NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Lấy và bỏ..


Lúc mới sinh ra, con người ta chỉ biết lấy vào. Đã lấy được sinh mệnh rồi, còn phải lấy thức ăn mà lớn lên; phải học hỏi để lấy kiến thức và có đủ bản lĩnh để tồn tại trên đời.

 
“Lấy” là một loại bản lĩnh, “bỏ” lại là một môn triết học. Người không có năng lực không thể lấy đủ, người chưa thông ngộ thì không thể vứt bỏ.
 
Trước khi vứt bỏ, cần phải lấy vào, có lấy vào mới có thể vứt bỏ; lấy vào nhiều thường phải vứt bớt đi mới có thể tiếp tục lấy vào. Cho nên, “lấy” và “bỏ” tuy có nghĩa trái nhau, song là hai mặt của một sự việc.
 
Lúc mới sinh ra, con người ta chỉ biết lấy vào. Đã lấy được sinh mệnh rồi, còn phải lấy thức ăn mà lớn lên, phải học hỏi để lấy kiến thức và có đủ bản lĩnh để tồn tại trên đời.
 
Khi đã trưởng thành, cần vừa lấy mà cần vừa bỏ, đã có thịt nai thì phải bỏ cá thu, muốn có lợi lộc thì phải chịu mất cuộc sống an nhàn hoặc để giành quyền vị phải chịu mất cả sự an bình.
 
Đến khi về già lại càng phải biết vứt bỏ, giống như người leo núi phải biết phòng nguy, người đi thuyền gặp nguy hiểm trước hết phải vứt bỏ những hành lý không thật cần thiết; rơi vào cảnh lâm nguy, ngoài tính mệnh ra mọi thứ khác đều không thể giữ. Cho nên đến thời kỳ này, bỏ nhiều hơn lấy rất nhiều. Không biết vứt bỏ, không biết lường sức mạnh của mình, sẽ thường bị thất bại, sẽ mất luôn cả chì lẫn chài.
 
Đời người, hóa ra là: càng lấy nhiều sẽ càng được ít, càng bỏ nhiều sẽ càng được nhiều, vì sao lại như vậy?
 
Câu trả lời là: Thời niên thiếu lấy “nhiều”; thời tráng niên lấy “chắc”; đến tuổi già thì lấy cho “tinh”. Thiếu thời phải vứt bỏ những thứ không thể lấy được; thời tráng niên phải vứt bỏ những thứ không đáng lấy; đến tuổi già phải vứt bỏ những thứ ta không cần có.

Không có nhận xét nào: