NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Xung động khi không ai chọc...


03/15/2011 12:23 am

Khi nói đến trái tim xung động, ta thường dùng ví dụ là ai đó chửi bới ta và ta nổi nóng. Đây là ví dụ dễ thấy dễ hiểu nhất. Ví dụ hàng nhập môn. Nhưng vấn đề xung động thực ra khó quản lý hơn là việc ai chọc thì nổi nóng. Bình thường ta xung động triền miên dù chẳng ai đụng chạm gì đến ta cả, Các xung động này cực kỳ khó để nhận ra, và nếu có ai chỉ ra cho ta, có thể là ta cũng không đồng ý và cho là người kia không được bình thường. Đây là loại xung động mà bạn phải quan tâm đến khi đã bước qua được mức nhập môn.
Ví dụ:
Mấy đứa bạn đang cãi nhau chí chóe, và ta nhập cuộc, nhất định phải dàn xếp theo hướng ta cho là đúng.
Ta bất mãn với nhà nước nhiều tham nhũng.
Ta bực mình vì học sinh đánh nhau thường xuyên.
Ta khó chịu vì ông chồng ngồi xem bóng đá mãi (thay vì đi chơi với ta)
Ta khó chịu vì mấy đứa bạn nói chuyện kiêu căng, và phải cho chúng nó một bài học.
Ta ghét bà hàng xóm chuyên nói xạo.
Đây là các chuyện ai trong chúng ta cũng có cả một lô, cả ngày, 365 ngày một năm. Đây là các chuyện quá bình thường đối với ta, ta không hề thấy có gì sai trái, ta không hề thấy chúng là vấn đề.
Nhưng vấn đề lớn nhất là vấn đề mà không ai thấy là vấn đề. Đó là loại vấn đề khó giải quyết, vì có thấy là vấn đề đâu mà giải quyết.
Các bạn, thấy mấy đứa bạn cãi nhau chí chóe, nhưng bình thản về việc đó và nhẹ nhàng kể một câu chuyện hấp dẫn, lái cả bọn sang hướng khác, là người không xung động. “Nhập cuộc, nhất định phải dàn xếp theo hướng ta cho là đúng” là trái tim xung động, vào để cố gắng quản tâm người khác theo giải pháp của mình.
Thấy nhà nước tham nhũng và cố gắng giúp giảm bớt, bằng cách chính mình không chi tiền tham nhũng, và kêu gọi mọi người trong sạch, thì khác với người bất mãn mở miệng ra là chửi bới nhà nước trong khi vẫn chi tiền dưới gầm bàn.
Bà hàng xóm chuyên nói xạo thì bà ta nói chuyện gì mình cũng suy xét cho kỹ xem bao nhiều phần thật bao nhiêu phần xạo trong đó. Và vẫn có thể tội nghiệp bà xa vì mắc bệnh nói xạo mà không biết chữa. Mắc gì phải ghét?
Nói giản dị theo cách thời nay, người có trái tim tĩnh lặng thì thấy vấn đề nhưng không stress, người có trái tim xung động thì thấy vấn đề là stress. Cả hai đều thấy vấn đề, nhưng một người thì stress một người thì bình thản. Người bình thản thì tìm cách giải quyết theo kiểu của người không stress; người stress thì giải quyết theo kiểu của người bị stress. Và chúng ta ai cũng biết rằng cách giải quyết của người stress thường rất tồi so với cách giải guyết của người bình thản—thay vì dịu dàng thì gây lộn, thay vì nói vài câu nhẹ nhàng làm cho vấn đề biến mất thì lại tranh chấp để vấn đề tệ hại thêm.
Nhưng tại sao có người thấy vấn đề là stress?
Thưa, có hai lý do:
1. Họ chưa hiểu bản chất của cuộc đời. Có sống là có rác. Có cuộc đời là có người nói dối, người xảo trá, người tham nhũng… Đây là rác tự nhiên của đời sống, như ăn uống thì có chén bát bẩn, xương thừa, canh cặn… Cuộc đời luôn có rác ta phải dọn dẹp mỗi ngày. Tại sao loại bực bội vì rác tự nhiên của đời sống. Rác là để dọn dẹp không phải để stress.
2. Họ luôn luôn MUỐN cuộc đời phải theo ‎ ý họ–người quanh tôi phải sống kiểu tôi muốn, làm việc kiểu tôi muốn, sạch sẽ kiểu tôi muốn.
Đương nhiên là ai trong chúng ta cũng MUỐN giải pháp cho những vấn đề quanh ta. Ước muốn chính là động lực cho hành động và cho tiến bộ.
Nhưng…
Người tĩnh lặng không CHẤP vào cái muốn của mình, sẽ làm việc nhẹ nhàng để có được giải pháp mà mọi người cùng muốn.
Ngược lại, người thường bị stress, thường tranh chấp, chỉ muốn giải pháp mình có trong đầu phải thành, vì họ CHẤP vào giải pháp họ có trong đầu.
MUỐN và CHẤP vào cái mình muốn, tạo ra stress. Và đó công thức tạo si mê, theo nhà Phật.
MUỐN và KHÔNG CHẤP vào cái mình muốn là công thức an lạc.
(Người ta thường nói là “không muốn” là công thức an lạc. Nhưng có lẽ trong đại đa số các trường hợp ở đời, “muốn nhưng không chấp” thì đúng hơn là “không muốn”).
Tóm lại, ‎ý muốn của ta về cuộc đời lý tưởng, về cách sống lý tưởng cho mọi người quanh ta, làm ta stress, nếu ta chấp vào ý muốn đó. Tức là để ý muốn đó làm chủ đầu óc của mình, và mình thành nô lệ cho ý muốn đó.
Nhưng nếu ta vẫn có ý muốn về cuộc đời và cách sống lý tưởng, và vẫn làm việc để thúc đẩy mọi người đi vào hướng ta muốn, nhưng lại không chấp vào ý muốn đó. Tức là, được đến đâu hay đến đó, không gấp, đi hướng nào cũng được, khi bà con thích đi hướng khác thì mình vui vẻ đi theo dù rằng mình biết hướng đó dài và lâu hơn hướng mình có trong đầu… Nói chung là một thái độ khiêm tốn, uyển chuyển, hòa hợp cùng mọi người chung quanh.
Rốt cuộc, mọi sự nằm trong chữ CHẤP.
Muốn gì cũng được, miễn là đừng CHẤP vào cái mình muốn.
Chúc các bạn một ngày vô chấp.

Không có nhận xét nào: