NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Dùng hận thù làm động lực ?




Trên phượng diện xã hội, không biết các bạn có nhận ra rằng văn hóa Việt phần lớn dùng hận thù làm động lực cho hành động không? Chẳng biết gốc gác điều này đến từ đâu, nhưng có thể là từ văn hóa Trung quốc mà ta có thể nhận ra rất rõ trong các truyện chưởng. Đầu truyện thường là một câu bé hay cô bé mà cha/mẹ bị thảm sát khi cậu/cô còn bé xíu hay chưa kip ra đời. Và cuộc đời cậu/cô này sau đó, trải dài trong một bộ phim 40 tập, được hướng dẫn bởi một động lực duy nhất: Thành tài để trả thù cho bố mẹ. Không trả thù là bất hiếu.
Đây thực sự là một giáo dục rất tiêu cực. Nhưng nhìn vào nghệ thuật và văn hóa của ta trên bình diện xã hội, thì có vẻ như hận thù là động lực chính cho mọi hành động của ta: Từ hận thù quân xâm lược phương bắc, đến hận thù quân xâm lược bạch quỷ phương tây, rồi hận thù Mỹ ngụy xâm lược, hận thù Việt cộng ác ôn, và đương nhiên là ngày nay ta vẫn còn nghe thấy hận thù cộng sản và hận thù phản động hàng ngày. Mấy lúc này còn thêm hận thù quân Trung quốc xâm lược kiêu căng…
Các bạn có cảm thấy bệnh khi đọc qua danh sách hận thù đó không? Nếu bảo dân ta nhịn nhục thương yêu nhau, như là cùng chen vai sát cánh dọn rác cho đường phố, thì chắc là hơi khó, nhưng bảo họp nhau đả đào bọn Tàu xâm lược, hay đi đốt sứ quán Trung quốc, hay bao vây trụ sở công an làm chết người, thì đương nhiên là rất thành công. (Kiểu như chính trị Kampuchia. Các chính khách muốn được dân vỗ tay ủng hộ đùng đùng thì thường kiếm chuyện la to “Cáp duồn, cáp duồn” (giết người Việt, giết người Việt), và cơ hội có phiếu có thể tăng kỷ lục).
Nói “yêu nước, cho nên hãy cùng nhau thăm viếng người nghèo, hay làm sạch đường phố”, thì chẳng ai nghe. Nhưng, “yêu nước nên ta phải hận thù và chửi bới bọn Tàu phù” thì bà con hưởng ứng đùng đùng. Các bạn có thấy điều gì không? Yêu nước thì không đủ, nhưng đổi yêu nước thành thù ghét thì rất thành công. Tức là động lực hành động chính của chúng ta là thù hận chứ không phải tình yêu.
Tư duy dựa trên hận thù là tư duy rất tồi. Nó rất tiêu cực và nó hủy hoại trái tim con người. Nếu Trung quốc xâm lược và vì yêu nước ta phải làm gì đó để chận đứng cuộc xâm lược đó, thì cứ làm. Nhưng chẳng lý do gì ta phải hủy hoại trái tim của ta chỉ vì Trung quốc làm phiền ta. Anh đánh tôi, tôi bảo anh ngưng, anh không ngưng, thì tôi đánh lại, và nếu anh có chảy máu mồm thì đừng trách. Nhưng chúng ra cũng có thể uống cà phê nói chuyện tử tế để giải quyết vấn đề, nếu anh muốn nói chuyện. Chẳng lý do gì mà ta cứ phải dùng hận thù chỉ huy mọi hành động của mình.
Trong liên hệ con người, đôi khi chiến tranh là điều không thể tránh, nhưng nếu phải đánh thì người ta cứ đánh mà không thù có được không? Đánh vì nhiệm vụ phải đánh, chẳng vì thù oán gì anh. Nếu anh không muốn đánh nữa thì ta vẫn có thể nói chuyện được như thường.
Chữ “sân” là một trong 3 độc, giết chết trái tim và sự khôn ngoan của con người. Dùng sân hận để kích thích mình hay quốc dân của mình lao vào hành động là thuần túy ngu dốt. Muốn làm gì thì cứ bình tĩnh bàn việc phải làm. Chẳng lý do gì phải sân hận hay la ó chửi bới mới bàn chuyện đại sự được. Chúng ta phải ở trong vị thế tĩnh lặng, đánh cũng được, cười cũng được, nói chuyện cũng được, luôn luôn. Thuần tuý tùy theo nhu cầu. Không vì giận mất khôn.

Không có nhận xét nào: