NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

HƯ..



Theo những nhận định về nam châm, gã được biết :
- Khác cực thi hút nhau, đồng cực thì đẩy nhau. Âm với dương thì hút nhau và ngược lại cũng vậy. Còn dương với dương thì đẩy nhau và ngược lại cũng thế.
Trong lãnh vực con người, gã thấy chẳng khác bao nhiêu :
- Nam với nam thì nhiều khi đánh nhau phun cả máu đầu. Còn nam với nữ thì lôi cuốn lẫn nhau, quyện lẫn vào nhau, như tục ngữ đã diễn tả :
- Trai thấy gái lạ, như quạ thấy gà con.
Tuy nhiên, khi phe đờn bà con gái ngồi lại với nhau, thì thường hay nói xấu và dí mũi vào cánh đờn ông con trai. Và cánh đờn ông con trai, khi trà dư tửu hậu, cũng thường hay bới móc và…chõ mõm vào chuyện đờn bà con gái.
Trong một tiệc nhậu lai rai, khi các…”chiến hữu” bắt đầu tửu nhập ngôn xuất, một đấng mày râu đã lớn tiếng so sánh :
- Nếu so sánh con gái với con nai, ta thấy có những điểm khác nhau như sau :
Một là nai luôn ngơ ngác suốt cả đời, còn con gái thì chỉ ngơ ngác mỗi khi cần ngơ ngác.
Hai là nai không bao giờ giả nai cả, còn con gái thì nhiều lúc lại thích giả nai.
Ba là nai có sừng trên đầu, còn con gái thì có sừng trong ánh mắt.
Bốn là nai luôn ăn cỏ, còn con gái thì đôi lúc lại ăn cả thịt nai.
Năm là khi gặp tai nạn, nai biến thành khô nai, còn con gái thì biến thành…mít ướt.
Sáu là nai nhảy tưng tưng trong rừng, còn con gái thì nhảy tưng tưng trong…shop.
Một đấng tu mi khác đã so sanh sự giống nhau giữa đờn bà và con cọp như sau :
- Một là cọp thì gầm, đờn bà nhiều lúc cũng gầm.
Hai là cọp thì uyển chuyền, đờn bà đôi khi cũng uyển chuyển.
Ba là cọp thì được gọi bằng ông ba mươi, còn đờn bà lắm khi được gọi là…sư tử Hà Đông.
Bốn là cọp rất oai phong, còn đờn bà cũng rất lẫm liệt, chẳng thế mà người xưa đã bảo : nhất vợ nhì giời, lệnh ông không bằng cồng bà.
Năm là cọp rất quan tâm tới móng vuốt, còn đờn bà cũng rất quan tâm tới móng chân móng tay.
Sáu là cọp nổi tiếng về da, đờn bà cũng chăm chút về làn da cùng với áo quần của mình.
Bảy là cọp đôi khi chỉ vồ chứ không ăn, đờn bà đôi khi chỉ yêu mà không lấy.
(Báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 8 ra ngày 4.3.2007)
Giữa lúc bầu khí đang hồ hởi, thì bỗng anh chàng chiến hữu, sắp sửa đi vào tình trạng ngắc ngư con tàu đi, đã phát biểu một câu …xanh lè, khiến cho bàn dân thiên hạ ngẩn tò te :
- Còn tớ ấy hả, tớ vừa mới khám phá ra một chân lý, mới nghiệm một qui luật của muôn đời, đó là : Đờn ông, muốn hư thì phải có tiền, còn đờn bà, muốn có tiền thì phải…hư.
Câu nói trên đây đã làm cho gã đi từ chỗ ngẩn tò te, đến chỗ cúi đầu và suy gẫm.
Dĩ nhiên, câu nói này không hoàn toàn đúng “một chăm phần chăm đâu em ơi”, bởi vì nhiều ông có tiền, được liệt vào hàng đại gia, giàu nứt đố đổ vách mà đâu có hư, đồng thời cũng có nhiều bà đã kiếm được tiền bằng chính công sức, mô hôi, nước mắt của mình và họ cũng chẳng bao giờ hư đốn cả.
Tuy nhiên, câu nói trên cũng phản ảnh phần nào sự thật, nhất là sự thật về một hạng người nào đó trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Gã xin…bình loạn thêm về câu nói này.

TRƯỚC HẾT, ĐỜN ÔNG MUỐN HƯ, THÌ PHẢI CÓ TIỀN.

Kinh nghiệm cho gã thấy : khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, người ta dễ dàng đạo đức ăn ra, trái lại khi khó khăn đã qua đi và hoàn cảnh trở nên tươi sáng hơn, người ta trở về nếp sống cũ và lại khô khan nguội lạnh, nếu không muốn nói là còn xấu xa hơn trước nữa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đờn ông con giai thì sợ phải đi tù và học tập cải tạo, còn đờn bà con gái thì sợ phải đi lấy thương phế binh…”Viêt Cộng”, thành thử người ta vội vã tới nhà thờ xưng tội rước lễ, như để dọn mình chết lành vậy, nhà thờ lúc nào cũng đầy ắp những người.
Sau đó, những sinh hoạt tôn giáo trong nước bị hạn chế tới múc tối đa : không còn các hội đoàn, không còn các chủng viện, việc đi lại của các linh mục tu sĩ từ nơi này tới nơi khác cũng khó khăn…Tuy nhiên, càng bị hạn chế, càng gặp nhiều khó khăn, thì dường như người ta lại càng sốt sắng hơn.
Còn bây giờ, chính sách của nhà nước phần nào thông thoáng và hoàn cảnh cũng sáng sủa hơn, người ta lao mình vào công ăn việc làm, người ta ra sức tìm tiền kiếm bạc và dầu tư mọi công sức cho vấn đề cơm áo gạo tiền và làm giàu đã trở thành nỗi ưu tư số một, hay cái lý tưởng sáng chói cần phải thực hiện. Tôn giáo và đạo đức bị tụt hạng, nếu không nói là đã bị một sô người…xếp xó.
Nước Mỹ, ngay sau biến cố 11.9 với tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế bị sụp đổ tan tành, thì dường như chỗ nào cũng dấy lên một phong trào đạo đức : người ta thắp nến để cầu nguyện, người ta xác nhận lại niềm tin vào Thượng Đế, người ta tôn vinh những hành động can đảm của những người đã dám hy sinh mạng sống…Nhưng rồi những cảm tình đạo đức này dần dần bị chìm vào quên lãng, khi người ta thấy mình vẫn được sống trong bình an, đất nước mình vẫn liên tục phát triển và bọn khủng bố chưa dám tái xuất giang hồ, sờ đến gáy hay đá động tới quê hương mình.
Biến cố đau thương này, không phải chỉ là như viên sỏi nhỏ, nhưng là như một tảng đá lớn ném xuống mặt hồ, tạo được những chao đảo, những làn sóng trên làn nước vốn đã từ lâu êm ả. Tuy nhiên, dù sóng có to, thì cũng sẽ tới một lúc nào đó, tảng đá chìm xuống đáy nước và mặt hồ trở lại với tình trạng phẳng lặng và yên tĩnh của mình.
Cùng với nhận định này, gã xin đi xuống lãnh vực cá nhân và gia đình. Sách Cổ Học Tinh Hoa kể lại rằng :
Vua Cảnh Công có cô con gái yêu, muốn gả cho Án Tử. Một hôm nhà vua đến ăn tiệc tại nhà Án Tử, thấy vợ Án Tử bèn hỏi :
- Phu nhân đấy phải không ?
Án Tử thưa :
- Vâng, phải ạ.
Nhà vua nói :
- Ôi, phu nhân trông sao vừa già lại vừa xấu. Quả nhân có đứa con gái trẻ đẹp muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao ?
Án Tử đứng dậy thưa rằng :
- Nội tử tôi nay thật già và xấu, nhưng lấy tôi và cùng tôi ăn ở đã lâu, kể từ lúc còn trẻ và đẹp. Xưa nay đàn bà lấy chồng lúc trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lúc đẹp lấy cốt để nhờ cậy lúc xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi mà tôi cũng đã nhận sự nhờ cậy ấy. Nay nhà vua tuy muốn ban ơn chắc cũng không nỡ để cho tôi ăn ở bội bạc với những điều nội tử tôi đã nhờ cậy bấy lâu nay.
Nói đoạn Án Tử lạy hai lạy, xin từ không lấy.
Đọc xong mẩu chuyện này, hẳn có nhiều người cho rằng : Án Tử sao mà khờ quá vậy, chẳng bù cho những con người thời nay.
Thực vậy, có anh chàng “Hai Lúa” được cha mẹ cho lên Saigon…du học. Trước khi khăn gói quả mướp lên đường, anh ta đã thề độc thề địa với người yêu bé bỏng của mình rằng :
- Nếu không lấy được em thì anh sẽ chết. Em ráng chờ đợi anh nhé.
Và trong đầu óc đơn sơ của anh chàng Hai Lúa này đã vẽ nên một cảnh tương huy hoàng như người xưa đã diễn tả :
- Võng anh đi trước, võng nàng theo sau.
Nhưng rồi sau khi đã khều được mảnh bằng, anh chàng Hai Lúa năm nào đã trở thành dân Saigon chính hiệu con nai vàng. Vì cần phải có hộ khẩu ở thành phố, vì cần phải có ô dù che chắn trước sau, vì cần phải mở ra con đường tiến thân, vì cần phải bảo đảm cho công danh sự nghiệp…nên anh ta đã lấy một cô vợ mà nhà thì giàu, bố thì thế lực và quên béng mất cô gái miền quê năm xửa năm xưa. Thật đúng với lời bàn của tác giả Cổ Học Tinh Hoa :
“Ngán thay thói đời giàu hay quên bạn, sang hay phụ vợ. Lắm kẻ lúc còn hàn vi, vợ nuôi cho ăn đi học, một mai được chút tiền của, chức tước, đã phụ ngay vợ cũ mà kiếm vợ mới, hoặc kiếm vào chỗ giàu, chỗ sang hay người trẻ tuổi xinh đẹp hơn. Nhưng kẻ như thế dù viện lẽ gì, cũng chỉ là kẻ phụ bạc cả mà thôi”.
Nhiều ông chồng, khi còn là “bần cố nông”, khi còn nghèo túng, khố rách áo ôm, thì lại sống rất chung thủy và hạnh phúc với vợ với con, thiếu điều như ca dao đã từng diễn tả :
- Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
 Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
- Râu tôm nấu với ruột bầu,
 Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.
Thế nhưng, khi đã có một địa vị với cái ghế ngồi khá vững chắc và nhất là khi đã có sẵn tiền trong tay, thì bỗng quay phắt 180 độ và bị…hư đi. Dĩ nhiên ở đây gã xin miễn bàn đến chuyện kiếm cho ra nhiều tiền, chẳng hạn như : làm ăn chân chỉ hạt bột, điêu ngoa xảo trá hay tham nhũng hối lộ…mà chỉ bàn tới việc tiêu tiền thế nào khiến cho mình chóng bị hư đi.
Nếu kiếm được tiền mang về nuôi vợ nuôi con, trang bị cho gia đình những tiện nghi thì chả cần phải nói. Nhưng đàng này thì khác, kiếm được tiền và chi cho những cuộc du hí riêng tư của mình, để rồi nhiều khi thân bại danh liệt và gia đình đổ vỡ tan hoang.
Kinh nghiệm cũng cho thấy : có tiền, người ta sẽ dễ dàng “rửng mỡ”, mà lao mình vào những cuộc chơi bời trác táng. Hay nói cách khác, muốn chơi bời thỏa thích thì phải có sẵn tiền trong túi.
Bình thường, sau một ngày lao động mệt mỏi hay căng thẳng, khi chiều xuông, bè bạn thường rủ nhau tới quán nhậu, làm một chầu để mở mang trí hóa, cũng như giải bớt cơn sầu. Chẳng thế mà các tụ điểm ăn nhậu, các nhà hàng cao cấp, các làng nướng cũng như các phố…chó, mọc lên như nấm ở Saigon và ở khắp nơi trên đất nước này,. Còn thức uống thì đủ loại từ rượu ta đến rượu tây, từ nước ngọt đến bia bọt, với các thứ nhãn hiệu trình tòa, từ đẳng cấp địa phương cho tới đảng cấp quốc tế, thôi thì…đủ cả. 
Tuy nhiên, nếu chỉ nhậu tăng một, thì dù có say một tí, cũng vẫn là chuyện thường ngày ở huyện. Thế nhưng, người ta lại tiếp tục tăng hai và ở tăng hai này, người ta nhậu ở đâu và nhậu như thế nào thì chỉ có ông trời mới biết được mà thôi. Cũng vì tăng hai ấy mà người ta phải chi ra không biết bao nhiêu tiền và cũng dễ bị hư đi.
Ngoài những người đã hư đi vì chuyện ăn uống, thì trong thực tế, còn có người hư đi vì chuyện hút sách. Khẩu hiệu được họ đưa ra, đó là :
- Có tiền làm tiên cũng được.
Nếu chỉ bắn thuốc lào, hay hút thuốc lá, thì vẫn là những chuyện thường ngày ở huyện, nhưng đàng này họ lại thích chơi những thứ hàng độc, như bạch phiến, xì ke ma túy… Họ muốn làm bạn với nàng tiên nâu và bản thân muốn được trở thành một…ông tiên, đi mây về gió. Giấc mơ phù du này đòi phải chi những số tiền lớn và cũng chóng kết thúc bằng sự hư đi.
Sau cùng, có tiền mua tiên cũng được. Một số người lại thích cầm tiền đi mua những…cô tiên qua những cuộc tình thầm lén và vụng trộm, những cuộc tình chớp nhoáng và…ngoài luồng, bằng cách chơi bời trác táng hay đèo bòng bồ nhí.
Có những ông gìa đang bước vào cảnh hoàng hôn của cuộc đời, thế mà vẫn cứ anh dũng bỏ vợ trốn con, bỏ tiền ra xây tổ ấm và trang bị những tiện nghi hiện đại cho cô bồ nhí trẻ măng của mình, để rồi nhiều lúc đã phải chịu nỗi đắng cay như ngậm bồ hòn trong miệng :
- Bắc thang lên hỏi ông trời,
 Mang tiền cho gái, có đòi được không ?
Có những ông ở nước ngoài về, đã lợi dụng cái “mác” việt kiều, cũng như cái ưu thế của đồng đô la, để rồi chơi bời vung vít và mua đứt không những một, mà có khi cả hai ba cô gái trong nước làm vợ…hờ. Vừa đỡ tốn kém, vừa được cưng chiều, lại vừa bảo đảm an toàn giữa thời buổi căn bệnh HIV bùng nổ như một cơn ác mộng.
Từ những sự việc kể trên, gã có thể kết luận : Đờn ông muốn hư thì phải có tiền. Chứ nghèo rớt mồng tơi thì làm sao dám bước chân vào những nhà hàng cao cấp, những chốn chơi bời du hí và dù có nằm mơ thì cũng chẳng thấy được những người đẹp…chân dài.

TIẾP ĐẾN, ĐỜN BÀ MUỐN CÓ TIỀN, THÌ PHẢI HƯ.

Sống trên đời, ai mà chẳng muốn có được nhiều tiền. Nhưng để thực hiện ước muốn…hoành tráng này, nhiều người đã cố gắng phấn đấu để vươn lên. Và họ trở thành những người tốt lành, cũng như đã giúp ích cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, cũng có những kẻ đã rơi tõm xuống vực thẳm tội lỗi và đã hư đi. Ở đây, gã chỉ xin bàn đến phe đờn bà con gái đã hư đi vì muốn có nhiều tiền một cách dễ dàng mà thôi. Gã xin tạm chia thành hai loại.

Loại thứ nhất là vì hoàn cảnh.

Họ có thể là những cô gái nông thôn, muốn thoát khỏi cảnh nghèo túng của miền quê bằng cách lên thành phố tìm việc làm, vừa để đổi đời, vừa để kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng rồi bị lừa gạt. Lúc đầu chỉ là phụ giúp bán cà phê, rồi bị ép bán cà phê ôm và sau cùng là bán tất cả cái vốn mình tự có.
Họ có thể là những sinh viên nghèo, nhưng lại muốn theo đuổi việc học, vì thế ngoài những giờ đến trường hay lên lớp, họ phải tìm việc làm để kiếm thêm chút tiền còm, bù lỗ cho những chi phí của mình.
Những việc làm thêm này, chẳng hạn như dạy kèm cho trẻ, bán hàng tại cửa tiệm, rửa chén bát cho các nhà hàng…lắm lúc thật vất vả mà lương bổng, thù lao lại chẳng bao nhiêu.
Vì thế, có những cô đã vào làm trong quán cà phê đèn mờ, những vũ trường hay cam phận với kiếp sống tầm gửi, làm vợ hờ, làm bồ nhi…Sở dĩ như vậy, vì những dịch vụ này thu nhập vừa cao, lại vừa nhàn hạ. Và rồi từ đó bị trượt chân, như viên bi lăn mãi lăn hoài cho tới tận cùng con dốc mới thôi. Gã xin đưa ra một vài chứng từ sống động cho vấn đề này.
Để có tiền trang trải cho chuyện ăn, chuyện ở và chuyện học, Hằng quyết định làm thêm công việc tiếp thị bia vào ban đêm tại một quán nhậu. Vơi thân hình khá bắt mắt của một cô gái đương thì, cộng với tính tình nhanh nhẹn vui vẻ, Hằng nhanh chóng được lòng rất nhiều anh lẫn…”ông” nhậu lui tới quán.
Trong số những khách hàng thường xuyên uống bia ủng hộ cô, có Khánh, một dược sĩ 32 tuổi, chủ nhân tiệm thuốc tây tọa lạc gần nơi Hằng tiếp thị bán bia mỗi đêm. Sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện, Hằng bằng lòng cho chàng dược sĩ này đưa đón, đi ăn uống và về nhà trọ khi hết giờ làm việc ở quán nhậu.
Chỉ sau một tháng đưa đón, Hằng đã sẵn sàng ngã vào vòng tay của chàng dược sĩ, mà cô nghĩ có thể bao bọc được cho mình trong những tháng ngày ăn học khó khăn. Đúng như Hằng nghĩ, để tiện bề lui tới, Khánh thuê hẳn cho Hằng một căn nhà nhỏ trong hẻm…
Tuy nhiên, sự cung phụng của Khánh dành cho Hằng chỉ được một năm thì người thứ ba xuất hiện. Đó là một ông nhà thầu xây dựng, cũng là bạn nhậu của Khánh. Ông nhà thầu 42 tuổi này đã có vợ con đề huề. Sau vài lần gặp Hằng, ông đâm ra “kết” cô.
Sau đó không lâu, đã diễn ra một thỏa thuận rành mạch giữa ba người : Ông nhà thầu bỏ tiền ra cho Hằng mướn nhà trọ và ăn học. Anh chàng dược sĩ cung phụng cho cô mua sắm. Phần cô sinh viên Hằng tự chia lịch : 2-4-6 dành “tiếp ông thầu”, còn 3-7-5 thì” đi chơi” cùng anh dược sĩ. Chủ nhật là ngày cô được tự do…(Báo Phụ nữ Chủ nhật, số 7 ra ngày 19.2.2006).

Loại thứ hai là vì đua đòi

Có những cô gái, đua đòi cách ăn chơi của bè bạn, chạy theo những mốt áo quần hàng hiệu, theo kiểu bóc ngắn cắn dài, vung tay quá trán, con nhà lính tính nhà quan…vì thiếu tiền chi ra, nên sẵn sàng chấp nhận thân phận làm bồ nhí, làm gái bao…
Thanh xuất thân trong một gia đình khá giả. Thi đậu đại học. Bất chấp lời khuyên của những người thân, Thanh dọn ra ở riêng trong một căn phòng cho thuê khá tiện nghi. Không có sự kiểm soát của người thân, Thanh tự do bay nhảy, đàn đúm.
Để có tiền ăn chơi, thanh không ngần ngại cặp bồ với nhiều người đàn ông lớn tuổi nhưng có tiền. Trong số các “đại gia” ấy, Thanh chọn ông Phát đã có vợ con, nhưng lại là ông chủ cửa hàng kinh doanh xe gắn máy làm “bến đậu lâu dài” vì mọi chi phí thuê nhà, sắm sửa đều được ông Phát chu cấp hậu hĩ. (Báo Phụ nữ Chủ nhật, số 7, ra ngày 19.2.2006).
Có những cô gái khác vì cám dỗ của đồng tiền, hay vì một cuộc sống buông thả, sẵn sàng đánh đổi cả thân xác và không ngần ngại kinh doanh bằng cái vốn tự có, bằng cái vẻ tươi mát trời cho.
Lúc ban đầu, có thể chỉ lâu mới nhảy dù, tiếp khách một lần để có phương tiện tiếp tục nếp sống chơi bời quậy phá của mình. Nhưng rồi thấy việc kiếm tiền bằng phương cách này quá dễ dàng, nên bỗng trở thành chuyên nghiệp lúc nào không hay.
Và khi hàng đã quá đát, thì chỉ còn nước đứng ra ngoài vỉa hè và trở thành một loại bướm đêm, mà thiên hạ vốn thường thấy bay lượn dọc theo những quãng đường vắng hay tại những công viên, khi thành phố đã lên đèn.
Và cuối cùng, đờn ông cũng như đờn bà, tất cả đều phải cúi đầu lãnh nhận một kết thúc đáng buồn !!!

Osho, ông là ai?







(Vài nét về cuộc đời và tư tưởng của Osho)
“Một số đến với ông vì tính cách nổi loạn như ông nhưng một cái khác thì họ không có, một số khác vì tò mò, vì thất bại, vì ưu phiền cá nhân. Dĩ nhiên, nếu thảng có ai trong số đó đã đạt giác ngộ như ông thì điều đó chúng ta không bao giờ biết. Chỉ Osho mới biết mình thành công hay thất bại, nhưng ông lại không màng đến nó. Ông chỉ thấy phải nói phải làm những cái đáng nói đáng làm“
(VMmagazine trích dẫn)
***Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi.

Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền. Tác phẩm bạn đọc đang cầm trên tay, Cuộc đời của luận sư Rajneesh Chandra, kể lại cuộc đời lạ lùng và quan niệm của ông về nhiều vấn đề, thế tục cũng như tâm linh.

Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương Đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hoá cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học. Nhưng có lẽ điều này nằm trong ý đồ đích thực của một con người “nổi loạn” như ông.

Nhân cách của Osho có một sức thu hút mãnh liệt, nó biểu hiện trong những bài luận giải xuất chúng của ông về mọi vấn đề tôn giáo và triết học, kể cả về các bộ kinh lâu đời nhất mà nhiều vị luận sư đã dày công trình bày. Những ai đã gặp ông đều thừa nhận Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại. Song song với những công trình luận giải vĩ đại đó thì tập thể quần chúng và đệ tử do ông hướng dẫn lại gây nên rất nhiều tai tiếng, thậm chí có kẻ trở thành tội phạm.

Sự thật về con người Osho nằm ở đâu? Thiết nghĩ khó có ai trả lời được và điều này có thể cũng lại nằm trong chủ đích của chính ông. Chính ông cũng nói về triết học của mình là một thứ triết học phi triết học (philosophy of no philosophy). Tuy thế, một khi độc giả đã cầm quyển sách này trong tay, một lời dẫn nhập ngắn nhằm giới thiệu con người và quan niệm của Osho có lẽ sẽ giúp độc giả hiểu được một phần con người kỳ dị này của thế kỷ trước. Đó là mục đích của bài này.



Trước hết, trong những năm 60, Osho là giáo sư triết học tại đại học Jabalpur, Ấn Độ. Về bản thể luận, ông là người có một quan niệmNhất thể (Monism) về vũ trụ. Đối với ông, Thượng đế nằm trong mọi vật, nằm trong mọi con người. Không hề có sự phân biệt nào giữa “Thượng đế” và “phi Thượng đế”. Toàn thể mọi con người, dù là người tồi tệ nhất, đều thiêng liêng cả. Mọi dạng xuất hiện của một thứ năng lượng mang tên là “Thượng đế” đối với ông đều đáng ngưỡng mộ và điều này sẽ thể hiện trong quan niệm hành trì mà ông muốn truyền bá.

Đối với đời người, Osho cho rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền định. Niềm ân thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment). Sự giác ngộ đó được ông miêu tả là “nằm yên trong trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang dựng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải nghiệm được trạng thái giác ngộ đó, nhưng sự thực là con người bị đánh lạc hướng do hoạt động tư duy cũng như do mong ước và dục vọng sinh ra bởi sự ràng buộc của xã hội. Vì thế, thay vì hưởng được niềm vui cao cả của sự hữu hiện, con người rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức chế. Ông quan niệm rằng, muốn trở lại trạng thái hồn nhiên và an lạc, con người phải tự mình giải thoát khỏi sợ hãi và ức chế.

Với nhận thức này, Osho hoàn toàn nằm trọn vẹn trong truyền thống của triết học Ấn Độ, nhất là trong Đại thừa Phật giáo. Nếu nhớ đến tư tưởng của Mã Minh trong Đại thừa khởi tín luận, hay Thiền ngữ “Tâm bình thường là đạo” của Nam Tuyền, hay các phép hành trì của Phật giáo Tây Tạng, hay tư tưởng của các vị đạo sư của thời hiện đại như Aurobindo hoặc Krishnamurti, ta dễ dàng thấy sự trùng hợp tuyệt đối về nhận thức luận giữa ông và các truyền thống đó. Chỉ có điều khác biệt là, Osho nói về các nhận thức này một cách hùng biện và mới mẻ. Nhất là với tính cách của một giáo sư triết học, trong các luận giải, ông phối hợp một cách tài tình những truyền thống của Phật giáo, Kỳ-na giáo (Jainism), Ấn Độ giáo, Lão giáo, Cơ-đốc giáo, Sufism (một truyền thống của Hồi giáo), và triết học cổ của Hy Lạp. Thế nhưng, cũng như mọi nhà đạo học khác, ông không quên chỉ rõ, không một nền triết học nào có thể diễn bày được chân lý, có thể thay thế được sự chứng thực cá nhân.



Do đó sự trải nghiệm, sự chứng thực của trạng thái giác ngộ là cốt tuỷ của mọi sự. Ông tự nhận mình đã đạt trạng thái này năm 21 tuổi. Phương pháp khả dĩ đưa đến giác ngộ là phép thiền định. Nhưng thiền định là gì và hành trì thiền định như thế nào? Theo Osho thiền định là một trạng thái “nằm ngoài tâm”. Thiền định không phải là sự tập trung. Thiền định không hề là một dạng của sự tư duy có tính tâm linh mà là một tình trạng vắng bặt tư duy. Mọi triết lý về thiền định có thể ví như to tiếng bàn luận về sự lặng yên, còn thiền định là bản thân sự lặng yên. Đó là một tình trạng có thể xảy ra bất chợt, một tình trạng mà ta có thể ở trong đó, chứ không phải là một sản phẩm do ta tạo ra. Quan niệm này về thiền của Osho không hề khác với các phát biểu xưa nay của các vị Thiền sư của miền Đông Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Nhưng cách hành trì thiền định do Osho đề ra thì khác hẳn.

Osho cho rằng con người hiện đại, nhất là người phương Tây rất khó áp dụng phép toạ thiền, tìm sự an tĩnh và ngưng bặt tư tưởng bằng cách ngồi yên. Vì thế ông đề xuất những phép thiền tích cực (Active Meditation) và cho rằng những phép hành trì của thiền tích cực sẽ đưa con người vào trạng thái thiền định một cách tự nhiên. Nội dung của các phép thiền tích cực này là cho phép con người rũ bỏ những gì ức chế mình bằng cách để cho chúng được thể hiện một cách tự nhiên. Trong các phép thiền tích cực do Osho đề ra, ta có thể kể phép thiền năng động (Dynamic Meditation), thiền Kundalini, Nadabrahma, Natajai, trong đó phép thiền năng động được chú ý nhiều nhất. Trong phép thiền năng động, thường thường thiền sinh bắt đầu với những hoạt động mạnh mẽ về thể chất, sau đó là sự lặng yên và cử hành tế lễ. Phép thiền này tin rằng, qua đó con người sẽ vượt thắng sự sợ hãi, giảm bỏ sự ức chế, phát sinh được một dạng của Không tính (state of emptiness) và đạt giác ngộ. Đối với Osho, muốn đối trị sự ức chế nào ta phải kích động nó lên, nếm trải, chứng nghiệm nó và cuối cùng trực nhận nó chỉ là “không” thì mới thực sự siêu việt được nó. Theo ông một con người giác ngộ sẽ là “phi quá khứ, phi tương lai, không ràng buộc, không tâm thức, vô ngã, vô bản chất”.

Đó là những nét cơ bản về quan niệm của Osho về phép hành thiền. Thật ra thì phương pháp chủ động kích thích dục vọng của con người lên để chứng nghiệm, quán chiếu và siêu việt chúng không phải là một điều gì mới lạ. Trong truyền thống Ấn Độ, người ta vẫn còn nhắc đến 84 vị Đại Thành tựu giả (Mahasiddha), các vị được xem là sống trong khoảng thế kỷ thứ 8 đến thứ 12 sau công nguyên [1] . Đó là các vị hành giả lòng còn chất chứa đầy các loại dục vọng khác nhau, nhưng nhờ biết cách quán chiếu chúng, biết chúng chẳng qua đều là những dạng của Không tính mà đạt được thành tựu. Đọc tiểu sử các vị đó, ta sẽ thấy đó toàn là những người mang đầy thói hư tật xấu, thậm chí có kẻ là người chuyên đánh bạc hay ăn trộm, nhất là có rất nhiều vị đam mê tình dục. Thế nhưng, nhờ một cách hành trì thiền định, trong đó họ quán tưởng “đối tượng đam mê” và “người đam mê” đều chỉ là những dạng của “Không”, họ đạt giác ngộ ngay trong đời này. Các vị đó là những người tiên phong của một truyền thống được mệnh danh là Kim cương thừa. Trong thời đại gần đây hơn, các vị tu sĩ trong truyền thống Kim cương thừa của Tây Tạng cũng là những người chủ trương “chuyển hoá” năng lực của dục vọng thành động lực của sự giác ngộ. Thậm chí trong nền phân tâm học hiện đại của phương Tây người ta cũng biết đến phép chữa bệnh Gestalt Therapy, trong đó bệnh nhân được khuyến khích hãy sống thực với nền tảng tâm lý của mình, hãy tận lực khóc cười hay la hét với những ức chế của mình với mục đích giải thoát ra khỏi sự đè nén của chúng.

Dĩ nhiên phương pháp của Osho có một tầm cỡ hoàn toàn khác so với phép chữa bệnh tâm lý nói trên, vì ở đây nó có tính chất tôn giáo cao độ. Còn so với các truyền thống xưa thì điều kỳ lạ là ông dám đem ra áp dụng cho quảng đại quần chúng. Ở đây ta dễ dàng đoán biết điều gì sẽ xảy ra. Đó là khi con người bình thường được khuyến khích chủ động cho những ức chế của mình được vận hành thì một năng lực thuộc về bản năng sẽ vùng dậy, đó là tình dục.

Osho vốn là một con người “nổi loạn”, luôn luôn chống lại qui tắc của xã hội. Không những ông không hề sợ bị xã hội lên án, xưa nay ông chuyên khiêu khích sự ổn định của một định chế có sẵn, kể cả một nền đạo lý chung của con người. Nhất quán với quan niệm thiền định tích cực của mình, khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu thuyết giảng một số bài về tình dục, được ghi lại dưới nhan đề Từ tình dục đến ý thức siêu việt (From Sex to Superconsciouness), trong đó ông cho rằng “đối với phép Tantra thì mọi thứ đều thiêng liêng, không có gì không thiêng liêng” và mọi sự đè nén tình dục đều là sự tự huỷ vì người ta không thể chuyển hoá tình dục nếu không nếm trải nó “một cách đích thực và đầy ý thức”. Quả thực, trong phong trào của ông, môn đệ của ông thực hành lời dạy này một cách đầy hoan lạc. Liệu hành động của họ là “đích thực và đầy ý thức” như ông giảng giải, là một vấn đề khác. Thật ra phần nói về tình dục chỉ là phần nhỏ trong cuộc đời thuyết giảng của ông nhưng kể từ đó người ta gọi ông là “đạo sư tình dục” (sex-guru) và gọi chủ trương của ông là “tự do tình dục”.

Trên quan niệm đạo học phương Đông, tình dục là một dạng vận hành của năng lượng. Năng lượng hàm chứa trong con người biểu hiện dưới nhiều dạng của ái dục mà dạng ái dục quan trọng nhất là hữu ái(bhavatrsna), tức là sự khao khát được tồn tại. Trong sự khao khát đó thì tình dục là dạng ái dục cụ thể nhất, mang nặng tính vật chất nhất. Tình dục do đó là bản năng cơ bản nhất của mọi loài, nó không dính líu gì đến các giá trị do xã hội loài người đặt ra như thiện-ác, xấu-tốt, phải-trái. Sở dĩ tình dục hay bị lên án là vì mọi hoạt động xuất phát từ nó thường sinh ra những hậu quả phiền toái cho đời sống xã hội của con người. Cũng chính vì thế mà con người thường bị ức chế về tình dục, tuy luôn luôn nhớ nghĩ về nó nhưng cũng luôn luôn phải đè nén nó. Do đó tình dục là một trong những ức chế lớn nhất của con người, thật ra là ức chế chủ yếu của đời làm người. Nền tâm lý học phương Tây cũng đã có những phát hiện tương tự.

Vì vậy khi Osho chủ trương con đường giải thoát là phải đối diện, nếm trải mọi năng lực bị ức chế để có thể siêu việt và chuyển hoá chúng, thật ra ông không thể không nói đến tình dục, nếu ông thật sự nhất quán với chính mình. Và thực ra mỗi kẻ tầm đạo, một khi đã đi vào con đường tích cực và chuyển hoá, cũng phải tìm cho mình một phương thức riêng để chuyển hoá năng lực của tình dục. Đó là một con đường chứa nhiều hiểm nguy. Nhưng muốn “chuyển hoá” thì đó là con đường không thể tránh né, cũng như hoa sen không thể toả hương thơm nếu không bám chặt vào bùn đất để rút tỉa tinh hoa của năng lực nằm trong bóng tối. Và đó chính là con đường Kim cương thừa mà từ thế kỷ thứ 8, con người đã thực hành để đạt đến sự thành tựu.

Osho chỉ là người muốn thực hiện rộng rãi Kim cương thừa trong thế kỷ 20 tại phương Tây, nhưng có lẽ ông đã phạm một sai lầm. Đó là Kim cương thừa chỉ dành cho những bậc thượng căn, không phải cho quần chúng. Nếu Osho nghe những lời này, hẳn ông sẽ nói “tất cả là thượng căn” vì ông quan niệm ai cũng là Thượng đế cả, không có gì là không thiêng liêng.

Chúng ta sẽ không ngạc nhiên về câu trả lời của một người được mệnh danh là “nổi loạn” như ông, nhưng những gì ông hứng chịu trong cuối đời do chính đệ tử của ông gây ra cho thấy nhiều học trò của ông xem ra không hề “thiêng liêng” gì cả. Phần lớn môn đệ của ông tìm đến vì tò mò, không ít người phản bội ông, làm giàu trên lòng tin ngây thơ của người khác. Trong quá khứ người ta cũng chỉ biết vỏn vẹn có 84 vị Thành tựu giả trong số hàng triệu người tu học tại Ấn Độ thì tại sao ngày nay lại có thể khác. Hơn thế nữa, con người của thời đại này lại càng vô cùng khó khăn hơn nữa khi muốn chuyển hoá một năng lực gắn liền với thân vật chất để thăng hoa, tiến gần với cái thiêng liêng. Thời đại này là kỷ nguyên của chủ nghĩa duy vật, những người tưởng như muốn tìm đến cái thiêng liêng thực chất cũng là môn đệ của chủ nghĩa duy vật tâm linh (spiritual materialism) như Chogyam Trungpa đã nói. Thời nào cũng thế, con người chỉ thấy những gì họ muốn thấy, chỉ tìm những gì họ khao khát. Vì thế khi ông đã lỡ nổi danh là một “sex-guru”, ta có thể đoán biết thành phần và mục đích của những người hướng về ông. Quả thực sau khi ông mất, không có ai đủ sức trình bày một bài thuyết giảng cho xứng đáng là người đã từng theo học với ông.

Ông mất đi trong sự tan rã của phong trào theo học giáo phái Osho, nhưng có lẽ một con người như ông không có gì để tiếc nuối vì như ông nói, ông “chỉ là một đám mây”, đến chơi với trần thế trong một thời gian ngắn ngủi. Thế nhưng, hơn 15 năm sau ngày ông mất, người ta vẫn tìm đọc Osho vì trong sách báo của ông để lại, quả thực có một điều gì có giá trị nội tại, quả thật đây là những lời nói của một con người phi thường. Nhưng mặt khác, người ta cũng thấy phương pháp thiền định của ông không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu xét Kim cương thừa và những vị tu sĩ cao cấp đã tu luyện theo phép này, người ta phát hiện lại một câu nói giản đơn của một người hẳn đã biết mức độ chọn lọc đối với người hành giả có thể theo học phép tu này. “Chỉ những ai đã xả bỏ tâm phân biệt, những ai mà đối với họ một đĩa thực phẩm sang trọng và một đĩa phân là như nhau, thì kẻ đó mới được theo học Kim cương thừa”. Đó là lời của Đạt-lai Lạt-ma thứ V (1617-1682). Các đệ tử của Osho không hề là những người như thế. Một số đến với ông vì tính cách nổi loạn như ông nhưng một cái khác thì họ không có, một số khác vì tò mò, vì thất bại, vì ưu phiền cá nhân. Dĩ nhiên, nếu thảng có ai trong số đó đã đạt giác ngộ như ông thì điều đó chúng ta không bao giờ biết.

Chỉ Osho mới biết mình thành công hay thất bại, nhưng ông lại không màng đến nó. Ông chỉ thấy phải nói phải làm những cái đáng nói đáng làm. Nếu đọc cuốn sách này, ta sẽ biết tính khí của ông và đoán có thể tất cả đều nằm trong chủ đích của ông. Có thể ông đã thấy rõ đời mình phải làm ầm ĩ lên như một người điên thì mọi người mới chịu chú ý nghe những gì mình nói, nếu không tất cả sẽ chìm trong quên lãng trong một thế giới quá nhiều thông tin. .
Về từ nguyên, osho là một từ cổ Nhật Bản, theo nghĩa tiếng Nhật Bản là “Hoà Thượng”, như chúng ta vẫn dùng từ này khi chỉ các nhà sư Phật giáo, mang ngụ ý “Người Hoà hợp với Thượng giới” hay nói cách khác là hoà hợp với toàn thể sự tồn tại.
Một nghĩa khác nữa của từ osho này là “tính đại dương” như đã được Willaim James nêu lên. Cái tên Osho đã được bậc thầy tâm linh Bhagwan Shree Raijneesh (1931-1990) người Ấn Độ, chọn làm tên hiệu chính thức cho mình và đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới.)

Kể với mình nhiều hơn đi — Về nghệ thuật nghe tinh diệu..


011 11:49 am
Kể với mình nhiều hơn đi
Về nghệ thuật nghe tinh diệu
    Brenda Ueland

ListeningToTheBird

Tôi muốn viết về điều vĩ đại và mạnh mẽ của lắng nghe thực sự. Và chúng ta lãng quên chuyện đó như thế nào. Và chúng ta không nghe thấy con cái chúng ta, hay những người ta yêu thương như thế nào. Và điều ít nói đến nhất – điều cũng thật là quan trọng – lắng nghe những người ta không yêu thích. Nhưng chúng ta nên lắng nghe. Bởi lắng nghe là một điều kỳ lạ và đầy hấp lực, một lực sáng tạo. Nghĩ thế nào, nhưng những người bạn thực sự lắng nghe chúng ta là những người chúng ta đến gần, và chúng ta muốn ngồi trong bán kính của họ, như thể như vậy là tốt cho ta, như những tia cực tím.
Đây là lý do: khi chúng ta được lắng nghe, sự lắng nghe sáng tạo ra chúng ta, khiến ta hé mở và trải rộng ra. Những ý tưởng bắt đầu lớn lên trong lòng chúng ta và đi đến sự sống. Bạn biết thế nào mà khi một người cười với câu đùa của bạn, bạn trở nên hài hước và hài hước thêm, và nếu anh ý không cười, mọi chút đùa vui bé tí trong bạn yếu đi và chết. À, đấy là nguyên lý của vấn đề. Mọi người hạnh phúc và tự do khi được lắng nghe. Và nếu bạn là một người lắng nghe, đó là bí mật để có một thời gian hạnh phúc trong xã hội (bởi mọi người quanh bạn trở nên sống động và thú vị), làm người khác yên ổn, làm người khác tốt đẹp.
Ai là những người bạn đến để xin lời khuyên? Không phải đến những người cứng rắn, thực tế, người có thể nói với bạn chính xác điều cần làm, mà đến những người lắng nghe; đó là, những người tử tế nhất, ít chỉ trích nhất, ít ông chủ nhất mà bạn biết. Đó bởi vì khi rót vấn đề của bạn ra cho họ, tự chính bạn sẽ biết làm gì với vấn đề đó.
Khi chúng ta lắng nghe người khác, có một dòng điện xoay chiều, và dòng điện này sạc điện chúng ta, và chúng ta không bao giờ cảm thấy mệt vì nhau. Chúng ta luôn luôn được tái tạo. Bây giờ, có những người xuất chúng, nhưng không thể lắng nghe được nhiều. Họ không có đường dây chạy vào trên cỗ máy của họ. Họ rất vui thú, nhưng cũng làm kiệt sức. Tôi nghĩ đến những người giảng bài, những người trình diễn thật xuất sắc, bằng cách không cho chúng ta một cơ hội để nói, không để cho chúng ta diễn tả ý nghĩ và lớn lên. Chính dòng suối sáng tạo nhỏ bé trong chúng ta bắt đầu lớn lên và cân nhắc những ý tưởng mới, với những nụ cười và trí tuệ bất ngờ.
art-conversation

Dòng suối sáng tạo nhỏ bé này ở trong mỗi chúng ta. Đó là linh hồn, hay trí thông minh, hay trí tưởng tượng – dù bạn gọi nó với tên nào. Nếu bạn rất mệt mỏi, căng thẳng, không có thời gian một mình, làm nhiều việc vặt quá, nói với quá nhiều người, uống quá nhiều rượu, dòng suối nhỏ bé này bị vẩn đục và bị che phủ bởi rác rưởi. Kết quả là bạn dừng lại không sống từ trong tâm, tức là dòng suối sáng tạo, và bạn sống trên vùng chu vi, từ những thứ bên ngoài. Đó là, bạn tiếp tục chỉ dựa thuần túy trên lực của ý trí mà không có trí tưởng tượng.
Khi người khác lắng nghe chúng ta, với sự chú ý yên lặng và cuốn hút, dòng suối nhỏ bé đó mới bắt đầu làm việc lại, tăng tốc lên theo một cách bất ngờ.
Tôi khám phá ra điều này khoảng ba năm về trước, và thực sự nó tạo ra một thay đổi mang tính cách mạng trong cuộc sống của tôi. Trước đó, khi tôi đi đến một bữa tiệc, tôi nghĩ một cách bồn chồn, “Bây giờ cố gắng thật nhiều. Sống động lên. Nói những điều thật sáng. Nói. Không nghỉ.” Và khi mệt rồi, tôi phải uống thật nhiều café để giữ phong độ.
Bây giờ trước khi đi đến một bữa tiệc, tôi đơn giản bảo với chính mình là lắng nghe với sự yêu mến tới bất kỳ ai nói chuyện với tôi, đứng trong đôi giầy của họ khi họ nói, cố biết về họ mà không để trí óc tôi áp đặt trí óc họ, hay tranh luận, hay đổi chủ đề. Không, thái độ của tôi là “Kể với mình nhiểu hơn đi. Người này đang cho tôi thấy tâm hồn của anh ấy. Cuộc nói chuyện có một chút khô khan, và nhàm và trệu trạo bây giờ, nhưng hiện thời anh ấy bắt đầu nghĩ, không chỉ tự động nói. Anh ấy sẽ trình bày con người thật của chính anh ấy. Rồi anh ấy sẽ sống động một cách tuyệt vời”.
Đôi khi, tôi không thể lắng nghe cũng như những người khác. Nhưng khi tôi có năng lực lắng nghe này, người ta quây lấy tôi và đầu họ hướng về phía tôi như thế bị kéo không thể cưỡng lại nổi. Không phải bởi mọi người tự cao và họ muốn khoe khoang mà họ bị kéo về phía tôi. Đó bởi vì bằng cách lắng nghe, tôi đã kích hoạt dòng suối sáng tạo của họ. Tôi làm họ hạnh phúc.
listening

Bây giờ, tại sao lắng nghe làm họ hạnh phúc? Tôi có một khái niệm huyền bí về chuyện này. Tôi nghĩ chỉ bằng cách biểu cảm ra ngoài tất cả những gì ở trong mà những dòng suối trong trẻo hơn và trong trẻo hơn chảy đến. Cũng như vậy với viết lách. Bạn được dạy ở nhà trường là viết xuống giấy những điều tươi sáng. Sai. Đổ xuống giấy những thứ tẻ nhạt nữa – bạn sau đó có thể xé chúng đi – bởi chỉ khi đó những điều tươi sáng mới tới. Nếu bạn giữ lại những điều tẻ nhạt, bạn cũng chắc chắn giữ lại những điều trong trẻo, đẹp đẽ và chân thật và sống động. Cũng như vậy với những người không được lắng nghe theo cách đúng – với sự yêu mến và một chút hứng khởi vui vẻ. Dòng suối sáng tạo của họ đã bị đóng kín. Chỉ những câu nói hời hợt đi ra ngoài – nhưng cái khách sáo hay tuôn trào hay thuần túy bồn chồn. Chẳng ai đã kêu chúng ra ngoài, bằng lắng nghe tuyệt vời, những cái chân thật và sống động.
Tôi nghĩ phụ nữ có năng lực lắng nghe tốt hơn nam giới. Đấy không phải là lỗi của nam giới. Họ thua về lắng nghe bởi thói quen lâu dài của họ trong nỗ lực kinh doanh, xác định bản thân. Và những người đàn ông càng mạnh mẽ, càng ít hơn khả năng lắng nghe khi họ lớn tuổi. Và đó là tại sao phụ nữ nói chung vui vẻ hơn nam giới, thư thái hơn và hứng khởi hơn.
Bây giờ, khả năng không lắng nghe được của những người đàn ông có năng lực là nguyên nhân của những điều buồn rầu nhất trên thế giới – sự cô đơn của những người cha, của những người đàn ông trầm lặng buồn, người di chuyển quanh những đứa con đã trưởng thành như những bóng ma xa xôi. Khi cha tôi hơn 70 tuổi, ông là một người đàn ông rực lửa, hài hước và đáng ngưỡng mộ, một học giả, một người đàn ông đầy uy lực. Nhưng ông nằm sâu thẳm trong nỗi cô đơn của tuổi giả và của một thế hệ khác. Ông ấy rất thích tôi. Nhưng ông ấy không thê nghe thấy tôi – không từ nào tôi nói ra, thật đấy. Tôi chỉ là một khán giả. Tôi có thể quanh hồ với ông vào một buổi chiều đẹp và ông có thể nói với tôi về Đác uyn và Huxley và những phê phán cấp cao về Kinh Thánh.
“Vâng, con thấy rồi, con thấy rồi” tôi liên tục nói vậy và cố giữ cho trí óc níu chặt vào điều đó, nhưng tôi bồn chồn và chán. Có một cảm giác không thể làm gì khác được bởi vì ông không thể nghe thấy cái tôi có để nói về chủ đề nói chuyện. Khi tôi nói tôi thấy chính tôi la to, như một người nói với một người nước ngoài, và trong một trạng thái kiểu tuyệt vọng rằng ông không thể nghe thấy tôi. Sau chuyến đi dạo, tôi cảm thấy rằng tôi đã rũ xong trách nhiệm và tôi háo hức muốn để ông ổn định và ngồi tựa trên chiếc ghế kiểu Morris của ông, để tôi có thể đi ra ngoài và có một thời gian sống động hơn với những người khác. Và ông thở dài và nhìn theo tôi lơ đãng với sự cô đơn không hiểu rõ được.
listening1

Gần đây, một người đàn ông tôi không gặp tới 20 năm nay viết thư cho tôi: “Chú có một gia đình với những đứa con trưởng thành cả. Cũng như cha cháu đã có. Những đứa con chẳng bao giờ gặp ông ấy. Không phải trong những ngày ông còn sống. Không phải trong những ngày ông là người đàn ông sâu sắc và đáng ngưỡng mộ và chúng ta đều biết. Đó là cuộc đời của đàn ông. Lần sau cháu gặp chú, cháu sẽ biết mọi chuyện. Đơn giản là đến với cha cháu lần nữa, cố với tới, trở lại với thế giới của những người ông yêu.”
Vậy khi tôi gặp lại người đàn ông này, điều gì đã xảy ra với ông sau 20 năm? Ông là một người đàn ông mạnh mẽ một cách không bình thường và đã kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng ông đã mất khả năng lắng nghe. Ông nói nhanh và kể những câu chuyện tuyệt vời và thật tuyệt làm sao khi được nghe chúng. Nhưng khi tôi nói – vì không thể ngồi yên được, “Cháu truyền tay cho chú cái đó chứ?… Cái tẩu của chú đâu?” Đó chỉ là một thói quen. Ông đọc nhiều sách không kể xiết và hào hứng đón nhận những ý tưởng mới, nhưng ông đơn giản không thể lắng nghe ai.
Vậy đây là điều tôi làm. Tôi đã kiên nhẫn hơn – tôi không kháng cự bài nói chuyện một chiều của ông như tôi làm với bố tôi. Tôi lắng nghe và lắng nghe ông, không khi nào ấn ngược lại ông, ngay cả trong ý nghĩ, với sự xác nhận của tôi, tôi nói với chính mình “Ông ấy đã ở dưới áp lực đẩy lái hàng năm ròng. Gia đình ông đã chống lại cách nói của ông. Nhưng bây giờ, bằng cách lắng nghe. Mình sẽ kéo tất cả ra khỏi ông. Ông phải nói tự do liên tục và liên tục. Khi ông đã được thực sự lắng nghe đủ đầy, ông sẽ trở nên thanh tĩnh hơn. Ông sẽ bắt đầu muốn nghe thấy tôi.”
Và ông đã, sau vài ngày. Ông bắt đầu đặt câu hỏi cho tôi. Và chỉ ngay sau đó tôi nói nhẹ nhàng, ‘Chú thấy đấy, đã trở nên khó để chú lắng nghe”.
Ông ngừng lại chết cứng và trừng mắt nhìn tôi. Và bởi vì tôi đã lắng nghe với sự thông cảm hoàn toàn, bị thu hút hoàn toàn, không chỉ trích, không có chút dấu vết nào của sự chán hay thiếu kiên nhẫn, mà ông bây giờ tin tưởng và tin cậy tôi, mặc dù ông không biết điều này.
“Nói đi”, ông nói. “Kể với chú về điều đó. Nói với chú về điều đó”.
À, chúng tôi đi dạo tới dạo lui qua bãi cỏ và tôi nói với ông ý kiển của tôi về chuyện này.
“Chú yêu các con chú, nhưng có lẽ chú không để chúng vào lòng. Trừ khi chú lắng nghe, mọi người bị khô héo đi trong sự hiện diện của chú; họ trở nên một phần ba của chính họ. Trừ khi chú lắng nghe, chú không thể biết ai cả. Ồ chú sẽ biết về những dữ kiện và những gì trên báo và tất cả lịch sử, có lẽ, nhưng chú sẽ không biết một con người nào cả. Chú biết đấy, cháu đã đi đến chỗ nghĩ rằng lắng nghe là tình yêu, đó là điều lắng nghe thực sự là.”
artoflistening

À, tôi không nghĩ tôi đã viết bài viết này nếu những ý kiến của tôi không có một tác động khủng khiếp với người đàn ông này. Bởi ông nói những ý kiển của tôi đã thay đổi toàn bộ cuộc đời của ông. Ông viết cho tôi rằng đám con của ông ngay lập tức đến gần với ông hơn; ông kinh ngạc thấy chúng ra sao, độc đáo làm sao, độc lập và can đảm làm sao. Vợ của ông có vẻ thực sự quan tâm tới ông trở lại, và họ thực sự nói với nhau về đủ loại chuyện và làm nhau cười ồ.
Cũng như bi kịch của cha mẹ và con cái là không lắng nghe, cũng bi kịch đó với vợ và chồng. Nếu họ không đồng ý họ la hét ngày càng to hơn – nếu không ở bên ngoài, ít nhất ở trong lòng – níu chặt một cách dữ tợn và câm điếc vào ý kiến của chính họ, thay vì lắng nghe và trở nên lắng yên hơn và lắng yên hơn và chịu hiểu hơn. Nhưng kết quả nghiêm trọng nhất của không lắng nghe là điều tồi tệ nhất thế giới, buồn chán tẻ nhạt; bởi đó thực sự là cái chết của tình yêu. Nó ngăn cách con người xa nhau hơn bất kỳ điều gì khác. Tôi nghĩ đó là lý do những cặp lấy nhau cãi lộn. Cãi lộn cắt xuyên qua chuyện không giao tiếp và buồn chán. Bởi vì khi những cảm xúc bị tổn thương, họ bắt đầu thực sự lắng nghe. Cuối cùng, cuộc nói chuyện của họ là trao đổi qua lại thực sự. Nhưng tất nhiên, họ đang gây thương tích cho hôn nhân của họ mãi mãi.
Ngoài chuyện lắng nghe phê phán, có một loại lắng nghe nữa cũng chẳng tốt, lắng nghe thụ động, chỉ trích. Đôi khi những ông chồng có thể là loại người nghe này, một kiểu người nghe trộm keo kiệt, người mà trong đầu (hay nói ra ngoài) liên tục nói khi bạn nói “bùm chíu chát bùm”.
Bây giờ, lắng nghe như thế nào? Nó khó hơn bạn tưởng. Tôi không tin gì vào lắng nghe phê phán, bởi điều đó đặt một người vào chiếc áo khoác bệnh điên của sự do dự. Anh ấy bắt đầu chọn lựa từ ngữ nghiêm trọng hay chải chuốt. Dòng suối nhỏ của anh không thể tuôn trào. Những người lắng nghe phê phán làm khô héo bạn. Nhưng những người lắng nghe sáng tạo là những người muốn chính bạn mạo hiểm bất cần, ngay cả ở tình trạng xấu nhất của bạn, ngay cả chửi rủa phí báng, tâm trạng tồi tệ. Họ cười và chỉ vui vẻ với bất kỳ biểu lộ nào của chính bạn, xấu hay tốt. Bởi những người lắng nghe thực sự biết rằng nếu bạn ở tâm trạng xấu, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ luôn như vậy. Họ không yêu bạn chỉ khi bạn dễ chịu; họ yêu tất cả của bạn.
Để học lắng nghe, đây là một số gợi ý: cố học sự thanh tĩnh, sống trong thực tại một phần thời gian mọi ngày. Đôi khi nói với chính mình, “Bây giờ, cái gì đang xẩy ra? Người bạn này đang nói. Tôi yên lặng. Có một khoảng thời gian bất tận. Tôi nghe thấy, từng câu chữ.” Và rồi bất chợt bạn bắt đầu nghe thấy không chỉ những gì người ta nói, mà những gì họ đang cố nói, và bạn cảm giác được sự thật toàn bộ về họ. Và bạn cảm giác được sự hiện hữu, không phải một mẩu, không phải đối tượng này và kia, mà như một tổng thể.
Và quan sát sự khẳng định chính mình. Và rũ bỏ nó đi. Cố đừng uống quá nhiều ly rượu cocktail đẻ bỏ đi cái năng lượng bồn chồn mà cứ cảm giác như náng lượng và trí khôn nhưng có lẽ chẳng là cái nào.Và nhớ rằng không đủ chỉ là ý chỉ muốn lắng nghe người khác. Người ta phải thực sự lắng nghe. Chỉ khi đó, phép lạ mới bắt đầu.
Đôi khi người ta không thể lắng nghe bởi vì họ nghĩ nếu họ không nói, họ chẳng là gì về mặt xã hội. Có những phụ nữ với kiểu luyện khiêu vũ ballroom cổ điển mà luôn đòi hỏi rằng phải có sự hào hứng không nghỉ và cuộc nói quay tròn. Nhưng đây thực sự là sự căng thẳng với mọi người.
Không. Chúng ta tất cả nên biết điều này: rằng lắng nghe, không phải nói, là vai trò đầy năng khiếu và vĩ đại,và vai trò đầy tưởng tượng. Và người lắng nghe thực sự đáng tin hơn nhiều, cuốn hút nhiều hơn người nói, và anh ấy hiệu quả hơn, và học được nhiều hơn và làm người khác vui tốt đẹp hơn. Và do đó thử lắng nghe. Lắng nghe vợ bạn, chồng bạn, cha bạn, mẹ bạn, con cái bạn, bạn bè bạn, nghe những người yêu quý bạn và những người không như vậy, nghe những người làm bạn chán, nghe kẻ thù của bạn. Lắng nghe sẽ tạo ra sự kỳ diệu nhỏ. Và có lẽ một sự kỳ diệu vĩ đại.
(Nguyễn Minh Hiển dịch)

Nửa điều còn lại..


Hạng “Bỉ nhân” học lỏm được chút đạo lý bé bằng móng tay, ngắn tựa khoảnh khắc, chưa qua nổi một đời đã bị thiên hạ chê là u tối, thế mà cứ cho mình là ghê gớm lắm, không những tự đẻ thêm ra thuyết này thuyết nọ, cốt sao trộn lẫn đạo đức với lưu manh, nhập nhằng tử tế với bịp bợm... lại còn tập hợp lâu la, muốn “nắn” lại cả thiên hạ cho hợp với ý mình. “Nắn” một đời chưa thỏa, còn muốn “nắn” mãi đến muôn đời. Vì thế luôn luôn phải lo tìm người nối được cái “chí” ấy của mình để đi tiếp cái con đường có khi dẫn đến chỗ làm hỏng cả thiên hạ.
Bậc Thánh nhân sở dĩ có chỗ khác. Thánh nhân hiểu đạo lý lớn ngang Trời Đất, dài suốt cả quá khứ, vị lai rồi, mà vẫn còn lo thiên hạ hỏng. Vì thế, để sáng được cái “đạo” của mình, làm cho đạo lý ngày càng trọn vẹn, không những luôn luôn mong có người phản biện, thậm chí có khi phải tìm cho bằng được kẻ sẽ đi ngược lại con đường do chính mình đã vạch ra...
Trên đây trích “Lời tựa” trong “Luận ngữ Tân thư”, một kiểu sách lai rai về đạo lý tân thời, thỉnh thoảng cũng có chỗ vừa quen vừa lạ. Song quen thì hình như cũng không cũ đi mà lạ cũng chẳng làm mới thêm. Sau đây xin trích một phần của bộ sách đó, phần chép về việc của Mạnh Tử lúc cuối đời:

Nước Lỗ năm ba trăm... trước Công nguyên.
Mạnh Phu Tử chủ trương: “Nhân tri sơ, tính bản thiện” (Cái gốc của con người trước khi có nhận thức là tính thiện). Ngài lập nên cả một học thuyết về tính thiện, lại còn đặt ra đạo lý “Nhân nghĩa” được phần lớn thiên hạ tin theo, học trò đông vào bậc nhất đời bấy giờ. Thế mà Ngài vẫn thường than: “Thiên hạ sắp hỏng mất rồi. Ta chỉ mới nói ra có nửa điều hay đấy thôi. Vậy mà ai cũng tin cả như thế, thì còn nửa điều hay kia nữa, bao giờ mới nói nốt được đây?” Ngài vẫn áy náy về chuyện đó đến nỗi mất ăn mất ngủ, vì thế thường để ý tìm người khả dĩ có thể truyền lại hết cái sở học của mình. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra. Một hôm có kẻ xưng là Hư Tử đến ra mắt hỏi:
- Nghe nói Phu Tử còn nửa điều hay mà thiên hạ chưa ai có thể nghe được. Vậy như tôi đây liệu có nghe được chăng?
Mạnh Tử hỏi:
- Ngươi khác mọi người ở chỗ nào?
Hư Tử trả lời:
- Không khác gì cả, tôi vốn cũng có tính bản thiện như mọi người.
Mạnh Tử lại hỏi:
- Vậy cái ác từ đâu mà có?
Hư Tử trả lời:
- Cái ác từ trong loài cầm thú, con người học ở loài cầm thú mà có.
Mạnh Tử bảo:
- Có kẻ làm vua suốt đời ở trong cung, không hề tiếp xúc với cầm thú, vậy mà đối với thiên hạ vẫn ác hơn cả loài cầm thú, đến mức bắt trăm họ phải đời đời thần phục sự vô đạo, bất nhân của mình là cớ làm sao?
Hư Tử không trả lời được. Từ đó đành cắp tráp theo làm học trò, suốt đời học về “nhân nghĩa”. Về sau, vị Hư Tử ấy cũng trở thành một triết giả có tiếng đời bấy giờ.

Một hôm khác, lại có kẻ xưng là Hấp Tử tìm đến ra mắt. Hấp Tử hỏi:
- Nghe nói Phu Tử còn nửa điều hay mà thiên hạ chưa ai có thể nghe được. Vậy như tôi đây liệu có nghe được chăng?
Mạnh Tử hỏi:
- Ngươi khác mọi người ở chỗ nào?
Hấp Tử trả lời:
- Không khác gì cả, tôi vốn cũng có tính bản thiện như mọi người.
Mạnh Tử lại hỏi:
- Vậy cái ác từ đâu mà có?
Hấp Tử trả lời:
- Ấy là do con người không được học hành tử tế, không hiểu đạo lý nên làm bậy.
Mạnh Tử bảo:
- Khối kẻ làm quan cũng được học hành, đỗ đạt, lại suốt ngày rêu rao, dạy dỗ mọi người hết đạo lý này đến đạo lý khác... Vậy mà rốt cuộc tự mình vẫn ác hơn chó dữ, vẫn ngày ngày bắt dân gian phải cung đốn, hầu hạ. Đục khoét của dân cả đời chưa thỏa, lại còn thả cho con cháu, họ hàng, lâu la mặc sức nhân danh pháp luật, ăn cướp của dân giữa ban ngày ban mặt đem về chia nhau, coi dân chẳng khác gì cỏ rác... là cớ làm sao?
Hấp Tử cũng không trả lời được. Từ đó cũng đành cắp tráp theo làm học trò, học về “nhân nghĩa”. Về sau, vị Hấp Tử ấy cũng trở thành một bậc đại hiền đời bấy giờ.

Một hôm khác, tiếp tục có kẻ xưng là Mạt Tử tìm đến. Mạt Tử hỏi:
- Nghe nói Phu Tử còn nửa điều hay mà thiên hạ chưa ai có thể nghe được. Vậy như tôi đây liệu có nghe được chăng?
Mạnh Tử hỏi:
- Ngươi khác mọi người ở chỗ nào?
Mạt Tử trả lời:
- Không khác gì cả, tôi vốn cũng có tính bản thiện như mọi người.
Mạnh Tử lại hỏi:
- Vậy cái ác từ đâu mà có?
Mạt Tử trả lời:
- Cái ác có ở ngoài đời, con người do bị dụ dỗ, lôi kéo mà làm ác...
Mạnh Tử bảo:
- Vậy có kẻ suốt đời ở nơi thôn dã, không hề bị ai dụ dỗ, lôi kéo. Thế mà có khi chỉ vì cái kim, sợi chỉ cũng nổi hứng giết người là cớ làm sao?
Mạt Tử cũng không trả lời được. Từ đó cũng đành cắp tráp theo làm học trò, học về “nhân nghĩa”. Về sau, vị Mạt Tử ấy cũng trở thành một người hiền đời bấy giờ.

Một hôm khác, lại tiếp tục có kẻ xưng là Tắc Tử tìm đến. Tắc Tử hỏi:
- Nghe nói Phu Tử còn nửa điều hay mà thiên hạ chưa ai có thể nghe được. Vậy như tôi đây liệu có nghe được chăng?
Mạnh Tử hỏi:
- Ngươi khác mọi người ở chỗ nào?
Tắc Tử trả lời:
- Không khác gì cả, tôi vốn cũng có tính bản thiện như mọi người.
Mạnh Tử lại hỏi:
- Vậy cái ác từ đâu mà có?
Tắc Tử trả lời:
- Cái ác sở dĩ có là do con người chưa biết tôn trọng mạng sống của kẻ khác...
Mạnh Tử bảo:
- Vậy có kẻ coi thường đến cả mạng sống của chính mình, hoặc vì thù oán, mất hết tính người, hoặc nhân danh cái thiện, mà sẵn sàng huỷ hoại cả thân thể do cha mẹ đẻ ra, chỉ cốt gieo rắc tai họa cho đồng loại là cớ làm sao?
Tắc Tử cũng không trả lời được. Từ đó cũng đành cắp tráp theo làm học trò, học về “nhân nghĩa”. Về sau, vị Tắc Tử ấy cũng trở thành một người hiền lành tử tế đời bấy giờ.

Rốt cuộc, Mạnh Tử vẫn không tìm được ai để có thể nói ra nốt nửa cái điều hay kia. Ngài vì thế càng lấy làm buồn rầu lắm. Mãi đến năm Ngài ngoài tám mươi tuổi, vào một ngày cuối đông u ám, bỗng có kẻ xưng là Tuân Tử, người nước Triệu tìm đến xin gặp. Người này mày xếch trán hẹp, mũi gồ như một dãy núi dựng giữa mặt, giọng vang như chuông, dáng như hổ báo. Khi đến không vào hẳn trong nhà, mà chỉ đứng ở dưới thềm vái một cái rồi hỏi:
- Nghe nói Phu Tử còn nửa điều hay mà thiên hạ chưa ai có thể nghe được. Chính tôi cũng chỉ muốn nghe duy nhất có nửa điều ấy mà thôi?
Mạnh Tử từ trong nhà hỏi ra:
- Tại sao Ngươi lại chỉ muốn nghe có nửa điều ấy?
Tuân Tử trả lời:
- Những điều khác tôi đều đã từng nghe, song vừa nghe bằng tai nọ, thì ngay lập tức, đã cho ra tai kia hết cả rồi.
Mạnh Tử lại hỏi:
- Vậy ngươi còn gì khác với mọi người?
Tuân Tử trả lời:
- Tôi từ nhỏ đã coi mình chẳng qua cũng hệt như những loài cầm thú khác mà thôi. Thế mà nói rằng ai cũng vốn có tính bản thiện cả thì khác gì ru ngủ người ta. Như vậy chẳng những sẽ làm cho con người tự ảo tưởng về mình, mà còn sinh ra mất cảnh giác trước tính ác của đồng loại thì sao?
Mạnh Tử nghe nói vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ. Ngài bảo:
- Người có phải là kẻ ta đang đi tìm đó không? Người nói như thế, tức là đã nghe cái nửa điều còn lại ấy của ta rồi đấy.
Tuân Tử lại hỏi:
- Phu Tử tìm thấy cái nửa điều ấy ở đâu ra?
Mạnh Tử vẫn ngồi trong nhà mà trả lời:
- Ở giữa thiên hạ này, trong cuộc đời này. Vả lại cứ xem chữ thì biết. Sở dĩ gọi là “chữ nghĩa”, bởi vì trên mặt chữ vốn đã có sẵn nghĩa, thậm chí cả đạo lý nằm ở ngay đó rồi. Ta từ khi đọc chữ thánh hiền, đã biết rằng cái gọi là thiện chẳng qua chỉ có ở nơi đầu lưỡi mà thôi. Thiện là cái thuộc về khẩu (cửa miệng). Vì thế chữ thiện(*) vốn chỉ là chữ khẩu (miệng) ngụy trang đi mà thành. Chính cái ác kia, mới thực là có sẵn trong con người, tự lòng người mà ra. ác là cái thuộc về tâm. Cho nên chữ ác(**) chính là một cách đọc khác, một cái nghĩa phía bên kia, nghĩa thứ hai của chữ... tâm (lòng người) đó vậy. Ta xưa nay sở dĩ cứ phải giảng điều ngược lại, là vì hy vọng con người sẽ quên đi cái ác trong tâm mình mà gắng làm điều thiện đấy thôi. Không ngờ kết quả chẳng được là bao, con người cứ càng ngày càng thích nhân danh cái thiện để làm điều ác. Tất cả chỉ là nhân danh cái thiện mà thôi... Rồi sẽ tới lúc, tính ác kia sẽ thả sức lộng hành đến mức quỷ thần cũng không lường được cho mà xem.
Tuân Tử nghe đến đó, bấy giờ mới nhìn rõ mặt của Mạnh Tử phía trong nhà, hốt nhiên đang đứng giữa sân bỗng rùng mình một cái. Lại hỏi tiếp:
- Vậy còn chữ “Nhân” của Khổng Tử ngày trước, tại sao Phu Tử phải hạ thấp xuống bằng cách thêm vào một chữ “nghĩa”, thành ra “nhân nghĩa” làm gì?
Mạnh Tử trả lời:
- Cũng là sự cùng bất đắc dĩ đấy thôi. Ta vì thấy những kẻ loạn thư bại tự trong thiên hạ cứ mải miết hiểu sai chữ “Nhân” (***) đó của Đức Khổng Tử. Họ cho rằng hai vạch song song trong chữ “Nhân” kia là ngụ ý chỉ cốt đạt tới sự bình đẳng, ngang bằng đối với tất cả mọi người(?). Thế thì “Nhân” tầm thường quá, lừa dối quá. Đức “Nhân” kia mà hiểu thành như vậy, thì kẻ làm vua thật ra sẽ chỉ biết có mị dân, kẻ làm dân sẽ suốt đời bị mê hoặc mà không bao giờ ngóc đầu ngóc cổ lên được. Có biết đâu rằng hai vạch ấy thì một vạch tượng trưng cho Trời, một vạch tượng trưng cho Đất. Chữ “Nhân”, chính là con “người” đứng trước Trời, Đất, ngang bằng với Trời, Đất, đóng vai trò là cái phần hồn vía của cả vũ trụ “Thiên, Địa, Nhân” này. Đức “Nhân” lớn như thế, ghê gớm như thế, người đời không ai hiểu nổi, thì làm sao có thể theo được. Trong khi đó lại đem cái sai ra mà lừa dối nhau, mà bịp thiên hạ, làm hỏng cả thiên hạ thì ta thà hạ thấp xuống còn hơn. Song “Nhân nghĩa” dẫu có thấp hơn “Nhân”, thì đó cũng là cái đạo cốt để hướng tới đức “Nhân”, mục đích cuối cùng vẫn là chữ “Nhân” ấy mà thôi.
Tuân Tử lại hỏi:
- Phu Tử còn điều gì muốn nói nữa không?
Mạnh Tử vẫn từ trong nhà trả lời:
- Còn một điều cuối cùng này thôi. Ta biết người là kẻ có thể tự mình làm ra đạo lý, cũng như ta, đều cốt hướng thiên hạ tới cái đức “Nhân” kia của Đức Khổng Tử. Vì thế gặp được người là ta có thể yên tâm rồi. Người cứ việc bắt đầu từ cái phía mà người cho là đúng. Dẫu có ngược lại với cái chỗ bắt đầu của ta, thì từ nay, chính điều đó mới làm cho ta mãn nguyện.
Tuân Tử cáo từ ra về, từ bấy giờ không gặp lại Mạnh Tử nữa. Vài năm sau, Mạnh Tử mất. Về cuộc gặp gỡ duy nhất này của hai vị, nghe nói lúc đầu cũng có chép trong Sử kí. Nhưng không hiểu sao đến lúc Sử kí được lưu hành thì lại không thấy có?.
Về sau, Tuân Tử quả nhiên lập ra một học thuyết riêng, mới mẻ, tự do, hoàn toàn không vướng víu gì đến những lối mòn tư tưởng đang thịnh hành của các triết giả lẫy lừng đời trước, thậm chí phủ nhận hết cả, không chừa một ai. Học thuyết ấy kể từ khi lưu hành ở đời làm giật mình hết thảy thiên hạ cho đến tận bây giờ. Ngược một trăm tám mươi độ với Mạnh Phu Tử, học thuyết của Thầy Tuân Tử xuất phát từ chỗ chủ trương con người ta sinh ra vốn gốc là ác (“ác - nhân chi bản”). Đó là cái nửa điều còn lại kia nghe được từ chính Mạnh Phu Tử. Sách Tuân Tử có hẳn một thiên luận về tính ác, theo đó thì tính thiện của con người (nếu có), chẳng qua là nhập từ ngoài vào, tuỳ lúc, tuỳ người mà “nhập” được nhiều hay ít, có kẻ chẳng “nhập” được tý nào. Chính cái tính ác kia mới là có sẵn trong gan ruột, từ trong gan ruột mà ra. Thầy còn nói chắc như đinh đóng cột: “Nhân chi tính ác, kì vi thiện giả, ngụy dã” (tính của con người ta vẫn là ác, sở dĩ làm ra thiện chẳng qua chỉ là giả (ngụy) đấy thôi). Lạy giời, nếu đúng như thế thì thật là xấu hổ, bẽ mặt cho cái gọi là “con người” trên thế gian này, xem ra cũng chẳng khác loài cầm thú là bao...
Tuy thế, học thuyết của Thầy Tuân Tử lại có tác dụng làm cho con người phải luôn luôn đề cao cảnh giác với cái tính ác tiềm tàng của chính mình và của đồng loại, cái ác từ đó đâm ra khó có cơ hội mà tác oai tác quái, thiên hạ lại có nhiều cơ may được yên ổn hơn. Giống như đám sói kia sở dĩ yên, không cắn lẫn nhau, không phải vì chúng yêu thương gì nhau, mà chính vì chúng biết tỏng nhau đều là giống ác, cho nên con nào con nấy phải luôn luôn để ý, dè chừng lẫn nhau vậy. Chứ giả sử chúng cũng ảo tưởng, tự ru ngủ mình là giống thiện thì có khi chúng lại cắn nhau suốt ngày. Ví như thế thì quả thực khó mà thuận tai, nhất là đối với các nhà đạo đức từ đầu đến chân. Vì vậy, từ những kẻ hủ nho, cho đến những hạng đạo đức giả đời sau đều ra sức đả phá, đều ghét cay ghét đắng Thầy, cho là Thầy cố tình bêu xấu cái giống người vừa đẹp đẽ, vừa cao quý này, cố tình đi ngược lại đạo lý của Khổng Mạnh... Có biết đâu rằng chính học thuyết ấy của Thầy mới làm cho đạo lý Khổng Mạnh thêm phần rực rỡ, trọn vẹn. Thậm chí nếu không có Thầy, không gặp được Thầy, thì ngay cả Đức Mạnh Tử kia cho đến lúc chết có khi cũng khó mà nhắm được mắt...
Thế nhưng tại sao Ngài (Mạnh Tử) biết vậy, mà suốt đời vẫn không tự mình nói ra điều ấy, như một cách hoàn thiện nốt cái đạo lý của mình, lại phải chờ gặp cho bằng được Tuân Tử? Đó là điều mà kẻ viết lại câu chuyện này không giải thích được. Có lẽ phải trông chờ vào các nhà chuyên làm cái công việc giáo dục, xưa nay chuyên đi dạy dỗ thiên hạ, thì mới có thể hiểu được thâm ý ấy của Thánh nhân mà thôi. 

Đàn ông không hư, phụ nữ không yêu.


Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao phụ nữ lại cứ thích các chàng trai "hư một tí", trong khi những anh chàng được đánh giá là "tốt bụng, tử tế, dễ mến" lại thường được (bị) các nàng xếp vào danh sách bạn thân?
Dưới đây là một số đặc điểm khiến bị đánh giá là kém thu hút ở các chàng trai tử tế:

 
Đàn ông tử tế không khiến phụ nữ cảm thấy được bảo vệ

 
Khi được hỏi về người đàn ông trong mơ, tất cả phụ nữ cho rằng đó phải là người có thể bảo vệ mình, phải "anh hùng" một tí. Trong khi các chàng trai hơi hư, hơi "đầu gấu" có thể sẵn sàng cãi nhau tay đôi hoặc xắn tay áo dọa nạt kẻ nào đó dám xấc xược chòng ghẹo bạn gái mình, thì các chàng trai lịch thiệp lại thích giải quyết vấn đề "trên quan điểm hòa bình", "lựa lời mà nói". Dù cách này cũng khiến các chàng đạt được mục đích, nhưng khi đang tức giận, phụ nữ vẫn thích kẻ xấu bị "cho một bài học" hơn.

 
Đàn ông lịch thiệp thường cố gắng quá mức để chứng tỏ bản thân

 
Họ đặt phụ nữ lên trên, cố gắng bằng mọi cách để chứng tỏ sự ga lăng, lịch lãm của bản thân. Họ sắp xếp mọi thứ, đưa lợi ích của phụ nữ lên trên hết. Đặt vào tình huống này, hầu hết phụ nữ sẽ mặc định anh chàng như một cái đuôi, thỉnh thoảng tìm đến ban phát chút tình cảm, chứ ít khi thực sự thành người yêu được.

 
Đàn ông không hư, phụ nữ không yêu
Đàn ông quá tử tế chỉ mãi là bạn thân trong mắt nàng  

 

 
Đàn ông chu đáo tử tế thường dễ đoán

 
Nhiều đàn ông hướng tới một cuộc sống đơn giản dễ đoán trước. Họ sẽ kết hôn, có hai đứa con, đi làm, rồi vài chục năm sau về hưu. Phụ nữ không muốn bị đặt vào bản kế hoạch được dựng sẵn như thế. Họ muốn một cuộc sống mới mẻ, thú vị, thậm chí hơi bốc đồng. Phụ nữ thích được sống vui vẻ và hào hứng bên người đàn ông họ chọn, chứ không phải cuộc sống nhàm chán đã được định trước.

 
Đàn ông tử tế muốn được đối xử lại theo cách tương tự

 
Họ luôn cư xử hết sức lịch thiệp, bởi vậy họ cũng muốn phụ nữ đối với mình theo cách tương tự. Vấn đề nằm ở chỗ, họ không hay để lộ những xúc cảm cá nhân khác như buồn bã, tức giận,... cho mọi người biết, nên khi không ai biết họ muốn gì, họ tự biến mình thành nạn nhân. Không phụ nữ nào muốn hẹn hò với một anh chàng luôn quá kìm nén bản thân như thế.

 
Đàn ông lịch thiệp có vẻ hơi... giả tạo

 
Nhiều đàn ông luôn thể hiện mình là người lúc nào cũng lịch lãm, tử tế, đáng tin cậy đến mức giả tạo. Không ai có thể cư xử ngọt ngào với tất cả mọi người mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, ngay cả trong những tình huống khó chịu mà chàng vẫn có thể ngọt nhạt, chàng sẽ khiến mọi người có cảm giác như đang "diễn". Nếu bạn là người như thế, hãy đánh giá chính xác cảm xúc của bản thân và thể hiện phù hợp, thay vì lúc nào cũng mang gương mặt hài lòng vui vẻ với mọi sự.

 
Đàn ông tử tế tự làm họ mất sức hút

 
Những đàn ông này thường khiến phụ nữ có cảm giác họ đáng tin cậy và tuyệt đối chung thủy. Bởi vậy phụ nữ sẽ cho rằng cô ấy không cần bận tâm giữ người yêu, không cần ăn mặc đẹp để thu hút, không cần đưa đẩy tán tỉnh... Về cơ bản, phụ nữ cũng như nam giới, thích cảm giác chinh phục. Họ cũng muốn được thử thách.

 
Đàn ông tốt dễ khiến phụ nữ cảm thấy nhạt nhẽo trên giường 

 
Lịch thiệp là tính tốt, nhưng lịch thiệp cả ở trên giường thì không hẳn. Phụ nữ thích nam giới biết kiểm soát, chiều chuộng, nhưng đôi khi phải hơi hoang dại. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, ngọt ngào, chậm rãi không phải là ý hay. Phụ nữ muốn nhìn nam giới phát điên vì mình trên giường, hơn là một anh chàng chỉ biết mỉm cười khi thỏa mãn.

 
Đàn ông tử tế đôi khi thiếu quyết đoán

 
Họ hay nói những câu như "tùy em", hay "ý em thế nào?". Họ cho rằng như vậy là tôn trọng phái đẹp, mà không biết rằng lúc nào cũng hỏi kiểu ấy sẽ bị chị em đánh giá là ba phải, thiếu quyết đoán. Phụ nữ muốn đàn ông là người đưa ra quyết định và biết chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Việc ỷ lại vào phụ nữ khiến họ giảm hẳn vẻ nam tính.

 
Tóm lại, đàn ông không cần (và không nên) trở nên hư hỏng để được phụ nữ yêu, nhưng họ phải có chính kiến, có bản lĩnh, tự tin vào bản thân, biết sống vì mình. Kiểu đàn ông biết lịch lãm đúng lúc, hư hỏng đúng chỗ được đánh giá là hấp dẫn hơn cả.