NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Bí ẩn tu tập Mật tông qua tình dục


Các tượng phối ngẫu hoan lạc là của một phái của Mật Tông sáng chế ra, chứ chẳng phải của tất cả Mật Tông, chẳng phải của Phật Thích Ca dạy
Các tượng phối ngẫu hoan lạc là của một phái của Mật Tông sáng chế ra, chứ chẳng phải của tất cả Mật Tông, chẳng phải của Phật Thích Ca dạy, bởi vì chúng sinh vô minh tham dục mà phải sinh tử luân hồi, nên nếu người tu chưa tới trình độ tuyệt cao mà đi vào hoan lạc thì không thể giữ tâm yên được.

Đức Phật thường chỉ trích những người khi tu hành được chút ít mà quay qua lợi dưỡng vật chất, danh vọng địa vị, ái nhiễm dâm dục thì sẽ mất hết những gì đã đạt được; đó là đối với người tu đã khá rồi mà còn vậy, huống chi người tu chưa tới đâu cả mà vướng vào ái dục thì kết qủa sẽ ra sao, mọi người đều đã biết. Bởi vậy chúng ta không nên đi ngược lại lời Phật dạy về việc này và những tượng như thế không thích hợp với hầu hết mọi người, không thích hợp với văn hóa Việt Nam.
 


SỰ GIAO HỢP SINH LÝ VÀ CON ĐƯỜNG TÂM LINH :

Để rõ về sự việc này, xin mời qúy vị đọc một đoạn trích ra từ quyển “Chủ động cái chết” để tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hơn của ĐẠT-LAI LẠT-MA thứ XIV do Hoàng Phong dịch có ghi về SỰ GIAO HỢP SINH LÝ VÀ CON ĐƯỜNG TÂM LINH như sau:

“Người tu học giàu lòng từ bi và trí tuệ có thể dùng sự giao cấu trên đường tu tập tâm linh như một kỹ thuật để hướng tâm thức một cách mạnh mẽ vào bản thể tự tại căn bản của ánh sáng trong suốt; mục đích là cập nhật hóa và kéo dài các tầng lớp sâu kín nhất của tâm thức, lợi dụng sức mạnh của nó để ý thức một cách vững chắc Tánh không.

Một sự giao hợp tính dục đơn giản không có một chút gì liên hệ với sự phát triển tinh thần. Nhưng đối với một người đã đạt đến một mức độ tu tập thật cao, với lòng vững tin và trí tuệ, họ xem sự liên quan đó, kể cả sự gần gũi của hai cơ quan sinh dục, không làm thương tổn gì cho sự bảo vệ phẩm hạnh tinh khiết.

Tại sao phối hợp sinh lý lại có thể giúp đỡ để thăng tiến trên con đường Đạo? Bởi vì tiềm năng các tầng lớp thô lỗ nhất của tâm thức rất giới hạn, các tầng lớp tâm thức tinh tế lại mạnh mẽ vô cùng, người tu học đến một mức độ cao cần phải đạt đến những tầng lớp tinh tế nhất của tâm thức. Muốn đạt được chủ đích ấy cần phải làm suy yếu và khống chế tạm thời những cảm nhận thô thiển, để thực hiện điều đó phải tạo ra một sự thay đổi toàn diện các luồng năng lực bên trong; dù cho các tầng lớp sâu kín nhất của tâm thức phát hiện trong các trường hợp như khi nhảy mũi hay ngáp, nhưng rõ ràng là chúng không kéo dài.

Cũng giống như thế, kinh nghiệm về sự biểu lộ các tầng lớp sâu kín rất cần thiết để sử dụng trong khi ngủ thật say. Nhờ vào những kỹ thuật đặc biệt tập trung tư tưởng khi khoái cảm, những người tu tập tinh thông có thể kéo dài các trạng thái tinh tế, thật thâm sâu và cường mạnh, để sử dụng chúng trong mục đích đạt tới Tánh không; trường hợp giao cấu trong khung cảnh bình thường sẽ chẳng đem đến một lợi ích gì cả.

Những câu chuyện thú vị về các Lạt ma tu tập cùng bạn phối ngẫu:

Thân phụ của một vị quá cố tên Serkong Rinpoché, là một học giả uyên bác và cũng là người tu hành thành đạt, ông ta thuộc tu viện Ganden, cách một khoảng xa về phía nam Lhasa. Người thầy Lạt-ma chính thức của ông là Trin Ngawang Norbu, trụ trì ở tu viện Drepung, phía tây Lhasa; thân phụ của Serkong Rinpoché trú ngụ tại Lhasa, mỗi ngày vào lúc tinh sương, ông ta đi bộ đến tận Drepung để xách nước cho người thầy Lạt-ma của ông, quét dọn tu viện và thỉnh thoảng cũng tìm được chút thì giờ để nghe giảng huấn; đến chiều ông ta lại quay về Lhasa.

Một buổi tối, người cha của Serkong gặp một cô gái và không giữ được lời nguyện của mình; quá hối hận về hành vi đó, sáng hôm sau, ông ta đi Drepung, vừa đi vừa khóc; khi ông ta bước vào phòng, vị Lạt-ma cũng vừa xong khóa tụng niệm. Vị thầy Lạt-ma Trin Ngawang Norbu nói với ông: «Đệ tử đã sa ngã rồi, cũng tốt, từ nay phải tu tập với một người bạn đường vậy». Lời khuyên thật hết sức bất ngờ, nhưng sự kinh ngạc còn kỳ lạ hơn nữa, vì về sau này lúc người bạn đường của ông qua đời, những biểu hiện man-tra của nữ thần Vajrayogini (Tức là không còn tái sinh nữa) phát hiện trên đỉnh đầu của người chết.

Cũng trong khoảng thời gian này, có một vị Lạt-ma khác là Tabung Rinpoché, tu tập với một người bạn đường; mỗi tháng vào ngày thuận lợi, vị sư Viện chủ và các vị Lạt-ma cao tuổi khác, chẳng hạn như ngài Trijang Rinpoché (sau này trở thành vị thầy giáo huấn của tôi), đều họp để nghe vị Lạt-ma Tabung Rinpoché giảng, nghi thức dùng đến hai khí cụ giống như hai ống sáo. Hai nhạc công, một người dùng tay phải, một người dùng tay trái, khi họ đối diện nhau và mỗi người thổi một giai điệu khác nhau, cử tọa đều ngưng tụng niệm và bật cười vì điệu nhạc kỳ quặc đó. Khi họ nhìn vị Lạt-ma Tabung Rinpoché, ông này vẫn ngồi yên, hoàn toàn không hay biết gì hết về những chuyện đang xảy ra; sau này, vị Viện chủ mới hiểu ra rằng chính trong lúc đó, vị Tabung Rinpoché đang tiếp nhận nhận sự giảng huấn hoàn toàn trên cấp bậc biểu hiện đơn thuần.

Chính trong thời gian này, vị Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII đang duyệt xét để thẩm định sự chân chính của các vị lạt-ma, và trong dịp ấy ông đã khai trừ môt số lớn những người không xứng đáng; Ông xét đến trường hợp thân phụ của Serkong Rinpoché và của Tabung Rinpoché và xem đó là những trường hợp ngoại lệ. Qua quyết định trên đây, ông (Đạt Lai Lạt Ma thứ XIII) đã chính thức công nhận khả năng khác thường và quyền đặc biệt có người bạn đường khi tu tập tan-tra; vậy thì có lẽ họ phải có những kinh nghiệm gì thật sâu xa, nhưng tôi chưa hề nghe nói họ khoe khoang gì về những điều ấy.

Tóm lại - Đối với những người tu tập cao, đã phát lộ được lòng từ bi vững chắc và một trí tuệ vượt bậc, họ có thể sử dụng sự giao hợp tính dục như một kỹ thuật để tập trung cao độ tâm thức trong lúc bản thể tự tại và căn bản của ánh sáng trong suốt biểu lộ; nhờ vào nội tâm đó, họ ý thức được Tánh không của mọi hiện hữu nội tại một cách vô cùng mãnh liệt.”



Ý nghĩa tượng "Phật ân ái" trong Kim Cang Thừa


-Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật.
Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm, đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.
 
Bức tượng xúc phạm phật tử Thái Lan 

Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebook còn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng.

Kim Cang Thừa: chính phái hay "tà phái":
Phật giáo Tây Tạng- tu tập theo Kim Cang Thừa trước đây luôn được giữ kín trong núi cao rừng rậm với những bậc thầy ẩn mình hoàn toàn không giao tiếp với thế giới bên ngoài, ngày nay với những phương tiện thông tin của thế kỷ 21, Mật tông đã được quá nhiều người biết đến qua những nguồn thông tin khác nhau.

Qua nhiều lần chúng tôi tiếp xúc với các bạn trẻ quan tâm đến Mật tông, người viết những dòng này đã nhận ra một thực tế là có rất nhiều bạn hiểu sai về Mật tông, và nguyên nhân chính là vì không có được những nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

Để trở một vị hành giả tu theo Kim Cang Thừa, phải  dùng nhiều pháp tu để tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, tâm để trở thành thân, khẩu, tâm của một vị Phật. Trên bước đường thuần hóa tâm hồn trở thành Pháp thân của Phật. Hành giả phải trải nghiệm pháp tu “Mật”, do một vị thầy trực tiếp giảng dạy. Giống như thầy thuốc gia giảm hay tăng phát đồ điều trị cho bệnh nhân. Pháp đó còn được gọi là Mật thừa hay Mật Tông.

“Mật thừa có 4 đặc tính: thứ nhất là pháp Du già tịnh hóa triệt để môi trường chung quanh; thứ hai là pháp Du già tịnh hóa triệt để thân xác; thứ ba là tịnh hóa triệt để mọi cảm thọ; thứ tư là pháp Du già tịnh hóa triệt để mọi hành vi. Bất cứ giáo lý nào chứa đựng bốn sự tịnh hóa ấy đều là Mật thừa”.

Như vậy, rõ ràng Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cang Thừa không hề hướng dẫn người tu đi vào con đường vọng nhiễm sắc dục, thói đời thường của kiếp sống nhân sinh. Vậy các bức ảnh, tượng đang ngồi trên hoa sen đang “ôm ấp” hình ảnh nữ sắc kia là ai? Và những bức ảnh, tượng đó có xúc phạm đến các tông phái khác, và cộng đồng Phật giáo trên thế giới hay không?

Sau 500 năm đức Phật nhập Niết-bàn, chúng ta nhận thấy cơ cấu của những mối quan hệ nhân và quả, nó bao gồm chính cơ cấu của dòng tâm thức của riêng ta, bị thu hẹp tột bực. Cho nên mỗi hành giả đi vào lộ trình giải thoát giác ngộ cho chính mình còn khó khăn hơn nữa. Vì vậy, Kim cương thừa sử dụng tất cả những gì mà con người có thể có được trong thân tâm mình để tiến bộ trên đường giải thoát. Bởi thế, có một câu nói nổi tiếng rằng: “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy”. Sự nhấn mạnh vào phương tiện, phương pháp, kỹ thuật là một đặc điểm của Kim cương thừa.

Phần lớn những cuộc tranh luận là về pháp Yab-yum hay còn gọi là pháp song tu, pháp tu phối ngẫu. Hình tượng một vị Phật, đang ôm một phối thân nữ đã bị rất nhiều Phật tử cho là không đúng đắn, là sai với tôn chỉ của đức Phật, là một dạng tha hóa... Hay nặng nề hơn là đã từng có một số vị thầy giảng pháp cho Kim Cang Thừa là đạo dâm tà…
  
Thực tế hình ảnh này phổ biến trong thờ tự Tây Tạng

Phật phối ngẫu không hàm chứa nghĩa khoái lạc thân xác:Toàn bộ chúng sinh cõi Dục được cấu thành bằng những vật chất rất thô trọc, đồng thời lòng Dục luôn tồn tại trong chúng ta. Những chúng sinh từ cõi Sắc Giới trở lên cho đến cõi Vô Sắc Giới thì lòng Dục đã không còn. Vì sao? Đơn giản là vì vật chất cấu thành thân của họ đã thanh tịnh và vi tế, nhẹ nhàng hơn vật chất cấu thành thân của chúng ta rất nhiều. Cho nên chúng ta phải hiểu trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi. Hình ảnh đó tượng trưng cho sự nhất thể (như tượng trên) trong Phật Giáo Đại Thừa (tranh tượng dạng này rất phổ biến tại Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ…)

Từ cảm hứng bất tận trong diễn đạt từ suy nghĩ đang tuôn chảy trong tận cùng ngóc ngách của dòng tâm thức ra bên ngoài bằng hình vẽ, hay đúc thành tượng. Mục đích chỉ cho chúng ta thấy, muốn chuyển đổi thân tướng ngũ uẩn và thế giới uế trược này để chứng Pháp thân là phải vượt qua một cửa ải ái dục khá vất vả. “Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái-ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.”

Pháp thân này rất rất vi tế, thanh tịnh và không có một chút hàm chứa Dục Lạc trong đó. Độ vi tế và thanh tịnh của thân Bồ tát thậm chí còn vi tế và thanh tịnh hơn chúng sinh cõi Vô Sắc rất nhiều. Vì vậy, thị hiện hình tướng phối ngẫu của chư Tôn vốn dĩ đã hoàn toàn không còn một chút gì là Dục vọng nữa.

Thông thường chúng ta có một thói quen là nhìn tượng Phật ở trên bằng con mắt của một con người bình thường. Hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Nhưng nếu các bạn nhìn tượng với nhãn quan của người ngồi thiền sẽ thấy hoàn toàn khác hẳn. Phật trong bức tượng hoàn toàn trong tư thế thiền và không để tâm gì đến cô gái trong bức tượng cả. Cô gái và tư thế như đang giao hoan chỉ để diễn tả trạng thái hỷ lạc của thiền định. 

Các bạn nào đã từng ngồi thiền và nhập định được sẽ hiểu được niềm hạnh phúc trong cõi thiền khi mà các hormon tạo ra sự sảng khoái, hưng phấn được tiết ra sau khi cơ thể đạt đến trạng thái thư giãn hoàn toàn. Đồng thời, chỉ cho tất cả chúng sinh khi đang tu tập còn chịu sự chi phối rất nhiều của nghiệp quá khứ, tận cùng trong tâm thức vẫn còn ái nghiệp chưa dứt, khi chưa chuyển “thức” thành “trí”. Một cách khắc họa tâm thức ra bên ngoài, thay vì chúng ta phải tránh né, nhưng không có nghĩa nghiệp ái không tồn tại trong ta. Nó khó, tại sao chúng ta không đối mặt để hóa giải, hay kê toa cho đúng bệnh. Vì ái nghiệp dắt chúng ta đi trong sinh tử luân hồi.  “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy” Đạo Phật đến để thực hành chứ không phải đến để chiêm ngưỡng hay nhận xét. 

5 nhận xét:

Tuong vi nói...

Thật là kỳ diệu giữa ranh giới sắc dục bình thường và điểm hiểu biết của trí tuệ ...bậc chân tu cao siêu , phải thử nhìn vào sắc dục , mới biết sự tu hành đã đạt tới đâu , hay còn nặng nghiệp , thì không thành Phật được !

Nặc danh nói...

Tuy nhiên, hãy nhìn vào người Tây Tạng, những người đã trở thành người thừa kế chủ đạo của Phật giáo Kim Cang thừa Ấn Độ và của những cách tu tập đặc biệt đó, sau khi Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ vào khoảng năm 1.200 sau Công nguyên: thực tế rằng Tây Tạng là khu vực bị đàn án duy nhất trên thế giới không thành lập một tổ chức khủng bố, theo ý kiến của tôi, có một lý do và đó là đạo đức Phật giáo, vốn dạy họ cách thể hiện lòng trắc ẩn ngay cả với những kẻ làm việc ác và ngăn cản họ giết người khác bừa bãi... Xét đến việc này, bạn có thể thấy hình thức Phật giáo hướng đến những hình ảnh sắc dục của Đức Phật không nhất thiết là hình thức suy đồi.

Có một giai đoạn ngắn trong Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ thứ 10 và 11, khi một số người ở Tây Tạng tin rằng việc tu tập với hình tượng sắc dục sẽ cho phép họ nuông chiều bản năng tính dục một cách bừa bãi và tham gia vào mọi hình thức truy hoan suy đồi. Tuy nhiên, một vị quốc vương mộ đạo cai trị phía tây Tây Tạng vào lúc đó đã mời đại sư Atisha (A Đề Sa, 982 - 1.054), một đại sư Phật học nổi tiếng người Ấn Độ, giúp ông giải quyết vấn đề này. Atisha đến và dạy các phật tử Tây Tạng cách hiểu những hình ảnh đó như là biểu tượng của những gì xảy ra trong việc hành thiền Kim Cang thừa của bản thân và biểu tượng này không xúi giục các nhà sư hoặc ni cô phá vỡ sắc giới mà mang lại phương pháp sử dụng năng lượng khổng lồ ẩn giấu trong năng lượng tính dục (theo tự nhiên vốn cũng mạnh mẽ ở các nhà sư và ni cô như bất kỳ ai) để đạt đến mục đích giác ngộ nhanh hơn.

Từ đó trở đi, Phật giáo Kim Cang thừa ở Tây Tạng chủ yếu tu tập trong các ngôi chùa và am, và thậm chí những người tu tập yoga ở Tây Tạng, vốn không bị cấm đoán sắc dục, cũng thường sống ẩn dật tại những ngọn núi.

Dĩ nhiên, trong lịch sử Phật giáo Kim Cang thừa, có một số người tu tập nghiêm túc đã trải nghiệm cách tu tập với một đối tác thật sự, ở Ấn Độ và Nepal cũng như tại Tây Tạng hay bất kỳ nơi đâu. Chỉ cần bạn không phải là người tuân theo sắc giới, Phật giáo Kim Cang thừa xem điều này là có thể, ít nhất về lý thuyết, để đạt được kết quả tinh thần cùng mức độ hoặc thậm chí tốt hơn bằng cách tập chung một cặp.

Đó không phải là trải nghiệm một mối quan hệ nhất định về sự tương đồng giữa tình yêu lãng mạn và tôn giáo, giữa sự bí ẩn và hợp nhất tính dục mà theo một cách nào đó bao gồm trong kiến thức thiêng liêng của mọi tôn giáo. Song theo các đại sư Phật giáo Tây Tạng nói, sự nguy hiểm của việc ngã từ cảm hứng tôn giáo của một người tu tập Kim Cang thừa xuống bản năng khao khát thỏa mãn sắc dục bẩm sinh của mọi người trong chúng ta là quá lớn với hầu hết mọi người. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo Kim Cang thừa hơn 35 năm trước, khi còn là một sinh viên trẻ, tôi sớm có cảm giác rằng vì sự khó khăn đặc biệt của việc phát triển định tính để tránh cú ngã này, việc tu tập Kim Cang thừa theo cặp thực tế có lẽ trở thành hình thức cao nhất có thể hình dung về sự khổ hạnh. Do đó, ngay cả khi thời nay có một số ít người tu tập Kim Cang thừa có theo đuổi việc tu tập hai người, đây là thói quen không được khuyến khích bởi các đại sư Phật giáo Tây Tạng hàng đầu.

Cách đây vài năm, khi Đạt Lai Lạt Ma hiện thời (người, với tư cách là phật tử Tây Tạng, tu tập hàng ngày với các hình ảnh giống như hình ảnh bạn gửi cho tôi) được hỏi liệu có đại sư Tây Tạng nào đủ tiêu chuẩn để giảng dạy về cách tu tập Kim Cang thừa hai người, ông chỉ đơn giản nói: "Không!”.

Giáo sư Tiến sĩ Adelheid Herrmann-Pfandt.

Tuong vi nói...

Thiết nghỉ một vị tu hành đạt đạo phải am hiểu hết thảy tâm sinh lý của con người là bình thường , và trên con đường tu tập do hạnh duyên và tình thương bao la hiểu sâu sắc biển ải khổ đau của con người trong cái vòng luẩn quẩn nghiệp chướng đời người không lối thoát , thường gọi là cõi u minh hay cõi địa ngục trần gian !
Những vị tu hành đạt đạo , họ đã thông suốt tìm thấy ánh sáng đạo vàng ...tất cả do tâm gây ra mọi đau khổ ...
Nếu biết an nhiên tự tại ...thì thiên đường hạnh phúc trước mắt , bất luận ở giới nào cũng cần hiểu biết điều tự nhiên của hoà hợp tâm sinh lý là bước thăng tiến trên con đường tu tập đạo hạnh .....
Thanks , lời góp ý của Trên Đỉnh Phù Vân .

Unknown nói...

Ai dục nguần gốc của khổ đau và luân hồi. Còn ái nhiễm không thể chứng đắc. Chỉ khi nào chứng chứng thánh Ala hán thì mới ko bị nhiễm. Còn người phàm dính đến ái nhiễm không thể không bị chi phối tâm nếu vậy chứng đắc sao ?.

Tuong vi nói...

Một lời nhận định hay ... tu tập am tường chứng Ala hán là trên đường giải thoát ...Đạt đến trí tuệ siêu thoát tâm thì không bị ái nhiễm ...