NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

THẬT VÀ GIẢ - BƯỚC ĐẦU TIÊN..


Click here to enlarge

Hãy yêu thương chính mình và quan sát: hôm nay, ngày mai, mãi đến về sau.

Chúng ta bắt đầu với một trong những lời giảng dạy sâu sắc nhất của Đức Phật Gautama:

Hãy yêu thương chính mình.

Mọi truyền thống trên thế giới này đều dạy bạn theo hướng ngược lại. Họ nói rằng: Hãy yêu thương người khác, đừng yêu thương chính mình. Ẩn phía sau lời dạy này là một ý định nào đó.
Tình yêu là dưỡng chất dành cho tâm hồn, cũng như thực phẩm cần cho cơ thể. Nếu không có thực phẩm thì cơ thể sẽ trở nên yếu ớt, nếu không có tình yêu thì tâm hồn trở nên 
yếu đuối. Không một nền văn hóa nào muốn người ta có được tâm hồn mạnh khỏe vì một người có tâm hồn mạnh khỏe thì rất có nguy cơ anh ta sẽ nổi loạn.
Tình yêu khiến bạn nổi loạn, khiến bạn muốn đứng lên cách mạng. Tình yêu chắp cánh cho bạn giúp bạn bay cao. Tình yêu giúp bạn có được sự sáng suốt nên không ai có thể lừa dối bạn được, không ai có thể đàn áp hay lợi dung bạn. Một số kẻ có thế lực chỉ sống nhờ vào máu của bạn, họ sống nhờ vào sự lợi dụng người khác.
Một số kẻ có thế lực là vật ký sinh. Để làm cho tâm hồn bạn suy yếu họ đã tạo ra một phương cách chắc chắn, chắc chắn đến một trăm phần trăm, đó là: họ dạy bạn rằng đừng yêu thương chính mình. Bởi nếu một người không thể yêu thương chính mình thì anh ta không thể yêu thương bất kỳ ai khác. Lời dạy này thật quỷ quyệt - họ nói “Hãy yêu thương người khác”... bởi họ biết rằng nếu bạn không thể yêu thương chính mình thì bạn hoàn toàn không thể yêu thương bất kỳ thứ gì khác. Nhưng họ vẫn không ngừng nói “Hãy yêu thương người khác, yêu thương nhân loại, yêu thương Thượng đế. Hãy yêu thương tự nhiên, yêu thương vợ mình, yêu thương chồng mình, yêu thương con cái, yêu thương cha mẹ.” Nhưng đừng yêu thương chính mình vì sự yêu thương chính mình là sự vị kỷ, theo lời họ thì là như thế. Họ chỉ trích sự tự yêu mình và họ không chỉ trích bất kỳ thứ gì khác.
Họ làm cho lời giảng dạy của họ có vẻ rất hợp lý. Họ nói “Nếu bạn yêu thương chính mình thì bạn sẽ trở thành một người ích kỷ, một người vị ngã.” Điều đó không đúng.
Một người yêu thương chính mình sẽ nhận thấy rằng trong mình không tồn tại một bản ngã nào. Chỉ khi bạn yêu người khác mà khôngyêu chính mình. Cố gắng yêu người khác, khi đó bản ngã mới xuất hiện. Những nhà truyền giáo, những người lãnh đạo xã hội, những người phục vụ xã hội là những người có bản ngã mạnh mẽ nhất trên thế giới (theo lẽ tự nhiên) vì họ nghĩ rằng họ là những người thuộc tầng lớp trên nên bản ngã của họ trở nên mạnh mẽ. Họ không được bình thường (những người bình thường luôn yêu thương chính mình). Họ yêu người khác, họ yêu những lý tưởng cao đẹp, họ yêu Thượng đế.
Tất cả tình yêu của họ đều sai lạc vì toàn bộ tình yêu của họ đều không có nguồn gốc cơ bản.
Một người yêu thương chính mình thì điều này có nghĩa là anh ta đã bước được bước đi đầu tiên hướng tới tình yêu chân thật. Cũng giống như khi chúng ta ném một viên sỏixuống mặt hồ tĩnh lặng: gợn sóng lăn tăn hình tròn bắt nguồn từ viên sỏi này và lan dần ra mãi đến khi chạm được bến bờ. Nếu bạn ngăn không cho vòng tròn gợn sóng này lan tỏa thì bạn không mong gì nó có thể chạm được bến bờ xa nhất.

Một người biết rõ hiện tượng này: Hãy ngăn không cho mọi người yêu thương chính mình và rồi bạn sẽ hủy diệt khả năng yêu thương trong họ. Lúc này bất kỳ thứ gì họ nghĩ là tình yêu cũng đều là thứ giả tạo. Đó có thể là bổn phận, không phải là tình yêu (bổn phận là một từ ngữ giả tạo). Cha mẹ hoàn tất bổn phận của mình dành cho con cái, sau đó con cái hoàn tất bổn phận của mình dành cho cha mẹ; vợ hoàn tất bổn phận đối với chồng, chồng hoàn tất bổn phận đối với vợ. Đâu là tình yêu?
Tình yêu không bao giờ biết đến bổn phận. Bổn phận là gánh nặng, là sự khách sáo. Tình  yêu là niềm vui, là sự chia sẻ, tình yêu là sự thân mật. Một người yêu thương không bao giờ nghĩ rằng “Mình đã gia ơn cho họ”. Ngược lại, anh ta chỉ nghĩ “Họ đã nhận tình yêu của mình, mình thật biết ơn họ. Họ đã gia ơn cho mình qua việc nhận lấy món quà của mình, thay vì từ chối”.

Một người sống cùng bổn phận nghĩ rằng “Mình là người có nhiệm vụ đặc biệt, mình là người cao hơn. Hãy nhìn xem mình đã phục vụ mọi người, mình đã gia ơn cho họ”. Những người phục vụ mọi người là những người giả tạo nhất trên thế gian (và cũng là những người ranh mãnh nhất).
Nhưng trong suốt nhiều thế kỷ qua bạn đã bị đầu độc. Bạn luôn sợ hãi thứ tình yêu dành cho chính mình - đây là bước đầu tiên hướng đến thứ tình yêu đích thực. Mộtngười yêu thương và tôn trọng chính mình cũng sẽ yêu thương và tôn trong người khác vì anh ta biết rằng: “Nếu mình có quyền hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm vinh quang thì mọi người cũng được hưởng những thứ đó”. Anh ta ý thức được rằng về cơ bản thì toàn nhân loại đều như nhau, đều là một. Vâng, đúng vậy, chúng ta không khác nhau, chúng ta bị chi phối bởi cùng một quy luật tự nhiên. Đức Phật nói rằng chúng ta cùng sống dưới một quy luật của vũ trụ - aes dhammo sanantano. Xét chi tiết thì chúng ta hơi khác biệt so với nhau - điều đó tạo ra sự đa dạng, tạo ra nét đẹp của nhân loại - nhưng về cơ bản chúng ta không khác nhau.
Một người yêu thương chính mình sẽ sống vui cùng tình yêu, tình yêu trong anh ta ngày càng thêm mạnh mẽ, nó sẽ lan tràn, nó sẽ tỏa khắp đến với mọi người. Nó phải tỏa khắp!     Nếu bạn sống cùng tình yêu, nhất định bạn phải chia sẻ tình yêu. Bạn không thể chỉ yêu thương chính mình đến mãi mãi, vì dù sớm dù muộn bạn cũng nhận ra được một điều: nếu tình yêu dành cho chính mình tuyệt vời đến thế thì sẽ thật tuyệt biết bao nếu ta chia sẻ tình yêu này cùng mọi người!
Rồi thì gợn sóng lăn tăn này sẽ vươn xa hơn nữa. Bạn yêu thương mọi người, rồi thì bạn bắt đầu yêu thương động vật, chim chóc, cây cỏ, núi non. Bạn có thể lấp đầy vũ trụ này bằng tình yêu của mình. Chỉ một người thôi cũng có thể lấp đầy vũ trụ này bằng tình yêu, cũng giống như chỉ một gợn sóng lăn tăn cũng có thể lấp đầy mặt hồ bằng những gợn sóng - chỉ một mà thôi.
Chỉ có Đức Phật mới có thể nói rằng Hãy yêu thương chính mình. Một số người không thể đồng ý với điều đó, vì điều đó sẽ hủy diệt toàn bộ lâu đài của họ, hủy diệt toàn bộ lâu đài của họ, hủy diệt toàn bộ hệ thống lợi dụng bóc lột của họ. Nếu một người không được phép yêu thương chính mình thì tinh thần anh ta sẽ ngày một suy yếu. Thể chất của anh ta có thể phát triển nhưng anh ta không có sức mạnh tinh thần vì không một dưỡng chất nào nuôi dưỡng tâm hồn anh ta cả. Anh ta chỉ là một cái xác không hồn mà thôi. Hạt giống tâm hồn chỉ có thể nảy mầm khi bạn tìm được loại đất thích hợp để nó phát triển: tình yêu. Bạn mãi mãi không tìm được thứ đất này nếu bạn vẫn bám theo lời dạy xuẩn ngốc này “Đừng yêu thương chính mình”.
Tôi cũng khuyên bạn nên yêu thương chính mình trước tiên. Tình yêu chẳng liên quan gì đến bản ngã. Thực ra tình yêu là một thứ ánh sáng mà thứ bóng tối của bản ngã không thể tồn tại trong đó. Nếu bạn chỉ yêu thươngngười khác, nếu tình yêu của bạn chỉ dành cho người khác, bạn sẽ mãi mãi sống trong bóng tối. Trước tiên bạn cần phải đắm mình trong thứ ánh sáng đó, hãy để ánh sáng len lỏi vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn bạn, hãy để tình yêu giúp bạn có một sức mạnh phi thường.

Một khi tâm hồn bạn đã trở nên mạnh mẽ, bạn biết rằng mình sẽ không chết, bạn sẽ trở nên bất diệt. Tình yêu giúp bạn có được sự thấu hiểu đầu tiên về sự bất diệt. Tình yêu là trải nghiệm duy nhất không chịu ảnh hưởng bởi thời gian, đó là lý do những người yêu nhau không sợ chết. Tình yêu không biết đến cái chết. Một khoảnh khắc của tình yêu luôn kéo dài đến vô tận.
Nhưng tình yêu cần phải bắt đầu ngay từ điểm đầu tiên. Tình yêu phải bắt đầu từ bước đầu tiên: Hãy yêu thương chính mình


Đừng chỉ trích chính mình. Bạn đã bị chỉ trích quá nhiều rồi, bạn đã chấp nhận tất cả những lời chỉ trích đó. Giờ thì bạn tiếp tục tự gây hại cho chính mình. Không ai nghĩ rằng mình là người đáng giá, không ai nghĩ rằng mình là kiệt tác của Thượng đế; không ai nghĩ rằng mình là người không thể thiếu trên đời. Đây là những ý tưởng độc hại. Bạn đã bị tẩm độc vào nguồn sữa của mẹ mình (và đây là toàn bộ quá khứ của bạn). Nhân loại đã sống dưới bóng tối, bóng tối của sự tự chỉ trích mình. Nếu bạn chỉ trích chính mình, nếu bạn kết án chính mình, nếu bạn tự đè nặng chính mình, làm sao bạn có thể phát triển được? Làm sao bạn có thể trưởng thành được? Nếu bạn tự chỉ trích chính mình, làm sao bạn có thể nâng niu quý trọng sự sống được? Nếu bạn không thể nâng niu quý trọng sự sống của chính mình, bạn sẽ không thể nào nâng niu quý trọng sự sống của người khác; đó là điều không thể.
Bạn chỉ có thể trở thành một phần của cái trọn vẹn khi bạn có sự quý trọng dành cho Thượng đế tiềm ẩn trong lòng. Bạn là người chủ nhà, Thượng đế là khách mời của bạn. Qua tình yêu dành cho chính mình bạn sẽ biết được điều này: Thượng đế đã chọn bạn làm nơi trú ẩn. Khi chọn bạn làm nơi trú ẩn, Thượng đế đã quý trọng bạn, yêu thương bạn. Khi tạo ra bạn Thượng đế đã thể hiện tình yêu dành cho bạn. Người không tạo ra bạn một cách vô tình; Người đã tạo ra bạn với một vận mệnh nào đó, với một tiềm năng nào đó, với niềm vinh dự nào đó mà bạn phải đạt được. Vâng, Thượng đế đã tạo ra con người qua hình ảnh của chính mình. Nhân loại phải trở thành Thượng đế. Nếu nhân loại không trở thành Thượng đế thì sự mãn nguyện không thể xuất hiện.Nhưng làm sao bạn có thể trở thành Thượng đế? Ai đó nói rằng bạn là một tội đồ. Ai đó của bạn nói rằng bạn là người bị kết tội, rằng bạn sẽ bị đày xuống địa ngục. Họ khiến bạn sợ hãi sự tự yêu thương chính mình. Đây là mánh lới của họ, cắt phăng gốc rễ của tình yêu. Họ là những người rất xảo quyệt. Họ nói “Hãy yêu thương người khác”. Lúc này tình yêu của bạn trở thành một thứ tình yêu giả tạo.
Họ nói “Hãy yêu thương nhân loại, yêu thương đất mẹ, yêu thương cuộc sống, yêu thương Chúa trời”. Những ngôn từ to lớn nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Bạn đã bao giờ gặp gỡ ai chưa? Bạn luôn luôn gặp gỡ mọi người và bạn đã chỉ trích kết tội ngay người đầu tiên bạn gặp gỡ, đó chính là bạn.
Bạn chưa bao giờ tôn trọng chính mình, bạn chưa bao giờ yêu thương chính mình. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoang phí qua việc không ngừng chỉ trích mọi người. Thế nên mọi người trở thành những kẻ vạch lá tìm sâu. Họ tìm kiếm từng lỗi lầm nhỏ nơi chính mình (thế thì làm sao họ lại không tìm kiếm lỗi lầm nơi người khác?). Thật thế, họ nhất định sẽ tìm ra được những lỗi lầm, rồi họ cường điệu hóa chúng lên, họ thổi phồng chúng lên càng lớn càng tốt. Thế nên trong nhân loại luôn tồn tại những lời chỉ trích và thiếu tình yêu.
Tôi nói rằng đây là một trong số những câu kinh của Đức Phật và chỉ có một người thức tỉnh mới có thể cho bạn thấy rõ sự sáng suốt này.
Người nói Hãy yêu thương chính mình... Đây có thể là nền tảng cơ bản của sự thay đổi thực sự. Đừng sợ hãi tình yêu dành chobạn sẽ phải ngạc nhiên: Ngày bạn có thể vứt bỏ được sự tự chỉ trích mình, sự tự bất kính mình - ngày bạn có thể vứt bỏ ý tưởng về sự tội lỗi sơ khai, ngày bạn có thể nghĩ rằng mình là một đối tượng quý giá và được cuộc sống yêu thương - ngày đó sẽ là một ngày tràn ngập niềm vui sướng. Từ ngày đó trở đi bạn sẽ bắt đầu nhận ra được chân giá trị của từng người và bạn sẽ có được lòng từ bi đúng nghĩa. Đó không phải là lòng từ bi do bạn tích lũy được; đó sẽ là một suối nguồn yêu thương tuôn chảy tự nhiên.
Một người yêu thương chính mình có thể dễ dàng trầm tư mặc tưởng, dễ dàng tham gia thiền định, vì sự thiền định có nghĩa là sống cùng chính mình. Nếu bạn căm ghét chính mình - như bạn đã từng làm, như bạn đã được dạy bảo - nếu bạn căm ghét chính mình, làm sao bạn có thể chung sống với chính mình? Thiền chính mình.Thiền định là sự vui sống cùng chính mình. Tôn vinh chính mình, đó chính là thiền định.

Thiền định không phải là một mối quan hệ; bạn không cần phải có ai đó để thiền định, bạn chỉ cần có chính mình. Bạn vui vì mình xuất hiện trong đời sống này, bạn vui với sự sống của chính mình.
Phép mầu lớn nhất trên thế gian chính là sự sống. Sự sống là điều kỳ diệu nhất và thiền định giúp bạn mở cánh cửa dẫn tới điều kỳ diệu này. Nhưng chỉ những ai yêu thương cô mới có thể thiền định; nếu không bạn sẽ luôn luôn trốn chạy khỏi chính mình, tránh né chính mình. Có ai muốn ngắm nhìn một khuôn mặt xấu xí và muốn chung sống với một con người xấu xí? Có ai muốn tìm hiểu về vũng bùn trong chính mình, bóng tối trong chính mình? Bạn muốn che đậy tất cả những thứ này bằng những bông hoa xinh đẹp, bạn tự giả tạo với  chính mình, bạn luôn muốn trốn chạy khỏi chính mình.

Người ta vẫn không ngừng tìm kiếm bạn bè. Họ không thể chung sống cùng chính mình; họ muốn sống cùng người khác. Người ta vẫn không ngừng tìm kiếm bạn bè, chỉ cần họ tránh né được chính họ hoặc họ có thể tìm đến bất kỳ thứ gì có thể giúp họ trốn chạy khỏi chính mình. Họ sẽ đến rạp hát và ngồi đó liên tục ba giờ đồng hồ để xem một cái gì đó hoàn toàn ngớ ngẩn. Họ sẽ tìm đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám nào đó để giết thời gian. Họ đọc đi đọc lại cùng một tờ báo để tự làm mình bận bịu. Họ sẽ chơi bài, chơi cờ chỉ để giết thời gian (cứ như thể họ có nhiều thời gian lắm vậy).
Nhưng đây là một trong những rắc rối cơ bản được tạo ra bởi lối nuôi dạy Mỹ xem truyền hình năm tiếng đồng hồ một ngày và chứng bệnh này đang lan tràn khắp toàn cầu. Bạn trông thấy gì? Bạn nhận được gì? Bạn chỉ khiến mắt mình nhòe đi...

Nếu bạn không xem truyền hình thì bạn tìm kiếm bất kỳ thứ gì có thể giúp bạn tránh né chính mình. Bạn luôn tìm cách tránh né chính mình vì bạn nghĩ rằng mình là một cái gì đó rất xấu xí. Ai đã khiến bạn trở nên xấu xí như thế? Có thể họ là bất cứ ai. Họ là người đã khiến bạn trở nên xấu xí như thế (và họ đã thành công; họ đã làm cho mọi người trở nên xấu xí).
Một đứa bé được sinh ra đẹp đẽ và rồi chúng ta bắt đầu bóp méo vẻ đẹp của nó, chúng ta phá hỏng nó theo nhiều cách khác nhau, chúng ta làm tê liệt nó theo nhiều cách khác nhau, chúng ta khiến nó mất cân bằng. Dù sớm dù muộn thì nó sẽ tự chán ghét chính nó. Kết quả là nó tìm mọi cách để tự trốn tránh chínhmình.


Hãy yêu thương chính mình, Đức Phật nói. Điều này có thể thay đổi toàn thế giới. Nó có thể đẩy lùi mọi sự xấu xí trong quá khứ. Nó có thể tạo ra một kỷ nguyên mới, nó có thể là điểm khởi đầu của một nhân loại mới.
Thế nên tôi luôn cổ xúy tình yêu (nhưng tình yêu phải khởi đầu từ chính mình, rồi thì nó sẽ tiếp tục lan tràn, bạn không cần phải làm gì cả, tự nó sẽ tỏa khắp vũ trụ này).
Hãy yêu thương chính mình, Đức Phật nói, rồi Người lập tức nói hãy quan sát. Đó là sự thiền định - Đức Phật gọi sự thiền định là sự quan sát. Nhưng trước tiên là bạn cần phải yêu thương chính mình, rồi sau đó bạn quan sát. Nếu bạn không yêu thương chính mình và bạn bắt đầu quan sát, bạn có thể cảm thấy muốn tự sát! Nhiều tín đồ Phật giáo cảm thấy muốn tự sát vì họ không chú ý đến phần đầu của câu  kinh này. Họ lập tức ứng dụng phần thứ hai: “Hãy quan sát chính mình”. Thật vậy, trước khiquan sát chính mình bạn cần phải yêu thương chính mình.

Socrates nói “Hãy tự biết mình”. Đức Phật nói “Hãy yêu thương chính mình” và Đức Phật đúng hơn nhiều vì trừ khi bạn yêu thương chính mình. Nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ biết được chính mình, sự hiểu biết chỉ xuất hiện sau. Tình yêu là nền tảng cho sự tự biết mình.
Một dạo, tôi ở cùng một tu sĩ Phật giáo, Jagdish Kashyap; giờ thì ông đã qua đời. Ông là một người tốt. Chúng tôi đã nói về Phật pháp và cũng nói về câu kinh này. Ông bắt đầu nói về việc quan sát, cứ như thể ông chưa hề đọc được phần đầu của câu kinh này, ông lướt qua nó như không hề nhìn thấy nó.
Tôi nói với Jagdish Kashyap “Đợi đã! Ngài vừa  bỏ sót một điều rất quan trọng. Việc quan sát chỉ là bước thứ hai, thế mà ngài lại xem nó là bước đầu tiên. Đó không thể là bước đầu tiên được”.

Sau đó ông đọc lại câu kinh này và nói với một ánh mắt bối rối “Tôi đã đọc Phật pháp cả đời mình và ắt hẳn tôi đã đọc câu kinh này hàng triệu lần. Tôi có thể đọc đúng từng chữ mà không cần phải nhìn vào sách, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ‘Hãy yêu thương chính mình’ là phần đầu của thiền định, ‘quan sát’ là phần thứ hai”.
Đây cũng là những gì xảy ra với hàng triệu tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới, kể cả các tín đồ Phật giáo mới ở Tây phương. Tất cả đều phạm cùng một lỗi như thế. Không ai nghĩ rằng việc yêu thương chính mình là nền tảng cho sự tự biết mình, cho việc tự quan sát chính mình... vì trừ khi bạn yêu thương chính  mình; nếu không, bạn không thể đối mặt với chính mình. Bạn sẽ tránh né. Sự quan sát của bạn có thể chỉ là một hình thức tránh né chính mình.
Trước tiên: Hãy yêu thương chính mình và quan sát: hôm nay, ngày mai, mãi đến về sau.
Hãy yêu thể xác của mình, hãy yêu tâm hồn mình. Hãy yêu tất cả mọi cơ quan trong chính mình. Hãy chấp nhận tình yêu. Đừng đè nén nó. Chúng ta chỉ đè nén nó khi chúng ta căm ghét một thứ gì đó, chúng ta chỉ đè nén nó khi chúng ta phản đối một thứ gì đó. Đừng đè nén vì nếu bạn đè nén thì làm sao bạn có thể quan sát được? Chúng ta không thể nhìn thẳng vào mắt kẻ thù; chúng ta chỉ có thể nhìn thẳng vào mắt người mình yêu thương. Nếu bạn không phải là người yêu của chính mình thì bạn không thể nhìn thẳng vào đtại của chính mình .
Quan sát là thiền định, đó là tên gọi mà Đức Phật dành cho sự thiền định. Người nói: Hãy thức tỉnh. Đừng hành xử theo cách ngái ngủ. Đừng vận hành như một cỗ máy. Đó là cách mọi người đang vận hành.

Mike vừa dọn đến một căn hộ và anh ta quyết định rằng mình nên làm quen với người hàng xóm đối diện nhà mình. Khi cánh cửa nhà hàng xóm mở ra, anh ta ngạc nhiên khi trông thấy một cô gái trẻ đẹp với mái tóc bồng bềnh vàng óng.
Mike nhìn thẳng vào mắt cô ta và nói “Xin chào! Anh là hàng xóm mới của cưng đây, cho anh làm quen nhé?”.

Mọi người vẫn sống một cách vô thức. Họ không ý thức được họ đang nói gì, họ đang làm gì (họ không thận trọng). Mọi người vẫn không ngừng ước đoán, họ không quan sát; họ không
có sự sâu sắc, họ không thể có. Sự sâu sắc chỉ xuất hiện qua sự thận trọng, qua sự thức tỉnh; khi đó bạn có thể quan sát với đôi mắt nhắm nghiền. Ngay lúc này đây, bạn không thể quan sát ngay cả khi mắt mình mở thật to. Bạn ước đoán, bạn suy luận, bạn dự kiến, bạn áp đặt.


Grace nằm lên ghế của một chuyên gia tâm lý.
“Hãy nhắm mắt lại và thư giãn”, bác sĩ nói “và tôi sẽ làm một thử nghiệm”.
Anh ta lấy chùm chìa khóa từ túi của mình, xòe nó ra và lắc nó nhè nhẹ. “Âm thanh đó khiến bạn nhớ đến điều gì?” anh ta hỏi.
“Tình dục”, cô ta thều thào.
Rồi thì anh ta xếp nó lại và chạm nó vào lòng bàn tay cô. Toàn thân cô ta trở nên bất động.
“Và cái này?”, anh ta hỏi.
“Tình dục”, Grace lẩm bẩm.


Bây giờ bạn hãy mở mắt ra”, bác sĩ nói, “và hãy nói cho tôi biết tại sao tình dục lại xuất hiện trong đầu bạn”.
Với vẻ ngại ngần, mí mắt cô ta mấp máy và mở ra. Grace trông thấy chùm chìa khóa trên tay của vị bác sĩ và cô ta đỏ mặt.
“Ờ thì... ban đầu”, cô ta ấp úng, “tôi nghĩ rằng đó là tiếng khóa kéo (phéc-mơ-tuya) được mở ra...”.

Tâm hồn bạn không ngừng ước đoán, nó tự áp đặt chính nó. Tâm hồn bạn không ngừng suy luận về thực tại. Tâm hồn bạn không bao giờ cho phép bạn nhìn nhận rõ thực tại; nó chỉ cho phép bạn nhìn thấy những gì nó muốn nhìn thấy.
Các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng mọi giác quan của chúng ta (mắt, mũi, miệng...) tất cả đều nhằm mục đích nối liền chúng ta với thực tại. Nhưng giờ đây toàn bộ sự hiểu biết này đãthay đổi. Giờ nó nói rằng các giác quan và tâm hồn chúng ta không phải là cầu nối với thực tại mà là để cảnh giác thực tại. Chỉ hai phần trăm thực tại thực sự có thể đi vào tâm trí bạn; chín mươi tám phần trăm còn lại bị chặn đứng từ bên ngoài. Hai phần trăm vượt qua được các giác quan của bạn phải qua nhiều rào chắn nữa mới đến được với linh hồn bạn, lúc này nó không còn là chính nó nữa.

Thiền định có nghĩa là gạt bỏ mọi giác quan và suy nghĩ sang một bên để chúng không can thiệp vào thực tại, chỉ khi đó bạn mới cso thể nhìn nhận thực tại theo đúng sự thật về nó.
Tại sao tâm hồn lại không ngừng suy diễn? Vì tâm hồn được tạo ra bởi xã hội. Chính tâm hồn của bạn đang chống lại bạn. Nó đã bị gò ép bởi xã hội; xã hội đã khắc ghi nhiều thứ vào tâm hồn bạn. Nó là tâm hồn của bạn nhưng nó không còn phục vụ bạn nữa, nó vận hành nhằm phục vụ cho xã hội. Nếu bạn là một tín đồ Thiên chúa giáo thì nó vận hành nhằm phục vụ cho Thiên chúa giáo, nếu bạn là một tín đồ Phật giáo thì tâm hồn bạn là một tâm hồn phục vụ cho Phật giáo. Nhưng thực tại không phải là Thiên chúa giáo cũng chẳng phải là Phật giáo; thực tại đơn giản chỉ là thực tại.

Bạn cần phải dẹp bỏ những tâm hồn này sang một bên: tâm hồn cộng sản, tâm hồn phát xít, tâm hồn Hồi giáo, tâm hồn Thiên chúa giáo... Có ba ngàn tôn giáo khác nhau trên trái đất này - tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ, môn phái lớn và môn phái nhỏ - ba ngàn. Thế nên trên thế giới tồn tại ba ngàn loại tâm hồn nhưng chỉ có một thực tại, một sự sống, một sự thật!
Thiền định có nghĩa là: Đặt tâm hồn sang một bên và quan sát. Bước đầu tiên: Hãy yêu thương chính mình sẽ giúp ích cho bạn rất  nhiều. Qua tình yêu dành cho chính mình bạn có thể xóa bỏ được những gì xã hội đã áp đặt lên bạn. Bạn sẽ được tự do thoát ra khỏi sự gò ép xưa nay của xã hội.

Bước thứ hai: quan sát. Bạn hãy quan sát. Đức Phật không nói rằng bạn hãy quan sát thứ gì - mọi thứ! Khi bạn bước đi, bạn hãy quan sát bước đi của chính mình. Khi bạn ăn uống, bạn hãy quan sát hành vi ăn uống của chính mình. Bạn hãy quan sát mọi thứ: hôm nay, ngày mai, mãi đến về sau.
Cuối cùng một khoảnh khắc sẽ xuất hiện khi bạn có thể quan sát ngay cả giấc ngủ của chính mình. Đó là đỉnh điểm của sự quan sát. Thân xác bạn chìm vào giấc ngủ và có một đối tượng quan sát luôn thức tỉnh. Đó là đỉnh điểm của sự quan sát. Ngay lúc này đây mọi việc diễn ra trái nghịch: Thân xác bạn thức tỉnh nhưng bạn lại đang ngủ say. Thể xác cần phải nghỉ ngơi nhưng ý thức của bạn không cần phải nghỉ ngơi. Ý thức của bạn là ý thức; nó là sự thức tỉnh, đó là bản chất của nó. Thể xác mệt mỏi vì thể xác bị chi phối bởi luật hấp dẫn. Chính luật hấp dẫn khiến bạn mệt mỏi. Khi bạn chạy nhanh bạn sẽ nhanh chóng bị mệt, khi bạn đi lên cầu thang bạn sẽ nhanh chóng bị mệt vì lực hấp dẫn của trái đất kéo bạn xuống. Thực ra thì khi bạn đứng bạn cũng bị mệt, khi bạn ngồi bạn cũng bị mệt. Khi bạn nằm dài xuống, chỉ khi đó thể xác bạn mới được nghỉ ngơi bởi vì lúc này bạn đã hòa hợp cùng luật hấp dẫn. Khi bạn đứng thẳng thì khi đó bạn đang đi ngược với luật hấp dẫn; máu phải vận chuyển hướng lên đầu, đi ngược với quy luật này; tim bạn phải đập mạnh.
Nhưng ý thức không vận hành dưới sự chi phối của luật hấp dẫn nên nó không bao giờ mệt mỏi. Luật hấp dẫn không thể tác động lên ý thức, nó không phải là một viên đá, nó không có trọng lượng. Nó vận hành theo một quy luật hoàn toàn khác: quy luật của sự thăng hoa. Sự hấp dẫn là sự kéo xuống, sự thăng hoa là sự bay lên.Thể xác không ngừng bị kéo xuống, đó là lý do tại sao cuối cùng nó phải nằm dưới một nấm mồ. Đó là sự thật dành cho thể xác, cát bụi thành cát bụi. Thể xác đã quay trở về với nguồn cội của nó, mọi gánh nặng đã không còn nữa, mọi xung đột đều biến mất.
Linh hồn bốc lên cao, ngày càng cao hơn. Khi đó bạn nhận thấy rằng mình như có được đôi cánh - bầu trời kia là của bạn.
Nhân loại là sự giao hòa giữa trời và đất, giữa linh hồn và thể xác.
OSHO

Không có nhận xét nào: