NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Làm sao để tránh “cả nghĩ”

Cả nghĩ, là hay nghĩ ngợi, đụng một tí là nghĩ. Việc to, việc bé đều suy nghĩ, nhiều việc không đáng gì cũng suy nghĩ. Nếu bạn là một người cả nghĩ, thì cũng không có gì là lập dị. Cả nghĩ là một phần tự nhiên trong cuộc sống của rất nhiều người, thậm chí chúng ta không ý thức được là chúng ta “có bệnh cả nghĩ”. Nghiên cứu cho thấy, “bệnh cả nghĩ” thường gặp ở những người trẻ và trung niên. Khoảng 73% những người trong độ tuổi từ 25 đến 35 có chứng cả nghĩ, trong đó, phụ nữ chiếm số nhiều hơn nam giới (57% so với 43%).
Sự cả nghĩ mang lại những lợi ích nhất định cho chúng ta, ví dụ, giúp chúng ta bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo về một việc nào đó, giúp chúng ta giữ được mạch suy nghĩ logic, không bị cảm xúc nhất thời xen vào quyết định. Nhờ đó, chúng ta có thể hành động đúng đắn, chính xác hơn và có những kết quả tốt hơn. Thế nhưng sự cả nghĩ cũng đồng thời mang lại nhiều điều hại cho chúng ta như: tiêu tốn thời gian và năng lượng; khiến chúng ta chậm chạp, thậm chí luôn đứng yên trong cuộc đời; những người cả nghĩ là những người thường có tư duy tiêu cực, bi quan, luôn chìm vào mặt tiêu cực của tình huống; sự cả nghĩ còn triệt tiêu tư duy về giải quyết vấn đề; những người cả nghĩ còn bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Như vậy, nếu là một người cả nghĩ, chúng ta nên có sự nhận xét rõ ràng về bản thân mình, về thói quen cả nghĩ và phải có những hành động để hạn chế, thậm chí thoát khỏi thói quen cả nghĩ này.
Cả nghĩ, là hay nghĩ ngợi, đụng một tí là nghĩ. Việc to, việc bé đều suy nghĩ, nhiều việc không đáng gì cũng suy nghĩ. Nếu bạn là một người cả nghĩ, thì cũng không có gì là lập dị. Cả nghĩ là một phần tự nhiên trong cuộc sống của rất nhiều người, thậm chí chúng ta không ý thức được là chúng ta "có bệnh cả nghĩ"
Cả nghĩ, là hay nghĩ ngợi, đụng một tí là nghĩ. Việc to, việc bé đều suy nghĩ, nhiều việc không đáng gì cũng suy nghĩ. Cả nghĩ là một phần tự nhiên trong cuộc sống của rất nhiều người, thậm chí chúng ta không ý thức được là chúng ta “có bệnh cả nghĩ”
1. Đặt mọi chuyện vào cái nhìn rộng hơn
Chúng ta dễ trở nên cả nghĩ khi nhìn mọi việc dưới một góc nhìn hạn hẹp. Khi đó thậm chí những chuyện nhỏ cũng trở nên bế tắc và không có giải pháp. Vì thế, khi thấy bản thân mình nghĩ ngợi nhiều về một điều gì đó, hãy tự hỏi mình: sau 5 năm nữa, chuyện này có còn quan trọng? sau 5 tháng nữa mình sẽ nhìn mọi việc thế nào? Chúng ta sẽ thấy, bằng cách tự hỏi mình như vậy, chúng ta sẽ có một cái nhìn rộng hơn, dài hạn hơn về vấn đề đang gặp phải. Làm được điều này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng vượt qua sự cả nghĩ không cần thiết, dành thời gian và năng lượng cho những điều gì thực sự quan trọng với chúng ta lúc này và về lâu dài.
2. Đưa ra quyết định sau một quãng thời gian nhất đinh
Chúng ta hãy tập thói quen phải đưa ra quyết định cuối cùng sau một lượng thời gian nào đó, và bắt tay vào hành động. Nếu không, chúng ta sẽ bị cuốn vào suy nghĩ liên tục, nghĩ đi nghĩ lại, nghĩ từ mọi góc độ, và có lẽ nghĩ mãi không xong được. Do vậy, hãy đặt ra cho mình thói quen chấm dứt suy nghĩ và ra quyết định sau một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, với những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: có nấu ăn hay không, có ra tiệm ăn hay không, có nên trả lời email này hay không,… hãy
quyết định trong vòng 30 giây là tối đa. Những việc lặt vặt như vậy không đáng để chúng ta đắn đo, cân nhắc trong cả chục phút. Đối với những vấn đề lớn hơn mà xảy đến trong này, hãy dành tối đa 30 phút để quyết định.
3. Hãy hành động
Tiếp sau bước trên, khi đã nhanh chóng tìm ra được quyết định, hãy bắt tay vào hành động. Càng nhanh chóng bắt tay vào hành động thì chúng ta càng bớt nguy cơ bị cuốn trở lại với sự cả nghĩ. Ngay khi bắt tay vào thực hiện bước đầu tiên của kế hoạch hành động, nghĩa là chúng ta đã bước ra xa khỏi phạm vi cả nghĩ, dù đó chỉ là những bước nhỏ.
4. Hãy hiểu rằng chúng ta không để điều khiển được mọi thứ như ý mình
Khi lo lắng về một việc nào đó, chúng ta có thể nghĩ đi nghĩ lại hàng chục lần, với mục đích làm sao khống chế được hết những khả năng có thể xảy ra, sao cho không có một sai sót nào. Chúng ta sợ mình làm sai, sợ mình sẽ rơi vào tình cảnh xấu hổ, bị chê cười,… Thực sự thì không ai hoàn hảo cả. Đòi hỏi có một kế hoạch hay một kết quả hoàn hảo là không thể được. Hãy ra quyết định sau 1 khoảng thời gian nào đó, chấp nhận những rủi ro và chấp nhận những điều không thể lường trước được.
5. Khi không thể nghĩ được gì thì đừng nghĩ nữa
Nhiều khi, vấn đề quá lớn và khó khăn đến nỗi chúng ta chẳng thể ăn uống được, rất mệt mỏi, chỉ nằm dài trên giường và mắt nhìn trần nhà chằm chăm bởi có hàng trăm điều đang nhảy múa trong đầu. Đó là lúc chúng ta không thể suy nghĩ một cách rõ ràng, minh mẫn được. Với một cơ thể mệt mỏi, tâm trí sẽ chỉ có những ý nghĩ tiêu cực mà thôi và rất có thể một vấn đề nhỏ sẽ được suy diễn một cách tiêu cực thành những khó khăn rất lớn và rất khó vượt qua. Hãy ngừng quá trình suy nghĩ ở đây, dành thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí. Sau đó, hãy trở lại vấn đề này sau.
Với một cơ thể mệt mỏi, tâm trí sẽ chỉ có những ý nghĩ tiêu cực mà thôi và rất có thể một vấn đề nhỏ sẽ được suy diễn một cách tiêu cực thành những khó khăn rất lớn và rất khó vượt qua
Với một cơ thể mệt mỏi, tâm trí sẽ chỉ có những ý nghĩ tiêu cực mà thôi và rất có thể một vấn đề nhỏ sẽ được suy diễn một cách tiêu cực thành những khó khăn rất lớn và rất khó vượt qua
6. Đừng sợ những nỗi sợ mơ hồ
Một lý do nữa khiến chúng ta cứ cả nghĩ là do chúng ta sợ những nỗi sợ mơ hồ. Chúng ta cứ hình dung ra mọi việc sẽ kết thúc một cách thê thảm, tồi tệ, thậm chí tồi tệ hơn thực tế có thể xảy ra rất nhiều. Vì nỗi sợ hãi đó mà chúng ta không dám quyết định, cứ nghĩ đi nghĩ lại thật nhiều lần, đặt ra nhiều kịch bản.
Vậy thì, hãy tự hỏi mình: kết quả tệ nhất sẽ là thế nào? Nếu điều đó xảy ra thì ta sẽ phản ứng ra sao, làm thế nào để gỡ được tình hình? Khi đã xác định được những điều này, chúng ta sẽ thấy nhẹ nhõm hơn hẳn, sẽ không thấy sợ nữa bởi những điều này đã được xác định, không còn là sự mơ hồ.
7. Tập trung vào những việc khác
Khi có xu hướng nghĩ ngợi quá mức, hãy tìm những việc khác để phân tán tâm trí ra khỏi việc suy nghĩ này. Ví dụ: đi ra ngoài, tập thể thao, đi ăn uống, lái xe quanh khu vực, hoặc ngồi thiền. Trong đó tập thể thao là gợi ý hay nhất, giúp chúng ta giải phóng sự căng thẳng của cả cơ bắp và tâm trí. Sau đó, khi đã có được cơ thể sảng khoái và tinh thần sắc bén, chúng ta có thể quay lại giải quyết vấn đề cũng chưa muộn.
tập thể thao là gợi ý hay nhất, giúp chúng ta giải phóng sự căng thẳng của cả cơ bắp và tâm trí. Sau đó, khi đã có được cơ thể sảng khoái và tinh thần sắc bén, chúng ta có thể quay lại giải quyết vấn đề cũng chưa muộn
Tập thể thao giúp chúng ta giải phóng sự căng thẳng của cả cơ bắp và tâm trí. Sau đó, khi đã có được cơ thể sảng khoái và tinh thần sắc bén, chúng ta có thể quay lại giải quyết vấn đề cũng chưa muộn
Không thể sống mà không suy nghĩ. “Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ” (Pascal). Tuy nhiên, sự cả nghĩ lại có thể gây nhiều tổn hại cho cuộc sống của chúng ta, và thực sự cần được kiểm soát. Hãy tạo cho mình thói quen suy nghĩ hiệu quả, sắc bén và có trách nhiệm, đồng thời phải hạn chế và loại bỏ thói quen cả nghĩ không có lợi này. Chúc các bạn thành công.