NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Ứng xử tính dục: Đừng bỏ em một mình..





Ai không biết nghệ thuật “tiền chiến” (foreplay) và “hậu chiến” (afterplay), họ sẽ làm bạn tình thất vọng!


picture avatar
Ly rượu ngon nào rồi cũng cạn. Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Trong chiến tranh, phép lui binh quan trọng chả kém cách thức chuẩn bị tiến công. Từ đầu thế kỷ 16, tác giả Sheikh Nefzaoui (Vương quốc Tunis) đã viết tác phẩm Vườn thơm cho khuây khỏa tâm hồn (The Perfumed Garden for the Soul’s Recreation), gọi tắt là Vườn thơm hay Hương viên (The Perfumed Garden). Tác phẩm gồm 20 chương sách chỉ dẫn các bí quyết quan hệ nam nữ, trình bày qua hình thức các câu chuyện hấp dẫn, xen kẽ các đoạn thơ.Kết thúc chương 5 của Vườn thơm, sau khi luận về tác chiến ở phòng the, Sheikh Nefzaoui không quên dành một đoạn ngắn bàn về nghệ thuật “hậu chiến”.
Sheikh khuyên chiến sĩ đừng đột ngột rời bỏ mặt trận. Đừng bắt chước một con la (a mule), hễ xong việc mình thì lập tức rút lui, chẳng đếm xỉa tâm trạng bạn tình. Hãy làm khách anh hùng tao nhã, thong thả và thận trọng thu xếp “mặt trận”. Rồi nán lại, nằm sát phía phải của nàng để được dịp chiêm ngưỡng trọn vẹn niềm hoan lạc không dứt của bạn tình.
Trong phần hai của Kinh yêu đương (Kama Sutra), để kết thúc Chương 10, Vatsyayana cũng viết về nghệ thuật “hậu chiến”. Theo ông, hai chiến hữu nên giữ vẻ e lệ (modesty), đừng nhìn nhau, mỗi người lẳng lặng bước vào phòng tắm. Sau đó, trở về chỗ cũ, họ ngồi bên nhau nhai trầu (betel leaves), rồi đấng anh hùng dùng lòng bàn tay xoa nhẹ lên thân thể bạn mình chút dầu trầm tinh khiết (pure sandal wood ointment) hay một thứ dầu thơm nào khác. Tay trái ôm lấy bạn, tay phải nâng cốc và mời bạn giải khát bằng lời lẽ ngọt ngào. Kế tiếp, cả hai nhấm nháp những thức ăn họ thích (Vatsyayana kể ra khoảng một chục món). Cả hai có thể ngồi trên sân thượng ngắm trăng, thủ thỉ trò chuyện. Trong lúc bạn má đào gối đầu lên đùi mình nằm nghỉ, đấng anh hùng có thể chỉ cho bạn thấy các chòm sao, kể tên vài vì tinh tú trên vòm trời bao la. Nghi thức “hậu chiến” của tác giả Ấn Độ rõ ràng cầu kỳ và thơ mộng hơn bạn đồng nghiệp Ả Rập.
Một ấn bản Kama Sutra điện tử (e-book) minh họa lời khuyên “đừng bỏ em một mình” trên đây của Vatsyayana bằng bức tranh (khoảng 1874, khuyết danh) vẽ phận hồng nhan bơ vơ vì bị “con la” của Sheikh Nefzaoui bỏ mặc.
Tranh này gợi nhớ cảnh huống nàng Kiều. Sau khi vùi dập “đóa trà mi” và “đã tỏ đường đi lối về” thì “con ong” Mã Giám Sinh liền biến thành “con la”. Hắn bỏ đi đâu mất (Nguyễn Du không nói rõ), mặc kệ cho Kiều bẽ bàng, tủi nhục:
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.
Viết đến như thế, Tố Như tiên sinh quả là bậc thức giả thấu đạt nhân tình.
Phương Tây không sành điệu bằng phương Đông?
. Kama Sutra (thế kỷ 4 trước công nguyên) là kinh yêu đương, chỉ dạy cặn kẽ những nguyên tắc lý thuyết và kỹ thuật thực hành để người Ấn Độ biết tận hưởng lạc thú trần gian, biết xây dựng hôn nhân phù hợp giáo luật Hindu.
. Trong The Complete Sex Dictionary (Từ điển tính dục đầy đủ, 1969) gồm 1.500 mục từ, tiến sĩ Paul J. Gillette có 4 dòng giảng về nghệ thuật “tiền chiến” nhưng hơn 300 trang sách chẳng hề nói gì tới “hậu chiến”. Phương Tây không sành điệu bằng phương Đông ư?


Không có nhận xét nào: