước người bạn YÊU, bạn có thể "SHOW YOUR OWN SELF".

Bạn sẽ không thể nhìn thẳng vào mắt người mà bạn THÍCH.
Nhưng bạn sẽ luôn mỉm cười khi nhìn vào mắt người bạn YÊU.

Khi người mà bạn THÍCH khóc, bạn sẽ lập tức an ủi
Nhưng khi người mà bạn YÊU khóc, bạn sẽ khóc cùng người ấy.

Những cảm giác về sự THÍCH thường bắt nguồn từ cái TAI.
Nhưng những cảm nhận về TÌNH YÊU lại hay bắt đầu bằng ĐÔI MẮT.
Cho nên khi bạn không còn THÍCH ai đó nữa, thì tất cả những gì bạn cần làm là chỉnh lại đôi tai của mình.

Nhưng nếu bạn không còn YÊU ai đó nữa, và mỗi khi bạn nhắm mắt thì TÌNH YÊU lại trở lại trên những giọt nước mắt và mãi mãi đọng lại trong TRÁI TIM của bạn.

Bạn sẽ không tìm thấy được người lý tưởng nếu bạn có thể sống với người đó. Nhưng bạn đã tìm được một người lý tưởng nếu bạn không thể sống thiếu người đó.

Thật buồn cười khi người ta mất cả tiếng để có đủ can đảm chào người mình mến, mất mấy ngày để ngưỡng mộ, mất mấy tuần để nhớ nhung nhưng chỉ cần 1 cái chớp mắt để nói chia tay.

Tình yêu không phải là thứ có thể nắm chặt, hãy để nó tự do. Tình yêu không chỉ là cái chúng ta thực hiện mà còn là thứ chúng ta không thể hình dung. Không phải chúng ta chọn tình yêu mà chính tình yêu chọn chúng ta.

Điều đáng sợ nhất khi yêu là bị tổn thương. Điều đáng sợ nhất khi bị tổn thương là không thể yêu lần nữa. Điều đáng sợ nhất khi không thể yêu lần nữa là sẽ cô đơn mãi mãi.

Khi thật sự quan tâm đến 1 người, bạn sẽ không lo tìm khiếm khuyết điểm, không chú ý đến câu trả lời, không săm soi những lỗi lầm của họ. Thay vào đó, bạn đấu tranh với sai sót, chấp nhận khuyết điểm và không cần đến những lời bào chữa.Khi người ấy đang có mặt ở đây mà bạn giả vờ thờ ơ rồi khi người ấy vắng mặt, bạn lại bắt đầu đi tìm kiếm. Lúc đó, bạn đã yêu.

THÍCH

Thích một người là nghĩ về người đó cuối cùng trước khi ngủ và nghĩ về người đó đầu tiên khi thức dậy .

Thích một người là ngồi vào bất kì chiếc bàn nào trong lớp cũng muốn hí hoáy viết tên người đó lên mặt bàn .

Thích một người là lúc nào trong đầu cũng đầy ắp về người ấy. Khi có một chút gì đó liên quan là ngay lập tức : " Ah , cái này hắn cũng có ! "

Thích một người là khi người đó có những điểm mình không thể mê được nhưng vẫn tìm được những lí do chính đáng để thông cảm .

Thích một người là mong chờ tiếng chuông điện thoại của người ta ,cầm ống nghe đôi khi không biết phải nói gì , không còn gì để nói.

Thích một người là khi đã chuẩn bị rất kĩ những gì phải nói nhưng đến lúc gặp thì quên hết và sau khi gặp , mặc dù rất muốn vẫn không thể nào nhớ được đã nói những gì .

Thích một người là sẵn sàng đi cùng người đó đến những nơi người ấy thích mà mình ghét.

Thích một người là sẵn sàng đợi người người đó dù không có lí do gì để đợi . Không hề muốn đợi nhưng không thể đi đâu khác được .

Thích một người là khi người ta quan tâm đến những điều khác và lơ là mình nhưng mình vẫn có thể bỏ qua . Giận thì dễ , thông cảm và hiểu được mới là điều khó .

Thích một người là đi bên cạnh người đó , im lặng , không nói bất cứ điều gì mà vẫn như đã nói hết những điều cần phải nói ...

YÊU

Mặc dù xung quanh bạn có nhiều người luôn khiến cho bạn cười nhưng ánh mắt và sự chú ý của bạn chỉ luôn hướng về người ấy. Lúc đó, bạn đã yêu...

Mặc dù người ấy đã gọi điện về thông báo rằng máy bay hạ cánh an toàn nhưng không ai trả lời điện thoại. Bạn vẫn luôn chờ đợi cuộc gọi ấy.Lúc đó, bạn đã yêu..

Bạn luôn thích thú với một Email ngắn ngủn từ người ấy mà lờ đi những email thật dài của nhiều người khác. Lúc đó, bạn đã yêu...

Khi bạn thấy mình không thể xóa đi tất cả những mẫu tin trong Inbox hay trong Send Items chỉ bởi vì một email từ người ấy.Lúc đó, bạn đã yêu...

Khi bạn có một cặp vé đi xem phim. Điều đầu tiên bạn nghĩ đến là sẽ cùng đi với người ấy. Lúc đó, bạn đã yêu...

Bạn luôn tự nhủ rằng "người ấy chỉ là bạn thôi" nhưng bạn nhận ra mình không tránh khỏi sự thu hút của người ấy. Lúc đó, bạn đã yêu...

Khi bạn đọc những dòng chữ này, nếu có ai đó xuất hiện trong đầu bạn.Lúc đó, bạn đã yêu... và đã yêu người ấy... . Tự nhiên thấy hay hay....mà cũng không biết bây giờ mình đang nghĩ gì nữa...
♥Khi bạn gặp được một người có nghĩa đối với bạn nhưng bạn biết rằng người đó sinh ra không phải dành cho bạn thì cách tốt nhất hãy để họ ra đi. ♥Khi bạn yêu một ai đó với tất cả trái tim mình, tình yêu đó sẽ không bao giờ mất đi ngay cả khi bạn phải chia xa.khi bạn yêu một ai đó và dù bạn đã làm cho tất cả mà vẫn không được đáp lại thì hãy để họ ra đi.vì nếu tình yêu đó là chân thật thì chắc chắn rằng
 nó sẽ trở về với bạn.

Tại sao khi tức giận người ta thường hét vào mặt nhau?..


Một vòng Trái Đất, theo một chừng mực và khuôn thước nhất định, là bài hát tuyệt hay vì nó nói chuyện với vùng khuất sâu kín trong tâm hồn mỗi chúng ta, khi triết lý lại được lồng vào một bài hát tuổi teens không được tô hồng bởi kẹo mút, bánh chiên, rùa con, gấu lớn, công chúa mộng mơ, hoàng tử bạch mã.

Khoảng cách lớn nhất trên thế gian không phải là khoảng cách từ ngọn núi này đến ngọn núi kia, không phải là khoảng cách từ đại dương này đến đại dương kia, cũng không phải là khoảng cách từ châu lục này đến châu lục kia, mà đó chính là khoảng cách của một vòng Trái Đất. Có phải khoa học đã bị chính tình yêu cũng như thù hận làm cho hoang mang bối rối, vì thù hận và tình yêu đã quét bỏ đi những cảm thức bất biến về không gian và thời gian của ngàn năm vũ trụ?
Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau ?”

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

Ngưng một chút, ngài lại nói:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”

Rồi ngài lại tiếp tục:
“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì.”

Ngài kết luận:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về nữa!”


Nước lạnh, độc hại đến khó tin ..


02/01/2012 05:01 am
Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độc đối với cơ thể. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại lâu dài mà chúng ta không hề nghĩ rằng thủ phạm là chính nó. Như mọi sinh vật trên trái đất này, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Bên cạnh những tác hại của việc tắm nước lạnh lúc cơ thể đang nóng nực, bài này muốn nói đến những tác hại không kém phần lớn lao của một thức uống rất phổ biến. Đó là nước đá.
Tại sao nước đá lại gây những tác hại lớn trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người vẫn uống nước đá hoài có sao đâu? Phải! Nhiều người vẫn uống nước đá và không thấy “có sao” thật. Nhưng khi thấy “có sao” là đã muộn rồi. Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độc đối với cơ thể chúng ta. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại mà chúng ta không hề nghĩ rằng do nó gây ra. Ảnh hưởng tác hại của nó thâm nhập rất chậm chạp và lâu dài.Và khi nó vào rồi thì khó gỡ ra. Nhiều người thường rầy con cái đừng uống nước đá hại răng. Mà hại răng thật! Nhất là trẻ con răng hư rất nhiều. Nhưng ác hại ở chỗ là từ đứa bé con đến người lớn đa số đều thích nước đá. Một kẻ thù ít người biết và đề phòng là chai nước lọc để trong tủ lạnh mà mình vẫn uống hàng ngày, nhất là lúc đi đâu về mệt, rót ra ly uống thật là tuyệt! Mát từ miệng mát qua cổ họng vào tận bụng và lan ra cả người! Độc là ở chỗ đó. Tắm nước lạnh khi đang mệt, có nguy cơ thay đổi nhiệt độ cơ thể khi gặp lạnh đột ngột. Nhưng đó là từ bên ngoài. Còn cái bên trong của ly nước ướp lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài. Và nếu ngày nào cũng như thế thì sẽ còn tích tụ “chất độc” nhiều hơn nữa. Nhưng ít ai ngờ và chịu tin điều này. Vì nó không gây ra chết liền như việc tắm đêm bằng nước lạnh. Nhưng nếu thỉnh thoảng mới có người chết vì tắm đêm bằng nước lạnh thì số người bị ảnh hưởng tai hại do việc sử dụng nhiều nước đá cụ thể là chất uống lạnh rất nhiều.
 Có thể liệt kê ra các bệnh sau đây và sẽ làm bà con ta giật mình. Suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi đom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hư răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột… Chả lẽ nước đá lai là thủ phạm của bấy nhiêu bệnh phổ biến đó? Thật ra nếu nói nước đá là thủ phạm duy nhất của các bệnh trên thì hơi cường điệu.Vì rằng cơ thể con người rất phức tạp và bệnh thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng phải nói không sợ sai là nước đá có ảnh hưởng không nhiều thì ít đến các bệnh trên. Đông Y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (Thận ghét lạnh) Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh. Cái lạnh nói chung đều khiến con người sợ, nói chi đến nội tạng. Lạnh là Hàn, mà Hàn thì thuộc Âm (Âm hàn). Âm thì có liên quan đến những đen tối, lạnh lẽo, chết chóc. Như vậy những gì lạnh lẽo đều “không phá” được (thường con người thích cái gì ấm áp hơn vì nó đồng nghĩa với sự sống, sự sinh tồn và phát triển). Thật ra, ta nên hiểu chữ THẬN của Đông Y một cách rộng rãi. Đó là sinh lực, là sức đề kháng của cơ thể, là thần kinh cao cấp; là vỏ não chứ không phải chỉ đơn thuần là quả thận hay bàng quang. Cho nên, khi Đông Y nói “Thận Ố hàn”nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần. Vì cơ thể mỗi khi gặp chất lạnh vào bên trong, nó phải tự động hóa giải cái LẠNH đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích (chỉ vỉ để hóa giải chất lạnh vào bên trong cơ thể biến nó thành nóng thích nghi với cơ thể đang nóng chứ không làm gì có lợi ích cả). Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo. Thường đó là tạng Thận, một tạng quan hệ số một nếu không nói là gốc của Sinh mệnh con người (theo Đông Y).Cũng chính vì thế mà khi mạch thận tuyệt thì bệnh kể như khó cứu. Phân tích như trên, các bạn sẽ thấy lý do tại sao một thức uống rất thông thường như nước đá lại là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh thời đại như: viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp… Có cách gì “cứu gỡ” không? Chỉ có một cách đơn giản là giảm bớt thức uống lạnh càng nhiều càng tốt. Đồng thời ăn uống ác thức ăn mang tính dương như gừng, nghệ, cà rốt, trái su, muối mỏ, hột gà, Khoai sọ…kèm thêm là xoa mặt. Đặc biệt là vành tai và vùng trước tai mỗi đêm (xoa cho đến khi nóng lên), để khắc chế những tai hại do nước đá gây ra.Vận động thường xuyên và tắm nắng.chơi thể thao ngoài trời (nếu có điều kiện).
 Ở các xứ ôn đới, ít khi người ta dùng cà phê đá, bia có đá hay các thứ uống khác có kèm theo nước đá. Ở các nước nhiệt đới (nôm na là xứ nóng) người ta có thói quen dùng nước đá nhiều hơn. Nhưng có lẽ chỉ có nước ta, nhất là TPHCM là hay dùng các thức uống có kèm đá nhiều nhất. Ta nên dành một sự lưu tâm đặc biệt đối với vấn đề này, mới xem qua tưởng là tầm thường. Nhưng thật ra nó gây ra một tổn hại lâu dài và có bình diện rộng đối với sức khỏe con người, không những đối với thế hệ này mà còn đối với các thế hệ liên tiếp về sau, nếu ta cứ tiếp tục dùng nhiều nước đá .
 Cho nên một lần nữa, chúng tôi tha thiết nhắc nhở các bạn lưu tâm đến việc sử dụng nước đá . Đừng lạm dụng nó, hãy dùng nó càng ít càng tốt. Thay vì dùng nhiều đá lạnh, ta dùng nhiều trà nóng tốt hơn. Đó là cách phòng bệnh bảo vệ sức khỏe và giống nòi, mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Sự trớ trêu của nhan sắc.



Có một người bạn nói với tôi rằng, mỗi người phụ nữ sẽ có sức hút ở một mặt nào đó. Và người quý mến cô ta là người nhìn thấy điều đó, bị hấp dẫn bởi cái điểm đó.
Tôi bỗng nhiên, ngay trong khoảnh khắc đó, nhớ lại tất cả những gương mặt xinh đẹp tôi đã gặp suốt mười lăm năm qua.
Vì sao lại là những gương mặt xinh đẹp?
1. Gương mặt tình nhân và gương mặt phu nhân:
Tôi nhớ thời điểm đúng mười lăm năm trước, khi tôi chỉ là một tay chạy lông bông đi đếm giầy tại một xưởng gia công liên doanh của công ty giầy Hiệp Hưng, tôi đã gặp rất nhiều người đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Không hiểu sao đều là những người đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đến mức đám thợ gái trong xưởng phải ngoái nhìn cả cái khoảng không nơi họ vừa đi khỏi. Những cô gái trẻ, đẹp từ cái liếc mắt trở đi, đẹp từ một cái vẫy tay, một dáng đứng yêu kiều, một sợi tóc tơ xõa xuống trán, hay ngay cả bầu không khí bao quanh những cô ấy cũng duyên dáng.
Họ đều là tình nhân của những ông chủ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Là thư ký kiêm tình nhân. Là trợ lý kiêm tình nhân. Là tình nhân kiêm thư ký.
Họ biết ngoại ngữ đủ giao tiếp, nhưng nhan sắc thì lộng lẫy, trang điểm và ăn mặc sang trọng, trang sức tinh tế. Những người đẹp đi duyên dáng như một dòng nước chảy, đứng yên kiều diễm như một làn hương. Tôi nghĩ chắc chắn tôi không phải là người duy nhất thầm ghen tị mỗi khi nghĩ đến những cô gái có nhan sắc hút hồn người ấy.
Mỗi buổi sáng, tôi đều dận đôi giày vải chạy đi chạy lại trong những kho hàng và dây chuyền sản xuất, chạy theo các mệnh lệnh của các người đẹp đứng bên các ông chủ ngoại. Thực chất những cô thư ký tình nhân cũng không cần ra lệnh, hay nói bất kỳ tiếng nào. Bởi chúng tôi luôn biết cần làm gì vào lúc nào, chủ thường chọn kiểm những cái gì trong mỗi mã hàng. Và trong đầu luôn có ý nghĩ, vì sao có những người phụ nữ sinh ra đã xinh đẹp đến thế, phải chăng chính nhan sắc của họ đã khiến họ đang đứng ở vị trí được đại gia ưu ái, và nhan sắc cũng khiến những người phụ nữ còn lại còng lưng bên máy khâu giầy mười bốn tiếng một ngày?
Nhưng có một điều cực kỳ đặc biệt, bà vợ thực sự của những ông chủ ngoại kia, thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở công ty tôi vào buổi chiều. Họ tay hòm chìa khóa, đi làm công nợ, họ thường xuất hiện một mình mà không đi cùng chồng, làm việc với kế toán trưởng hoặc giám sát những đơn hàng xuất nhập giữa họ và công ty tôi. Họ mới là người đàn bà có quyền lực, giữ tiền và giữ ông chồng thành đạt kia. Họ có người là Hoa kiều, có người là ngoại kiều, cũng có người là người vợ Việt trăm phần trăm, nhưng đều năng động quyền biến, đều có địa vị bà chủ vững chắc.
Và họ có điểm chung là nhan sắc đều xấu, những bà vợ buổi chiều xấu vô kể nếu so với cô tình nhân buổi sáng đứng bên người đàn ông. Những bà vợ đại gia có nhan sắc trung bình, mũi to, mặt tròn xoe, hoặc mũi tẹt, lùn, gò má đầy, bàn tay thô hoặc béo, ngoại hình tầm thường, nhan sắc đạt điểm 5/10 là may. Có bà chủ tính nết thuần hậu, cũng có bà ghê gớm sắc sảo, nhìn nhân viên chúng tôi bằng nửa con mắt.
Rất nhiều lần chúng tôi chỉ ngồi bàn về nhan sắc của những phụ nữ làm bồ và làm vợ của những ông chủ. Và đều không hiểu vì sao, những cô nàng xinh đẹp kiều diễm kia không thể trở thành phu nhân? Cũng không hiểu vì sao, người đàn ông thành đạt không đổi vợ? Dù rõ ràng, họ có trong tay cả hai người đàn bà. Và nói như một người bạn tôi, đàn ông chỉ cần hô “Đằng sau quay, một hai bước đều!” là người đàn bà đứng sau lưng bỗng nhiên đổi địa vị lên đầu.
Nếu như đàn ông muốn.
Nhưng mãi mãi chúng tôi không bao giờ giải mã được bí ẩn của những người đàn bà đứng ở vị trí phu nhân và tình nhân. Nếu chỉ là nhan sắc, hình như không đủ để tình nhân thành phu nhân. Nếu chỉ là vấn đề người đàn bà nào đến trước trong đời người đàn ông giàu có, cũng chưa hẳn. Bởi hôn nhân chắc chắn không phải là mối quan hệ kiểu xếp hàng thời mậu dịch, hết lượt tôi sẽ đến… nàng!
Nếu nói về hạnh vận, may mắn, cũng chưa hẳn, bởi nếu người đàn bà tình nhân may mắn, họ đã chẳng phải làm tình nhân, mà đã là phu nhân, họ đã không phải trở thành bình hoa di động, mà có thể còn sưu tập được một đám đàn ông đẹp vây quanh làm đồ trang sức mới đúng.
Nếu nói rằng đó là phúc phận, thì hơi mê tín quá. Nhưng đàn bà có nhan sắc mà không có phúc phận, thì chỉ gặp nổi những người đàn ông cho bạn được mọi thứ trừ… cuộc đời anh ta. Thế nhưng, cái người đàn bà nắm được cả tiền lẫn cuộc đời của người đàn ông, có phải là người có phúc không?
Tôi nghĩ, có lẽ cũng không. Bởi chúng tôi tuy là gái văn phòng nghèo và không địa vị, nhưng vẫn kín đáo thương hại những phu nhân đại gia đeo nhẫn đính hột ngọc lớn trên tay, thảng hoặc chạy qua văn phòng tôi vào những buổi chiều công nợ. Họ có mọi thứ nhưng hình như họ thiếu một đôi thứ quan trọng nhất đời.
2.Tướng mạo có làm nên hạnh vận?
Cái điều làm tôi bỗng nhiên nhớ đến nhan sắc của người phụ nữ trong mắt một người đàn ông, là bởi sự liên tưởng bất ngờ:
Phải chăng chính người đàn ông đã nhìn thấy trong người đàn bà này cái đẹp hài hòa và quyền biến năng động của một người tay hòm chìa khóa, và nhìn thấy trong người đàn bà kia sức hút nổi bật và mãnh liệt của một tình nhân? Và vì thế, bằng ưu thế của giống đực, chính người đàn ông đã lựa chọn người phụ nữ làm vợ và người phụ nữ làm tình nhân, mà không phải ngược lại?
Phải đó là lý do mà chúng ta đã yêu một người này, sẽ cưới một người kia, và làm bạn tri âm với một người nào khác? Bởi thế nên, có nhiều người phụ nữ đã đồng ý làm vợ người đàn ông yêu cô tha thiết. Mà đàn ông thì ngược lại, đã yêu người phụ nữ nào làm anh ta có thể yêu, chứ không phải nhận lời một cô nàng si tình nào đang săn đuổi anh ta.
Việc nhận ra tố chất nội tại và phù hợp của một phu nhân trong một nhan sắc tầm thường chắc chắn khó hơn nhiều việc nhận ra một người đẹp nào đó mà đàn ông muốn có làm tình nhân. Bởi cái đẹp tình nhân hình như đã thể hiện ra ở bề ngoài, ở những dáng đi yểu điệu duyên dáng, ở những mắt đẹp tóc đẹp và dáng người mỹ miều. Hình như nhan sắc mất rất ít thời gian để chinh phục đàn ông, còn đàn ông lại mất không ít thời gian để lựa chọn được ra phu nhân của mình.
Hoặc đơn giản, người đàn ông nhìn thấy được năng lực của phụ nữ: Người này sẽ cai quản tốt lãnh địa cho chồng, vượng phu ích tử, sẽ chung thủy hầu hạ dạ vâng. Còn người kia có khả năng yêu nhưng chẳng bao giờ có khả năng làm vợ, tay hòm chìa khóa. Người đàn bà này phải giữ bằng hợp đồng hôn nhân, người đàn bà kia phải giữ bằng yêu.
Và vì thế, sự lựa chọn của một người đàn ông sẽ làm nên số phận một người đàn bà.
Tôi thấy sao chua chát quá.
Mười hai năm sau, tôi gặp lại một trong số những cô tình nhân – thư ký ngày đó, giờ đã là phó tổng giám đốc của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một khu công nghiệp ở ngoại thành TP.HCM. Chị không nhận ra tôi, tôi càng không nhắc rằng, tôi đã từng gặp chị thuở hàn vi. Chúng tôi chỉ nói chuyện phiếm trong bữa tiệc do Hiệp hội doanh nhân Đài Loan tổ chức mừng năm mới. Tôi khen chị đẹp quá, thật có dáng bà chủ, phu nhân, đàn bà trở thành đại gia như chị cũng không nhiều, nhất là đàn bà đẹp, bốn mươi rồi vẫn xinh đẹp trẻ trung hơn tuổi thật rất nhiều. Chị khiêm tốn nói, tôi may mắn gặp được những người đàn ông là đại gia thực sự. Từ những mối quan hệ kết giao ấy, mới gây dựng được sự nghiệp bây giờ. Nếu không nhờ vào quan hệ rộng rãi, cũng như bao nhiêu vất vả kinh doanh, làm ăn, thì tôi có xinh đẹp tới mấy rồi cũng sẽ kết thúc ở vai trò một bà nội trợ cho một ông đại gia nào đó, họ cho gì, mình có nấy, mà thôi.
Thì ra, vào cái thuở hàn vi, khi người khác ngưỡng mộ vị trí “tình nhân của đại gia” thì có lẽ, chính những cô tình nhân đã linh cảm được kết cuộc của thế thái nhân tình. May mắn thì chiếm được ghế phu nhân của đại gia, kém may mắn thì bị thay như thay áo, khi đã hết hấp dẫn. Và vì thế, cô tình nhân đã có những lựa chọn của riêng mình, tìm cách vươn tới một quyền lực khác thực sự của cô, trong lúc người khác tưởng cô đang ăn bám nhan sắc.
Hay nói một cách khác, chính sự lựa chọn của người phụ nữ đã làm nên số phận của cô ấy, chứ đâu hẳn chỉ bởi tướng mạo, nhan sắc, số phận?
Người đàn bà than thở sao mình luôn gặp tình trái ngang, ai biết về bản chất, đó là người đàn bà luôn lựa chọn yêu người đã có vợ?
Người đàn bà than sao mãi tình duyên lận đận, ai nhận ra đó là người đàn bà đã từ chối bao cơ hội yêu thương khác, mãi marathon một mình trên con đường tìm người đàn ông không tỳ vết?
Người đàn bà nào sinh ra đã có số làm vợ bé? Kể cả đàn ông có rắp tâm lừa chị đi nữa, thì khi nhận ra trớ trêu, sao không rũ áo ra đi tìm lấy thứ chính đáng thuộc về mình, mà lại cam chịu rồi than thở về kiếp chồng chung?
Sự lựa chọn của người phụ nữ mới là đấng toàn năng cho đời đàn bà, chẳng trách các cụ vẫn nói câu, đức năng thắng số. Hạnh vận của đời không thể biến không thành có, nếu người phụ nữ chẳng xắn tay áo lên lựa chọn, và mỗi lựa chọn ở khoảnh khắc quyết định sẽ dẫn cuộc đời ta đi về một tương lai khác nhau.
Có người đàn bà biết cách biến chồng thành đại gia, còn người đàn bà khác biết cách biến đại gia thành chồng. Cũng có người đàn bà biết cách tạo ra các triệu phú bằng cách kết hôn với các tỷ phú và sau đó, xài chồng như xài tiền.
Đó mới là sự trớ trêu của nhan sắc.
Trang Hạ

Hơn Là Tình Yêu – Sự Cứu Rỗi..

 

KHÚC THỤY DU
Du Tử Lê

1.
Như con chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Như con chim bói cá
Tôi thường ngừng cánh bay
Ngước nhìn lên huyệt lộ
Bầy quạ rỉa xác người
(Của tươi đời nhượng lại)
Bữa ăn nào ngon hơn
Làm sao tôi nói được
Như con chim bói cá
Tôi lặn sâu trong bùn
Hoài công tìm ý nghĩa
Cho cảnh tình hôm nay
Trên xác người chưa rữa
Trên thịt người chưa tan
Trên cánh tay chó gậm
Trên chiếc đầu lợn tha
Tôi sống như người mù
Tôi sống như người điên
Tôi làm chim bói cá
Lặn tìm vuông đời mình
Trên mặt dài nhiên lặng
Không tăm nào sủi lên
Đời sống như thân nấm
Mỗi ngày một lùn đi
Tâm hồn ta cọc lại
Ai làm người như tôi?
2.
Mịn màng như nỗi chết
Hoang đường như tuổi thơ
Chưa một lần hé mở
Trên ngọn cờ không bay
Đôi mắt nàng không khép
Bàn tay nàng không thưa
Lọn tóc nàng đêm tối
Khư khư ôm tình dài
Ngực tôi đầy nắng lửa
Hãy nói về cuộc đời
Tôi còn gì để sống
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ mang được những gì
Về bên kia thế giới
Thụy ơi và Thụy ơi
Tôi làm ma không đầu
Tôi làm ma không bụng
Tôi chỉ còn đôi chân
Hay chỉ còn đôi tay
Sờ soạng tìm thi thể
Quờ quạng tìm trái tim
Lẫn tan cùng vỏ đạn
Dính văng cùng mảnh bom
Thụy ơi và Thụy ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao mình yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao anh van em
Hãy cho anh được thở
Bằng ngực em rũ buồn
Hãy cho anh được ôm
Em, ngang bằng sự chết
Tình yêu như ngọn dao
Anh đâm mình, lút cán
Thụy ơi và Thụy ơi
Không còn gì có nghĩa
Ngoài tình em tình em
Đã ướt đầm thân thể
Anh ru anh ngủ mùi
Đợi một giờ linh hiển.
(03-68)

Bài thơ Khúc Thụy Du đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

HƠN LÀ TÌNH YÊU – SỰ CỨU RỖI


1. Có một loài chim đậu trên cành cây chăm chú nhìn xuống dòng nước để tìm mồi. Đó là loài chim bói cá. Nó đứng bên rìa nước, hay vũng bùn, có khi chỉ nhờ một thân cây mục. Dù chông chênh, vắt vẻo nhưng  nó có thể đợi hàng tiếng đồng hồ để có được miếng ăn. Đôi mắt mở to, tai căng hết cỡ, tim như nín thở…cả thân thể đông cứng trong lặng im để chờ và đợi. Sự kiên nhẫn của loài chim này quả là đáng nể phục. Nhưng biết làm sao khi muốn tồn tại trong thế giới đầy khắc nghiệt . Đối với nó, đó là tất cả cuộc đời…


2. Đứng trên bờ vực sâu cuộc đời, tôi cũng đang tìm một ý nghĩa cho sự tồn tại của mình. Không được như con chim kia, dù ít hay nhiều vẫn tìm được trong vũng lầy miếng mồi lót dạ; còn tôi, đã bao năm trôi qua mà vẫn không tìm thấy gì cho riêng mình; và, đôi khi không hiểu mình đang tìm gì…

Chiến tranh đã đi qua đất nước này, hàng ngày, hàng đêm tôi nhìn những thân người ngã xuống. Cái chết không từ một ai; mẹ tôi, em tôi đã vùi thây trong một trận bom tàn khốc…Đời người chỉ là một satna, khi chinh chiến ghé qua thì số phận con người chỉ còn được tính bằng một phần ngàn satna mà thôi. Liệu tôi có được một phần ngàn đó không ?

Đêm nay, một đêm âm u, trời không trăng sao nhưng vẫn được đánh thức bởi ngàn vạn tiếng bom rền. Trên chiến hào, tôi ngước nhìn trời và tự hỏi : Cuộc sống tôi là gì? Ngày mai có phải tử thần sẽ gọi đến tên tôi?

Ngay cả cái khái niệm ngày mai cũng trở nên quá xa vời, có khi chỉ chút nữa thôi tôi sẽ phải nằm xuống vĩnh viễn mà vẫn chưa trả lời được câu hỏi : Tôi sinh ra để làm gì?

Có lẽ, nếu cái chết sẽ đến cướp tôi đi, tôi sẽ biến thành ma. Ngay cả khi chẳng còn được sống tôi vẫn không chốn nương thân, vì đã nhiều lần tôi chứng kiến bao nấm mộ đã bị xới tung bởi bom đạn. Lúc ấy tôi sẽ là con ma không đầu hoặc con ma không bụng. Tôi sẽ đi lang thang để tìm câu trả lời cho câu hỏi đeo bám tôi suốt thời trai trẻ.

Đã có lần tôi mơ trở thành một họa sĩ, tôi sẽ vẽ từng làn khói lam quyện trong ráng chiều buông xuống, tôi sẽ vẽ từng mái nhà tranh lửa bếp thơm nồng, tôi sẽ vẽ những con thuyền say ngủ ở bến sông, tôi sẽ vẽ đồng lúa xanh rập rờn câu quan họ…Nhưng chưa kịp khoác trên người  tấm áo thư sinh tôi phải khoác bộ quân phục tả tơi vết đạn. Cuộc chiến này không dành cho đất nước tôi, không dành cho tôi; nhưng tôi phải  ra đi, ra đi mà không biết mình sẽ đi đâu và làm gì. Tôi đã bị tước quyền quyết định.

Tôi không sợ cái chết, chỉ có điều tôi sẽ nói thế nào đây khi bước vào bên kia thế giới với đôi bàn tay trắng? Một đời tôi hoang phí, tuổi trẻ bị đánh cắp rồi, mơ ước đã vụt bay, tương lai thì thăm thẳm…Chỉ còn mình tôi, đôi khi soi gương tự hỏi : Phải chăng mình đang sống?

  1. Điều còn sót lại cho tôi là một trái tim, tôi biết cho dù tôi có chết thì trái tim tôi vẫn sống. Nhiều lúc tôi quay cuồng trong ý nghĩ nên chăng vứt bỏ trái tim đi. Nhưng đó lại là điều không thể! Tôi đã gửi tim mình ở lại hậu phương để trên chiến tuyến nó không bị dập vùi, xé nát. Cuộc đời tôi còn gì nữa để trao cho em ngoài một tình yêu vô vọng. Thụy ơi ! ta chỉ muốn bên nhau trong những chiều Sài Gòn mưa đổ để ngồi trong quán nhìn cà phê rơi từng giọt, từng giọt mà nghe tình dâng trên mắt trên môi. Bây giờ, em biết không, ngoài kia chỉ còn những xác người rữa nát, xung quanh anh là hận thù, tàn ác. Những ruộng đồng bỏ hoang, những ngôi nhà tàn lạnh, cả núi đồi loét lở những hố bom; Anh tìm tương lai ở đâu? Anh tìm lẽ sống ở đâu? Xin em, hãy đến bên anh trong phút giây này để cho anh biết yêu mến cuộc đời, biết lánh xa cái chết. Tình yêu của em sẽ là sự sống nảy sinh trên những mất mát, bi thương; đôi tay em sẽ là mùa xuân đâm chồi những nụ hoa trên cảnh đời hoang phế; đôi môi em là ánh lửa thiêu rụi những đêm đông…Hãy cho anh biết làm người vẫn có lúc được nói đến 2 từ : Hạnh phúc.

Thụy ơi! Sao đối với anh lúc này cái chết lại êm ái và ngọt ngào đến thế. Nhưng ở cực bên kia, tình yêu của em cũng có sực quyến rũ ngang bằng sự chết. Anh đang mắc kẹt giữa cuộc đời này, anh đang giãy giụa trong bóng đêm mà không tìm ra lối. Dù anh biết, cuối con đường nghiệt ngã mà anh đang bước đi là bóng hình em yêu kiều, rạng rỡ. Chỉ còn một lý do duy nhất cho anh muốn tồn tại là em thôi. Nhưng em đang ở đâu? Trong đơn vị anh có người suốt đêm ngày ôm cây Thánh giá vậy mà nó chết khi lời kinh nguyện cầu chưa tắt trên môi. Hình như Trịnh Công Sơn đã nói rất lâu rồi : Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người…Còn anh chỉ biết gọi tên em để tìm miền cứu rỗi.

  1. Đời tôi như cơn mộng du, tuổi trẻ tôi ngủ vùi trên chiến địa. Tôi là loài chim bói cá. Đã bao năm tháng trôi qua, cúi xuống trận chiến này tôi tìm cho mình một lý do tồn tại.  Cuộc đời tôi đã đánh mất tự bao giờ. Rất nhiều lần tôi hỏi : Vì sao những gì ta nâng niu, trân trọng, tôn thờ bỗng có ngày vút cánh bay đi? Vì sao trái tim ta chỉ dành cho tình yêu mà phải rệu rã trước bao mất mát? Vì sao đôi mắt ta chỉ để ngắm em thôi lại phải nhìn những thân người quằn quại đớn đau?  Vì sao đôi tay ta chỉ để xiết em vào lòng lại phải nhặt những thây người tan nát? Vì sao tiếng bom, tiếng réo gào cứ vang vọng bên tai mà không phải tiếng cười lảnh lót của em? Vì sao và vì sao?


  1. Anh đã lên đường. Sài Gòn vẫn đông người mà sao bước chân em lạc lối.  Không anh. Chẳng ai đưa em về sau buổi chiều tan học, chẳng ai che dù cho em khỏi lạnh trong sáng mưa rơi, chẳng ai kể em nghe những câu chuyện tình không đầu không cuối.

Đêm biệt ly, anh không nói một lời. Chỉ xiết chặt em trong vòng tay run rẩy, nước mắt đầm đìa đầy áo vai em. Tại sao thế hả Du? Vài phút trước em chỉ muốn trách anh, khi đơn xin cưới anh vò tan nát. Anh nhiều lần bảo rằng em không hiểu và nào biết cuộc đời trôi cuốn ta về đâu. Em đã ngàn lần nói rằng : Ta chỉ cần có nhau, mọi lý lẽ sẽ trở thành vô nghĩa. Nhưng, muôn đời cái chữ NHƯNG nghiệt ngã chắn giữa những cuộc tình, chưa kịp bên nhau anh phải đăng lính. Chiến tranh là gì mà sao cái mơ ước nhỏ nhoi nhất của em cũng bị cướp đi? Phải chi mình đừng yêu nhau, sẽ không có những đêm em choàng tỉnh vì trong cơn mơ thấy anh ngã xuống giữa vũng máu đầm đìa, sẽ không có phút nghẹt thở khi nghe bản tin Chiến trường khói lửa, sẽ không xót một ngày anh hiện ra trước cửa trên chiếc xe lăn…Chiến tranh là ác mộng phải không anh ? Em nhớ giờ học văn khoa, khi giảng về Chinh phụ ngâm, giáo sư của em đã bảo rằng : Chiến tranh trĩu nặng trên đôi vai người đàn ông nhưng nó bóp nát trái tim người thiếu phụ. Hơn thế phải không Du, không còn gì cho chúng mình khi giữa đôi ta là cơn cuồng loạn của Thần Chết. Em đã biết giây phút nhìn chiếc xe chở anh khép lại cũng là lúc cửa Thiên Đường đã bị khóa chặt mất rồi, em đang cố tìm chiếc chìa khóa của Thượng Đế nhưng hình như ông ta đã vứt vào một hố bom nào đó.

  1.  Em biết, cuộc hành trình đi tìm chiếc chìa khóa vàng để mở ra cuộc sống sẽ khó khăn vô tận; nhưng em sẽ đi. Ngoài kia, có tiếng hát Khánh Ly vọng từ chiếc catsette của nhà ai đang bật. Lời ca cất lên xanh xao, tối đen như màn đêm kể về một đất nước đã lầm than mà lại có chiến tranh, những chiếc xe tang chạy trong chiều vỡ tung bởi trái bom nổ chậm…Ngoài kia, cũng có khi Sài Gòn rộn rã, đâu đó vẫn còn những cặp tình nhân dìu nhau dưới mưa rơi. Nhìn mà chợt thương, chợt xót vì em nghĩ : không biết đó có phải là nụ hôn cuối cùng, đó có phải là ánh mắt cuối cùng hay đó có phải là chiều mưa cuối? Ngoài kia, có những người một mình chậm bước dưới mưa, đôi mắt xa xăm như tìm về một khung trời kỷ niệm, em chợt nhìn thấy mình trong dáng hình người con gái ấy. Hình như cô ta không biết mưa đã làm ướt hết tóc hết áo hay sao mà cứ bước như người trong cơn mê ngủ. Hay có là gì, có nghĩa gì nữa khi một ngày một người đã ra đi không hẹn ngày trở lại. Người yêu của cô ấy liệu có ở cùng đơn vị anh không? Nếu có thì anh hãy nhắc anh ta nhớ mỉm cười trong phút giây ngã xuống. Còn em, em sẽ đi tìm, sẽ tìm cho dù phải hóa kiếp ngàn đời sau sự chết. Có khi nào hai con ma chúng mình gặp nhau không anh nhỉ. Chắc lúc đó, chẳng có pháo đạn nào ngăn trở ta hôn nhau, chẳng có tiếng bom nào át được tiếng mình gọi tên nhau ngọt ngào tha thiết. Đến lúc ấy, ta bay trong cõi mộng, ta dìu nhau đi qua cánh đồng chết, ta gieo hạt tình yêu trên những con đường. Ta có thể hóa thân làm cành cây ngọn cỏ, làm hạt sương trong, làm loài hoa tím…Ngoài kia, quê hương đang chảy máu. Những vết thương trên xác thân, trong linh hồn, đau lắm Du ơi! Ngoài kia, còn có biết bao người không cửa, không nhà, không còn nước mắt khóc cho dân tộc. Ngoài kia,…

7. Một sáng tháng giêng Mậu Thân. Không có những cánh én chao nghiêng gọi mùa xuân tới, không một nụ mai khoe sắc trên cành. Chiến tranh, làm lạc giữa trời 2 con chim bói cá. Chúng đứng trên một thân cây cụt đen ngòm vì vết đạn xén ngang. Dưới chân chúng, vũng bùn đặc quánh. Chúng đợi chờ, đợi chờ…hết ngày này sang tháng khác để tìm sợi dây tơ hồng đã bị dòng đời cuốn trôi. Thật lâu, chúng nhìn nhau, nước mắt chảy dài…Như những con chim ẩn mình chờ chết. Chúng cùng lao vào gai nhọn, trái tim ứa máu; trong hơi thở cuối cùng, chúng cất lên giai điệu Tình Yêu!



Trần Thanh Hà

TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT (Sogyal Rinpoche)..VÔ THƯỜNG.

 


Không một nơi nào trên thế giới mà thần chết không thể tìm được chúng ta – dù chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh né. Nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của tử thần, thì tôi cũng không tránh làm gì... Nhưng thật điên rồ nếu nghĩ rằng bạn có thể thành công... 
Con người đến rồi đi, tung tăng múa nhảy mà không hề đả động đến cái chết. Mọi sự đều êm xuôi tốt đẹp. Nhưng khi cái chết xảy đến – cho chính họ, vợ con bè bạn họ – trong lúc bất ngờ không chuẩn bị, thì ôi chao là họ đấm ngực khóc than, phẫn nộ, tuyệt vọng xiết bao! 
Để khởi sự tước đoạt thế thượng phong của thần chết, chúng ta hãy áp dụng một đường lối hoàn toàn ngược lại với thế thường; ta hãy coi cái chết như pha không có gì lạ lùng cả, ta hãy thường lui tới với nó, quen thuộc với nó; ta hãy để tâm thường xuyên nghĩ tới cái chết hơn bất cứ cái gì khác... Ta không biết chừng nào thì cái chết chực sẵn để đón ta: Vậy ta hãy chực sẵn để đón nó ở khắp mọi nơi. Tập chết chính là tập giải thoát tự do. Một người biết cách làm thế nào để chết thì hết biết làm nô lệ. 
 MONTAIGNE 
 Tại sao thật quá khó để tập chết, tập giải thoát tự do? Tại sao ta lại sợ chết đến thế, và hoàn toàn tránh nhìn thẳng vào nó? Tận tâm khảm, đôi lúc ta cũng biết rằng ra không thể mãi mãi tránh đối mặt với nó. Milarepa nói rằng: 
- Cái vật gọi là thây chết mà ta chúa sợ này, hiện đang sống với ta ở đây. 
Càng chậm trễ đối diện với cái chết, ta càng xa lạ với nó, và nỗi sợ hãi bất an ám ảnh ta càng thêm lớn. Ta càng cố chạy trốn nỗi sợ hãi ấy, thì nỗi sợ hãi càng thêm ác liệt. 
Chết là một huyền bí lớn rộng, nhưng có hai điều ta có thể nói về nó: Điều tuyệt đối chắc chắn là ta sẽ chết, và ta không chắc khi nào hoặc bằng cách nào ta sẽ chết. Vậy, sự bảo đảm duy nhất mà ta có được, đó là giờ chết bất định, và ta bám lấy nó làm cái cớ để khỏi trực tiếp giáp mặt cái chết. Chúng ta như những đứa trẻ tự bịt mắt mình trong trò chơi trốn bắt và tưởng không ai thấy được chúng. 
Tại sao ta lại sống trong nỗi kinh sợ cái chết đến thế? Bởi vì ước muốn theo bản năng của ta là được sống và tiếp tục sống. Chết là một chấm dứt tàn bạo của mọi sự mà ta xem là quen thuộc. Ta cảm thấy khi cái chết đến, ta sẽ rơi vào một cái gì hoàn toàn xa lạ, hoặc trở thành một người nào hoàn toàn khác hẳn. Ta tưởng mình sẽ lạc lõng chơi vơi giữa một khung cảnh lạ lùng kinh khủng. Ta tưởng nó sẽ như lúc ta thức dậy một mình ở nơi xứ lạ, hoàn toàn xao xuyến lo âu vì không biết ngôn ngữ, không biết đấy là đâu, không tiền, không có giấy thông hành, không bè bạn... 
Có lẽ lý do sâu xa nhất tại sao ta sợ chết, là vì ta không biết ta là ai. Ta tin tưởng vào một cái thể riêng biệt, tách rời, độc nhất vô nhị; song nếu dám xét kỹ nó, ta sẽ thấy cá thể ấy hoàn toàn tùy thuộc vào một tập hợp bất tận gần đủ thứ để phát sinh ra nó: Tên họ ta, "tiểu sử" ta, vợ hay chồng, gia đình, tổ ấm, công việc, bè bạn, phiếu nợ... Chính trên những chống đỡ mong manh tạm bợ ấy, ta đã nương tựa để có được an ninh bảo đảm. Cho nên khi những thứ ấy đều bị tước khỏi ta, thì ta còn có ý niệm gì về cái tôi thực sự là ai không? 
Nếu không có những cây chống quen thuộc của ta, thì ta bị đối diện với chính mình, một con người ta không quen biết, một kẻ lạ gây rối luôn luôn sống chung với ta mà ta không bao giờ thực sự muốn giáp mặt. Có phải đó là lý do ta cố lấp đầy mọi giờ phút bằng hoạt động náo nhiệt, dù tầm thường đáng chán cách mấy cũng xong, miễn là khỏi phải bao giờ bị bỏ lại một mình trong im lặng với kẻ lạ ấy. 
Và phải chăng điều ấy chứng tỏ có một cái gì thật bi đát trong lối sống của ta? Chúng ta sống dưới một lý lịch được gán cho mình, trong một thế giới ảo hóa không có thực tính gì hơn Con Rùa Giả trong truyện Cuộc phiêu lưu của Alice. Bị mê hoặc bởi lòng ham thích xây dựng, chúng ta đã xây những ngôi nhà cuộc đời mình ở trên cát. Thế giới này có vẻ chắc ăn một cách kỳ tuyệt cho đến lúc thần chết giật sập ảo tưởng và đuổi ta ra khỏi chỗ nấp. Vậy cái gì sẽ xảy đến cho ta nếu ta không có một cái mốc nào của thực tại sâu xa hơn, để bám víu? 
Khi chết ta phải để lại tất cả sau lưng mình, nhất là thân xác, cái thân xác ta đã nâng niu yêu quý biết bao, đã nương tựa vào nó một cách mù quáng và cố gắng tối đa để làm cho nó sống. Nhưng tâm ta cũng không khá gì hơn thân xác để làm điểm tựa: Thử nhìn vào tâm bạn ít phút mà xem. Bạn sẽ thấy nó như một con rận luôn luôn nhảy qua nhảy lại. Bạn sẽ thấy những ý tưởng khởi nên một cách vô lối, không mạch lạc gì cả. Bị cuốn theo chiều gió bởi sự huyên náo trong mọi lúc, chúng ta chính là nạn nhân của sự bốc đồng của tâm ta. Nếu đây là cái trạng thái duy nhất của tâm mà chúng ta quen thuộc, thì sự nương tựa vào cái tâm ấy trong lúc chết quả là một canh bạc quái gở. 
 ẢO TƯỞNG LỚN 
 Sự ra đời của một người cũng là ra đời nỗi khổ của y. Càng già con người càng ngớ ngẩn, vì nỗi lo sợ cái chết không thể tránh càng thêm mãnh liệt. Thực cay đắng làm sao! Y sống để đuổi theo những gì luôn luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao khát sống còn trong tương lai làm cho y không thể sống trong hiện tại. 
TRANG TỬ 
Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi Dudjom Rinpoche, một trong những thiền sư, hành giả mật giáo và Du già sư vĩ đại của thời cận đại. Một ngày khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy, ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang một khu nghĩa trang dài vừa mới sơn quét và trang trí hoa tươi. Bà vợ thầy nói: 
- Rinpoche, ngài hãy xem mọi thứ ở Tây phương thật ngăn nắp sạch sẽ đến thế. Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch không tì vết. Còn ở Đông phương mình, ngay nhà người ta ở cũng không đâu sạch bằng ở đây. 
Thầy nói: 
- Ồ! Đúng thế; đây quả thực là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ. 
Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thực trống rỗng vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy thì chúng ta đã vô tình tự biến thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đã nói. 
Nhưng đấy là kiểu sống của phần đông chúng ta; chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục. Lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó, rồi kết hôn, rồi có con cái. Chúng ta mua một cái nhà, rán cho làm ăn trúng mánh, mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm được một chiếc xe hơn. Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp phải chỉ là: Không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghĩ tới, hoặc nên mời ai vào dịp lễ Giáng sinh. Cuộc đời ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại; ta phí cả một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen, bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế. 
Nhịp điệu đời sống chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thì giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi, chỉ để tự thấy mình biến thành tên nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hiệu nghiệm tạm thời. Cứ thế đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn trọng bệnh hay tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê. 
Cũng không hẳn là ta dành nhiều thì giờ hay suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải hồi hưu, để thấy không biết mình phải làm gì cả, vì họ càng ngày càng già và tiến gần cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế, thực tế ở Tây phương có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau, vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là "sự tiến bộ" của ta trên thế giới. 
Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống, thì tại sao ta lại cả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ? Nếu quả thực chúng ta có óc thực nghiệm như ta tuyên bố, thì tại sao ta không khởi sự tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm chỉnh: "Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?" Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi. Và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích... 
  SỰ LƯỜI BIẾNG NĂNG ĐỘNG 
 Có một câu chuyện cổ Tây Tạng mà tôi rất thích, gọi là "Cha của Nổi-Tiếng-Như-Mặt-Trăng": 
Một người nghèo kiết xác sau khi làm lụng khá vất vả đã tích trữ được một bao lúa đầy. Anh ta lấy làm hãnh diện, treo bao lúa trên xà nhà để đề phòng chuột và kẻ trộm, rồi để chắc ăn hơn nữa, anh nằm ngay phía dưới. Khi nằm đấy anh bắt đầu suy nghĩ lan man: 
- Nếu đem bán lẻ số lúa này, mình sẽ lời to, lấy tiền ấy mua thêm và lại bán, cứ mua đi bán lại như thế chẳng bao lâu ta sẽ giàu, sẽ thành một người quan trọng trong làng xóm. Con gái theo nườm nượp. Ta sẽ cưới một cô thật đẹp, và chẳng bao lâu ta sẽ có một đứa con... Có lẽ là một thằng con trai. Ta sẽ đặt tên nó là gì nhỉ? 
Nhìn quanh nhà, tia mắt anh gặp phải khung cửa sổ qua đó anh thấy ánh trăng đang lên. Anh nghĩ: 
- Thật là điềm tốt! Ta đã tìm được một cái tên hay. Ta sẽ gọi thằng con đó là Nổi-Tiếng-Như-Mặt-Trăng... 
Trong khi anh ta đang nghĩ vơ vẩn thì một con chuột đã trèo lên bao gạo, gặm đứt sợi dây. Vừa khi anh thốt mấy tiếng đặt tên đứa con, thì bao gạo trên xà nhà rớt trúng làm anh chết tức khắc. Dĩ nhiên là đứa con ấy không bao giờ được sinh ra. 
Biết bao nhiêu người trong chúng ta, giống như anh chàng nọ, đã bị cuốn trôi bởi cái mà tôi đã gọi là "sự lười biếng năng động"? Dĩ nhiên có nhiều kiểu lười biếng khác nhau: Đông phương và Tây phương. Cái kiểu ở phương Đông là như kiểu thực hành thuần thục ở Ấn: Suốt ngày ngồi giữa trời không làm gì cả, tránh né mọi công việc hay hoạt động hữu ích, uống trà hết tách này tới tách khác, nghe nhạc vang lên từ một chiếc máy thu thanh và tán gẫu với bạn bè. Kiểu lười Tây phương thì khác hẳn: Độn đầy cuộc sống bằng những hoạt động hấp dẫn, sao cho không còn một chút thì giờ nào để đối phó với những vấn đề then chốt. 
Nếu nhìn vào cuộc đời mình ta sẽ thấy biết bao nhiêu công việc không quan trọng, những cái gọi là "trách nhiệm" cứ dồn dập độn đầy cuộc đời ta. Ta tự nhủ là muốn dùng thì giờ vào những chuyện quan trọng trong đời, nhưng không bao giờ có thì giờ ấy cả. Thức dậy buổi sáng là đã có bao nhiêu việc: Mở cửa sổ, làm giường, tắm, chà răng, cho chó mèo ăn, giặt đồ, khám phá đã hết cà phê hoặc đường, đi mua, làm thức ăn sáng - cả một dọc dài bất tận. Rồi lại có áo quần phải lựa ra mà ủi và xếp. Rồi còn tóc tai, trang điểm nữa thì sao? Không còn biết sao hơn, chúng ta nhìn ngày tháng đầy những cú điện thoại và chương trình, và bao nhiêu trách nhiệm – hay ta nên gọi là "vô trách nhiệm"? 
Cuộc đời ta dường như xâm chiếm lấy ta, như có một tối hậu thư oái ăm của nó, lôi tuốt chúng ta đi, để cuối cùng ta cảm thấy mình không có quyền kiểm soát nó nữa. Dĩ nhiên thỉnh thoảng ta cũng cảm thấy khó chịu về điều này, ta chiêm bao ác mộng và thức dậy mồ hôi ướt đẫm, tự hỏi: "Ta đã làm chi đời ta?" Nhưng nỗi kinh hoàng của ta chỉ kéo dài tới bữa ăn sáng, rồi đâu vẫn hoàn đấy. 
Tôi nghĩ đến lời một bậc thánh Ấn Độ, Ramakrishna, đã nói với môn đệ: 
- Nếu các anh chỉ dùng một phần mười thời gian anh dành cho những môn giải trí như săn đuổi phụ nữ và làm tiền, để mà tu luyện, thì chỉ trong vòng vài năm có thể giác ngộ. 
Có một bậc thầy Tây Tạng sống vào khoảng đầu thế kỷ, một Leonardo da Vinci của Hy Mã Lạp Sơn, tên là Mipham. Tương truyền ông ta đã sáng chế một cái đồng hồ treo, một khẩu đại bác, và một chiếc phi cơ. Nhưng mỗi khi làm xong một thứ, ông lại phá hủy ngay, bảo rằng nó chỉ tổ gây thêm trò giải trí. 
Tạng ngữ chỉ thân xác là lu, có nghĩa "một cái gì ta để lại sau lưng" như hành lý. Mỗi khi nói lu, ta nhớ rằng ta chỉ là những lữ khách tạm thời cư trú trong đời này và thân xác này. Bởi thế ở Tây Tạng người ta không xao lãng thì giờ vào việc làm cho hoàn cảnh sống thêm tiện nghi. Người Tây Tạng cảm thấy hài lòng nếu có đủ ăn, mặc và một mái nhà trên đầu. Nếu cứ tiếp tục như chúng ta – nghĩa là cố cải thiện hoàn cảnh sống, thì dần dần công việc ấy tự nó trở thành mục đích chính, và đó là một xao lãng vô lối. Có người nào tâm trí tỉnh táo mà lại cẩn thận trang hoàng cái phòng khách sạn của mình mỗi khi thuê mướn không? Tôi thích lời khuyên này của Patrul Rinpoche: 
Hãy nhớ noi gương chị bò cái già 
Nàng hài lòng ngủ trong vựa lúa. 
Bạn phải ăn, ngủ và bài tiết. 
Đó là điều không thể tránh. 
Ngoài ra, không việc gì đến bạn. 
Đôi khi tôi có ý nghĩ rằng thành tựu vĩ đại nhất của nền văn hóa tân tiến chính là nó bán Samsara (sinh tử, luân hồi) một cách xuất sắc và có những lối giải trí trống rỗng. Xã hội ngày nay đối với tôi dường như là cuộc lễ mừng tất cả mọi thứ gì dẫn ta đi xa sự thật, làm cho người ta khó mà sống vì chân lý, và nó lại còn không muốn cho người ta tin rằng có chân lý hiện hữu. Và tất cả điều này thoát thai từ một nền văn minh tự cho là tôn thờ sự sống, nhưng kỳ thực đã tước hết ý nghĩa đích thực của cuộc đời; một nền văn minh luôn luôn nói làm cho người ta "hạnh phúc," mà kỳ thực đã làm bế tắc con đường dẫn đến suối nguồn của hạnh phúc chân thực. 
Samsara tân tiến được tổ chức tinh vi, thông bác, nó tấn công ta từ mọi góc cạnh bằng tuyên truyền, và gây một môi trường nghiện ngập khó gỡ xung quanh ta. Càng cố thoát, ta dường như càng vướng sâu vào cạm bẫy tinh vi nó đặt ra cho chúng ta. Bậc thầy Jikmè Lingpa vào thế kỷ 18 nói: 
- Chỉ vì bị cách tưởng sai biệt làm cho mê hoặc mà hữu tình lang thang bất tận, trong vòng lẩn quẩn của sinh tử. 
Bị ám bởi những hy vọng sai lầm, mộng mị, tham vọng, chúng ta như người đang bò qua một sa mạc bất tận, đang khát cháy cổ. Và cái duy nhất mà thế giới tân tiến này đưa ra cho ta uống là một cốc nước muối, chỉ cốt để làm cho ta thêm khá 
ĐỐI MẶT CÁI CHẾT 
Khi nhận thức điều ấy, có phải là ta nên nghe lời Gyalseé Rinpoche khi ngài nói: 
- Dự tính tương lai cũng giống như đi câu trong một hố sâu không có nước; 
Không bao giờ có gì xảy ra đúng như bạn muốn, vậy hãy bỏ hết mọi kế hoạch tham vọng của ngươi đi. 
Khi bạn phải tính toán một việc gì. 
Thì hãy xem nó không chắc như cái giờ chết mà bạn chưa biết chắc. 
Với người Tây Tạng, lễ hội chính trong một năm là Năm Mới, như lễ Giáng sinh, Phục sinh, Tạ ơn, và sinh nhật của bạn, tất cả dồn vào một dịp lễ. Patrul Rinpoché là một bậc thầy vĩ đại mà cuộc đời đầy những biến cố lạ lùng có thể làm sống động nền giáo lý. Thay vì ăn tết và chúc mừng năm mới như mọi người, ngài lại khóc. Khi hỏi tại sao, ngài đáp rằng một năm nữa lại trôi qua, ai cũng tiến gần cái chết thêm một chút, nhưng nhiều người vẫn chưa chuẩn bị. 
Hãy nghĩ đến cái gì có thể xảy đến cho tất cả chúng ta một ngày nào đó. Chúng ta đang tản bộ trên đường, đang suy nghĩ những chuyện làm ta phấn chấn, đang trầm tư về những vấn đề quan trọng, hoặc chỉ đang nghe máy thu thanh bỏ túi. Bỗng thình lình một chiếc xe hơi vút qua, suýt cán chết chúng ta. 
Hãy bật truyền hình lên hay nhìn qua một tờ nhật báo: bạn sẽ thấy chết ở khắp mọi nơi. Những nạn nhân của những tai nạn phi cơ hoặc xe hơi ấy có bao giờ ngờ họ sẽ chết không? Họ xem sống là chuyện đương nhiên, cũng như chúng ta. Biết bao lần ta đã nghe những câu chuyện về người quen, bạn bè, chết bất thần, đột ngột? Ta không cần phải bệnh rồi mới chết, cơ thể ta có thể thình lình suy sụp, hỏng máy, hệt như chiếc xe hơi của ta. Hôm nay ta có thể đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau. Milarepa có khúc hát: 
Khi đang khỏe mạnh 
Bạn khồng hề nghĩ tới ốm đau 
Nhưng bệnh tật thình lình giáng xuống 
Nhanh như một tia chớp. 
 Khi bận những việc thế gian 
Bạn không bao giờ nghĩ đến cái chết gần kề; 
Nó đến nhanh như sấm sét 
Bổ xuống đầu bạn. 
Ta cần thỉnh thoảng tự dạy mình mà hỏi: "Nếu đêm nay ta chết thì thế nào?" Ta không biết ta có thức dậy sáng hôm sau không, thức dậy ở đâu. Nếu bạn thở ra mà không thể hít vào lại, thế là bạn đã chết. Đơn giản là vậy. Người Tây Tạng có câu: "Ngày mai hay đời sau, cái gì tới trước, ta không thể biết". 
Một vài bậc thầy nổi tiếng của Tây Tạng ban đêm mỗi khi đi ngủ, thường rửa ly tách úp bên cạnh giường. Họ không bao giờ chắc chắn mình có thức dậy để cần tới chúng sáng hôm sau. Họ tắt hết lửa, không buồn lưu lại đóm mồi cho sáng hôm sau. Từng sát na họ sống trong ý niệm có thể cái chết đang gần kề. 
Cạnh am cốc của Jikmé Lingpa có một cái ao mà ông phải khó nhọc lắm mới vượt qua. Một số đệ tử xin xây một cái cầu, song ông bảo: 
Xây làm gì? Ai biết được ta còn sống để ngủ tại đây đêm mai? 
Nhiều bậc thầy cố cảnh tỉnh cho ta thấy rõ tính mong manh của đời sống bằng những hình ảnh mạnh hơn: Họ bảo mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ như mình là một tên tù tội đang đi đến nơi hành quyết, như một con cá đang vùng vẫy trong lưới, như một con bò đang đợi vào nhà tế sinh. 
Thân thể nằm dài trên giường lần cuối 
Miệng thì thào những lời trăn trối 
Tâm ngắm nhìn ký ức lần cuối diễn ra: 
Bi kịch ấy khi nào sẽ đến với ngươi? 
Điều quan trọng là ta phải tư duy một cách thản nhiên và thường xuyên rằng cái chết thực có, và nó sẽ tới mà không báo trước. Đừng để như con bồ câu trong ngạn ngữ Tây Tạng, suốt đêm lăng xăng soạn chỗ ngủ cho đến sáng, và nó không còn thì giờ để ngủ nữa. Như Drakpa Gyaltsen, một bậc thầy hiện đại, đã nói: 
- Loài người trải qua suốt cả đời để chuẩn bị hết việc này tới việc khác chỉ để thình lình bắt gặp đời sau mà họ hoàn toàn không chuẩn bị. 
 XEM TRỌNG CUỘC ĐỜI 
Có lẽ chỉ có những người hiểu được tính mong manh của đời sống mới biết được sự sống quý báu ngần nào. Một lần, khi tôi dự hội thảo ở Anh quốc, phóng viên đài BBC phỏng vấn những người tham dự. Đồng thời họ cũng nói chuyện với một người phụ nữ sắp chết. Bà ta vô cùng hãi sợ, vì bà chưa từng nghĩ cái chết là thực có. Bây giờ bà đã biết. Bà chỉ có một thông điệp duy nhất cho những người chết sau bà, đó là: Hãy xem trọng sự sống và cái chết. 
Xem trọng cuộc đời không có nghĩa phải bỏ cả đời mà tĩnh tọa tư duy như thể là ta đang ở trên Núi Tuyết hay như vào những ngày xưa tại Tây Tạng. Trong thế giới tân tiến, ta phải làm việc và kiếm sống, nhưng không nên vướng vào kiểu sống "chụp giật" không nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa nào của cuộc đời. Công việc của ta là tìm một thế quân bình, trung đạo, không quá dấn mình vào những hoạt động và bận bịu ngoại vi, mà càng ngày càng làm cho cuộc sống của ta trở thành đơn giản. Chìa khóa để tìm ra một thể quân bình hạnh phúc cho đời sống hiện nay là tính giản dị. 
Đó là ý nghĩa đích thực của giới luật ở trong đạo Phật. Tạng ngữ gọi giới luật là Tsul trim. Tsul có nghĩa là thích hợp, chính xác, và trim có nghĩa là quy luật hay cách thức, con đường. Vậy giới luật là làm cái gì thích hợp hay chính xác; ở trong một thời đại quá phức tạp như hiện nay, thì đó chính là sống giản dị. 
Chính từ đây mà ta có được sự an bình trong tâm. Ta sẽ có nhiều thì giờ hơn để theo đuổi sự nghiệp tâm linh và những hiểu biết có thể giúp chúng ta giáp mặt cái chết. 
Buồn thay, đây là điều mà trong chúng ta ít có ai làm. Có lẽ bây giờ ta nên tự đặt cho mình câu hỏi: 
- Thực sự ta đã làm được cái gì trong đời ta? 
Tôi muốn nói là, ta đã thực sự hiểu được bao nhiêu về sống chết. Điều làm tôi lên tinh thần là sự xuất hiện những báo cáo về các nghiên cứu kinh nghiệm cận tử, như những quyển sách của bạn tôi, anh Kenneth Ring và những người khác. Một số đáng kể những người sống sót qua tử nạn hoặc qua kinh nghiệm lúc suýt chết đều mô tả họ có một toàn cảnh cuộc đời họ diễn ra trong tâm trí vào lúc đó. Một cách sống động và chính xác, họ sống lại những biến cố quan trọng của đời họ. Đôi khi họ còn thấy sống lại những hậu quả hành động của họ đối với kẻ khác, và kinh quá những cảm xúc mà hành động họ đã gây nên. Một người đàn ông kể cho Kenneth Ring nghe: 
- Tôi nhận ra rằng có những việc mà mỗi người được đưa xuống trần gian để học hỏi và thực chứng. Chẳng hạn để san sẻ thêm tình yêu thương, lân mẫn đối với nhau hơn. Để khám phá rằng điều quan trọng nhất là mối tương giao giữa người với người và lòng nhân ái chứ không phải là những thứ duy vật. Để thấy rằng mỗi một việc làm của bạn trong đời này đều được ghi lại, và mặc dù lúc đó bạn không nghĩ tới, nó vẫn xuất hiện lại về sau. 
Đôi khi cuộn phim về cuộc đời xảy ra kèm theo một "thực thể ánh sáng" quang vinh. Điều nổi bật trong nhiều nhân chứng khác nhau là, sự gặp gỡ "thực thể" ấy chứng tỏ rằng mục đích thực sự duy nhất trong đời là "tập sống yêu thương kẻ khác và có được tri kiến". 
Một người kể với Raymond Moody: 
- Khi ánh sáng xuất hiện, điều đầu tiên ngài nói với tôi là: "Con đã làm gì để chứng tỏ với ta là con đã sống trọn vẹn đời con?" hoặc một điều gì tương tự như thế... Tựu trung suốt buổi, ngài cứ nhấn mạnh về tầm quan trọng của yêu thương... Ngài dường như cũng rất quan tâm đến những việc liên hệ tới hiểu biết nữa... 
Một người khác bảo với Kenneth Ring: 
- Tôi được hỏi, mà không nghe thành lời – nó như một giao cảm tâm linh trực tiếp - rằng: "Tôi đã làm gì để đem lại lợi lạc hay tiến hóa cho loài người?" 
Những hành động của ta lúc sống như thế nào, thì khi chết ta như thế ấy. Và tất cả mọi sự, tuyệt đối tất cả, đều đáng kể. 
  MÂY MÙA THU 
 Ở tu viện của ngài tại Népal, vị đệ tử già nhất hiện còn sống của thầy tôi là Dilgo Khientse Rinpoche, đã giảng dạy đến ngày cuối một khóa tu học. Ngài là một trong những bậc thầy nổi tiếng hiện nay, đã từng dạy cả đến đức Dalai Lama và nhiều bậc thầy khác, những người xem ngài như một kho tàng bất tận của trí tuệ và từ bi. Tất cả chúng tôi đều ngước lên mà chiêm ngưỡng con người vĩ đại như tuyết ấy, một bậc học giả, thi sĩ, và hành giả mật tông đã trải qua hai mươi lăm năm trong đời để nhập thất ẩn cư. Ngài dừng lại và đưa mắt nhìn xa xăm, dạy rằng: 
- Tôi nay đã già bảy mươi tám tuổi, đã trông thấy quá nhiều việc trong đời. Bao nhiêu người trẻ tuổi đã chết, bao nhiêu người bằng tuổi đã chết, bao nhiêu người già đã chết. Nhiều người ở trên cao đã tụt xuống thấp. Nhiều người ở dưới thấp đã vượt lên cao. Nhiều xứ sở đã biến đổi. Đã có bao nhiêu biến động đau thương, bao nhiêu chiến tranh, tật dịch, bao nhiêu tàn phá trên khắp thế giới. Tuy thế tất cả những biến chuyển kia không thực gì hơn một giấc chiêm bao. Khi ta nhìn thật sâu xa, ta nhận ra rằng không có một cái gì trường cửu miên viễn, không một cái gì, cả đến sợi lông măng trên thân thể ta. Và đây không là một lý thuyết, mà là điều bạn có thể thực sự chứng nghiệm, thấy biết bằng chính mắt bạn. Tôi thường tự hỏi: "Tại sao mọi sự đều thay đổi?" Và chỉ một câu trả lời duy nhất trở lại với tôi: "Đấy là cuộc đời." Không một thứ gì, tuyệt đối không thứ gì, có một tính chất trường cửu nào cả. Đức Phật dạy: 
Hiện hữu của chúng ta mong manh như mây mùa thu 
Cảnh sống chết như màn nhảy múa. 
Đời người như chớp loáng qua bầu trời 
Vút nhanh như thác trên núi cao đổ xuống. 
Một trong những lý do chính khiến ta lấy làm khó khăn lo sợ khi đối mặt cái chết là vì ta tảng lờ sự thật về vô thường. Chúng ta cứ khăng khăng muốn mọi sự tiếp tục như cũ, đến nỗi ta tưởng rằng chúng vẫn luôn như vậy. Nhưng đấy chỉ là ảo tưởng. Chúng ta cũng thường thấy rằng lòng tin không ăn nhập gì với thực tại. Ảo tưởng ấy, cùng với những thông tin sai lạc, ý tưởng, giả thuyết, là một nền tảng bấp bênh trên đó ta xây dựng cuộc đời ta. Dù sự thật có xen vào chứng minh ngược lại, chúng ta vẫn cố bám giữ lấy ảo tưởng của ta. 
Trong tâm trí ta, sự biến chuyển luôn đồng nghĩa với mất mát, đau khổ. Và khi nó xảy tới, ta cố tự "gây mê" cho mình càng nhiều càng hay. Ta cứ nghĩ một cách ươn ngạnh phi lý rằng sự trường cửu đem lại an ninh, còn vô thường thì không. Nhưng kỳ thực vô thường cũng như một vài người ta gặp trong đời, lúc đầu khó chịu nhưng khi đã quen biết lại rất thân thiện, không đáng bực mình như ta tưởng. 
Hãy suy nghĩ về điều này: Sự thực chứng về vô thường, ngược đời thay, lại là cái duy nhất ta có thể nắm chắc, có lẽ đấy là sở hữu bền bỉ duy nhất của ta. Nó giống như bầu trời hay trái đất. Bất kể vạn vật chung quanh ta đều có thể sụp đổ, đổi thay bao nhiêu, trời đất vẫn tồn tại mãi. Chẳng hạn chúng ta có trải qua một cơn khủng hoảng đau đớn ê chề, toàn bộ cuộc đời ta dường như tan rã thành mảnh vụn... Chẳng hạn người bạn đời của ta đột ngột bỏ ta không báo trước. Nhưng trái đất vẫn còn đó, bầu trời còn đây. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng ngay cả trái đất cũng chấn động, chỉ để mà nhắc cho ta nhớ đừng có chắc ăn bất cứ một việc gì... 
Ngay cả đức Phật cũng chết. Cái chết của ngài là một cách giáo hóa, để gây chấn động nơi kẻ ngây ngô, biếng nhác, tự mãn, để đánh thức cho ta thấy sự thật là mọi sự đều vô thường, và cái chết là một sự kiện hiển nhiên của cuộc đời. Khi gần chết, đức Phật đã dạy: 
- "Trong các dấu chân, dấu chân voi là lớn hơn cả. Trong các phép quán niệm xứ, thì niệm vô thường là hơn cả." 
(Kinh Đại bát Niềt Bàn) 
Mỗi khi chúng ta đánh mất mục tiêu của mình, rơi vào lười biếng giải đãi, thì sự quán niệm vô thường và chết lay ta trở về sự thật: 
Cái gì đã sinh ra sẽ chết 
Cái gì đã tụ, sẽ tan 
Cái gì có tích lũy sẽ cạn kiệt 
Cái gì đã xây dựng sẽ sụp đổ 
Và cái gì lên cao sẽ xuống thấp. 
Toàn thể vũ trụ, theo các nhà khoa học hiện nay, chỉ là sự chuyển biến, hoạt động, tiến trình, một tổng thể biến thiên làm nền tảng cho mọi sự vật. 
Mỗi tác động hỗ tương trong một hạt nhân nguyên tử gồm có sự hủy diệt và tái tạo những hạt nguyên tử (subatomic particles). Thế giới bên trong một nguyên tử là cuộc luân vũ liên tục của sinh và diệt, vật chất chuyển thành năng lượng và năng lượng thành vật chất. Những hình dạng phù du thoạt hiện thoạt mất tạo thành một thực thể bất tuyệt mãi mãi được tái tạo. (*) 
Đời chúng ta là gì nếu không phải là cuộc luân vũ của những hình dạng phù du ấy? Há chẳng phải mọi sự luôn luôn thay đổi: Lá trên cành cây trong công viên, ánh sáng trong phòng bạn lúc đang xem sách này, những mùa, khí hậu, thời gian trong ngày, người qua lại trên đường. Còn bạn thì thế nào: Không phải mọi sự ta làm trong quá khứ bây giờ chỉ như một giấc mộng đó sao? Những bạn bè thuở bé, những chỗ ngày nhỏ ta thường lui tới, những quan niệm, ý tưởng mà có một thời ta đã say mê ấp ủ: Ta đã bỏ lại tất cả sau lưng. Bây giờ, trong giây phút này, bạn thấy sự đọc những trang sách này dường như rất thực. Nhưng rồi nó cũng chỉ còn là một ký ức. 
Những tế bào trong cơ thể ta đang chết, những tế bào não ta đang tàn tạ, cả đến sự biểu hiện trên gương mặt ta cũng luôn thay đổi tùy theo tâm trạng ta. Cái mà ta gọi là tính tình của ta chỉ là một dòng tâm thức, không gì khác. Hôm nay ta cảm thấy thoải mái vì mọi sự tiến triển tốt đẹp, ngày mai ta cảm thấy ngược lại. Vậy thì cái cảm giác thoải mái đi đâu rồi? Những ảnh hưởng mới xâm chiếm lấy ta, mỗi khi hoàn cảnh thay đổi: Chúng ta đã vô thường, hoàn cảnh cũng vô thường, không một thứ gì chắc chắn bền bỉ ở bất cứ đâu, mà ta có thể chỉ ra. 
Không gì khó tiên liệu hơn là những ý tưởng và tình cảm của ta: Bạn có bao giờ biết được bạn sẽ nghĩ gì, cảm thấy thế nào trong thời gian sắp tới không? Tâm ta quả thực trống rỗng, vô thường, phù du như một giấc mộng. Hãy nhìn một ý tưởng: Nó đến, ở và đi. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và ngay cái ý nghĩ hiện tại khi ta cảm nhận nó, nó đã thành dĩ vãng. 
- Điều duy nhất ta thực sự có được là cái bây giờ, là hiện tại. 
Có đôi lúc, sau khi tôi giảng dạy những điều này, một người tiến lên bảo: 
- Tất cả chuyện đó rõ ràng quá rồi. Tôi đã biết. Hãy giảng cho tôi nghe một điều gì mới lạ. 
Tôi bảo họ: 
- Bạn có bao giờ thực sự hiểu, thân chứng sự thật vô thường hay chưa? Bạn đã thâm nhập nó trong từng ý tưởng, hơi thở và động tác, đến nỗi cuộc đời bạn nhờ vậy mà được đổi mới hay chưa? Hãy tự hỏi bạn hai câu này: Tôi có nhớ vào mọi lúc, rằng tôi đang chết hay không, và mọi người mọi vật khác cũng đang chết, bởi thế đối xử với mọi chúng sinh với lòng bi mẫn trong mọi lúc? Sự hiểu biết về chết và vô thường nơi tôi có thực đã trở nên bén nhạy, cấp thiết đến độ tôi đang dành mọi giây phút còn lại của đời tôi để theo đuổi sự nghiệp giác ngộ? Nếu bạn có thể trả lời "Có" cho cả hai câu hỏi ấy, thì bạn mới thực sự đã hiểu ý vô thường. 
 

TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT (Sogyal Rinpoche)