NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Hiện tượng tạo cảm xúc hay cảm xúc tạo hiện tượng?...



Vì hai người đánh nhau nên có cảm xúc ghét nhau? Hay vì hai người có cảm xúc ghét nhau nên đánh nhau?
Nếu bạn đi ra đường thấy một người đi ngược chiều, bạn và anh ta chẳng có cảm xúc ghét nhau gì cả, nhìn nhau cứ như là nhìn… người lạ, thì làm sao hai người đáng nhau được?
Nhưng nếu hai câu đã ghét nhau từ trước, như là dành nhau một cô chẳng hạn, bây giờ đi ăn cưới ai đó, gặp nhau, ngồi uống vài chai bia là có thể có ẩu đả, đâm chém không biết chừng.
Thế giới hiện tượng của ta thường được tạo ra vì cảm xúc cuả ta, chứ rất ít khi ngược lại.
Nhưng chúng ta thường không biết điều này và thường lẫn lộn nguyên nhân và hậu quả.
Thấy anh chàng Hải Phòng này ghét quá—nhưng sự thật không phải vì anh ta đáng ghét, và vì mình đã có máu kỳ thị Hải Phòng. Chính thành kiến ghét Hải Phòng trong ta tạo nên cái ghét của ta đối với anh này, và từ đó có thể sinh ra gây lộn và đâm chém không biết chừng.
Truyện Thiền “Kẻ cướp thành môn đệ” kể thế này:
Một buổi tối khi Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên cướp cầm một thanh gươm bén vào nhà, đòi tiền, nếu không thì chết.
Shichiri bảo tên cướp: “Đừng làm rộn tôi. Anh có thể tìm tiền trong hộc tủ đó.” Rồi thiền sư tiếp tục tụng kinh.
Một lúc sau thiền sư ngừng và gọi: “Đừng lấy hết tiền. Tôi cần một ít để đóng thuế ngày mai.”
Kẻ gian lấy gần hết số tiền và sửa soạn ra về. “Cám ơn khi nhận được quà,” Shichiri nói thêm. Chàng cướp cám ơn thiền sư rồi đi mất.
Vài ngày sau chàng cướp bị bắt và thú tội, ngoài các tội khác, còn có tội với Shichiri. Khi được gọi ra làm chứng, Schichiri nói: “Anh này chẳng phải là trộm cướp, ít ra là đối với tôi. Tôi cho anh ta tiền và anh ta cám ơn tôi về việc đó.”
Sau khi mãn hạn tù, anh chàng này đến gặp Shichiri và thành đệ tử của Thiền sư.”
Hiên tượng đầu tiên ở đây là một vụ cướp. Hiện tượng tiếp theo thường là người nhà sợ cướp và ghét cướp nên hô hoán lên, và hiện tượng tiếp theo có thể là một màn đánh cướp.
Nhưng ở đây thiền sư có cảm xúc nhân ái với cướp và do đó hành xử với cướp như người thân, và nhờ đó chẳng có gì rầm rộ xảy ra, mà sau này lại có thêm một đệ tử Thiền.
Đó là cảm xúc bên trong tạo ra hiện tượng bên ngoài.
Các bạn, bạn buồn khổ bức xúc thường không phải vì hiện tượng bên ngoài làm bạn buồn khổ bức xúc, nhương thường là vì bạn rối rắm bực dọc bên trong nên hiện tượng bên ngoài thành buồn khổ rối rắm.
Nếu tâm của bạn tĩnh lặng an lạc bên trong thì các hiện tượng bên ngoài cũng sẽ tĩnh lặng an lạc cho bạn.
Đó là một bí mật giữa ban ngày, mà chỉ những người tỉnh thức mới thấy.Trần Đình Hoành 

Không có nhận xét nào: