NGỤ NGÔN

Ta bạt mạng kéo theo người bạt mạng

Nên cơn vui thường kéo theo cực hình

Nên tương lai bằn bặt ở lòng mình

Nên bất hạnh ngập đầu ai vô tội

Người mới lớn cửa hồn chưa bám bụi

Vội vàng chi mở rộng cánh tin yêu ?

Biết đâu ta lẩn quẩn một đời, liều

Chuyên đội lốt thánh nhân đi ... lường gạt

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

New Age - chạm đến vùng bí ẩn của tâm hồn!

New Age, dòng nhạc sinh ra để kéo con người chậm lại nhưng cũng khiến họ vút lên những cảm xúc thiêng liêng, bình yên trong tâm hồn. 
                                             

Để bắt đầu một "Thời đại mới"...

Bạn có bao giờ lắng nghe thật kỹ tiếng những giọt mưa đầu tiên rơi xuống, hay bất ngờ rùng mình xao xuyến khi có quá nhiều vòm lá sấu cùng ào trút lá xuống con đường, một khoảnh khắc giao mùa trong veo?
Trong khung cảnh ấy, có bao giờ bạn sẽ tự hỏi rằng một khi mình không phải một người quay phim, không phải một nhà thi sĩ, nếu mình là một người chuyên viết nhạc không lời thì mình sẽ phải làm gì để ghi lại cảm xúc đặc biệt khi ấy?
Trong trường hợp này, một nhạc sĩ trường phái cổ điển, hẳn họ sẽ vận dụng kĩ thuật phối khí điêu luyện để tạo ra tiếng mưa bằng những nốt nhạc đàn Harp,đàn Piano, họ giả lập không gian đầy đường lá xao xác bằng sự cộng hưởng nhiều bè của dàn nhạc dây đông người.
Cũng trường hợp này, đối với những nhạc sĩ cận đại viết những khúc ca Jazz, Pop, Rock chẳng hạn, họ cùng với một nghệ sĩ viết lời ca, dùng lối kể chuyện để minh họa cho cảm xúc của họ, các ca khúc đương thời cho tới nay hầu hết đã được tạo nên với cách thức ấy.
                                   


Còn những nhạc sĩ viết nhạc không lời gần đây hơn, họ phải làm gì với những nhạc cụ vốn đặc trưng cho nhịp sống của họ?
Có một trường phái khá tự do, thậm chí nghệ sĩ ấy có thể mang máy thu ra ngoài hiên nhà thu lấy tiếng những giọt nước đang rơi xuống, thu lấy tiếng đám lá xào xạc và họ đưa vào trong tác phẩm âm nhạc mà ta gọi là những "Sound Effect" hiệu ứng âm thanh), người viết nhạc đặt chúng vang lên với một bè nền lung linh của tiếng nhạc dịu dàng đôi lúc bâng khuâng xao xuyến gọi là “Background” (nền), khi ấy hình thành một thứ gọi là “Space” (không gian) của một tác phẩm.
Trong không gian này người nghệ sĩ tô điểm những suy tư khác, gửi gắm một câu chuyện nào đó bằng tiếng các nhạc cụ khác, có thể chỉ là một vài nốt piano, vài tiếng hát u ơ vu vơ. Tác phẩm đã hoàn tất như tình cảm của anh ta sau đó được đặt một cái tên là “Thiên nhiên tháng tư” chẳng hạn.
Người nghe, với cảm quan và kinh nghiệm về những gì có thể xảy ra trong khung cảnh như thế, đón nhận tác phẩm ấy và thả sức tưởng tượng, liên tưởng từ chính kỷ niệm hay kinh nghiệm của mình trong bao nhiều lần tháng tư của riêng họ.

Thế là đủ cho thành công của một tác phẩm dòng nhạc New-Age (Thời đại mới), dòng nhạc bí hiểm mà đôi lúc còn được gọi lẫn lộn với rất nhiều tên gọi khác như âm nhạc không gian, nhạc hòa tấu điện tử, nhạc Thiền, âm nhạc của những cảm xúc siêu nhiên… và đôi lúc dễ nhầm lẫn với World-Music, Electronic, các dòng âm nhạc có pha trộn điện tử khác.Họ được gợi ý như đang xem một bức ảnh hay một cuộc băng hình ghi lại, thấy thanh bình như đọc một bài thơ hay, sự suy tưởng về thời khắc giao mùa, những vận động của đất trời đồng điệu ùa về.

Trí tưởng tượng không giới hạn

Trên đây cũng chỉ là một cách để gợi mở. Nghệ thuật của dòng nhạcNew-Age là vô cùng phong phú và không bao giờ có một phương pháp sáng tạo, bởi chính tư duy tự do trong sáng tạo đã không giới hạn, một lần nữa nó mở ra tiềm năng hoạt động của trí tưởng tượng và điều kiện thực thi của người nghệ sĩ.
Cũng vì thế, dòng nhạc này đã mang một tên gọi có vẻ hơi to tát, thậm chí có những nhà lý luận, người hâm mộ cực đoan phương Tây còn cho rằng âm nhạc chỉ đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự từ khi dòng nhạc New-Age ra đời.


New-Age được biết đến tại Mỹ từ khoảng thập kỷ 70, cùng lúc với thời điểm xuất hiện những nhạc cụ điện tử, đặc biệt đàn synthesizer (sau này phát triển lên cao là đàn keyboards) và kỹ thuật thu âm số cho phép nghệ sĩ thu âm nhiều đường âm thanh cho một tác phẩm trong những khoảng thời gian khác nhau. Thế nên, cái tên New-Age có một ý nghĩa đơn giản hơn sự đồn đại về những suy tưởng siêu nhiên mà nhiều người nhắc tới khi cảm nhận dòng nhạc ấy.
Có lẽ cái tên New-Age mang ý nghĩa đánh dấu sự ra đời của một dòng âm nhạc mới dựa trên kỹ nghệ âm nhạc điện tử, điều trước đó chưa thể có được. Sự sáng tạo vì thế thay cho việc tiếp tục đào sâu phát triển chậm rãi ở nơi các thể loại âm nhạc khác lại có một cơ hội tung cánh thoát lên và biến hóa nơi một chân trời mới lạ.

New-Age và cho nó một cảm giác tung cánh. Nơi thế giới dường như bắt đầu chật hẹp đến mức loài người trong suốt thế kỷ 20 đã liên tục sáng chế những con tàu vượt không gian thám hiểm vũ trụ hay các con tàu thám hiểm đáy đại dương, New-Age ra đời chính là cảm hứng tung cánh của một thế hệ âm nhạc chịu ảnh hưởng của công cuộc mở rộng và khám phá không gian, khi niềm tin và những suy tưởng siêu nhiên của loài người đương thời đã trở nên rõ ràng hơn so với thời gian trước đó.
Có lẽ chính vì thế, những tác phẩm âm nhạc New-Age thường có sắc thái lạ lùng, bí ẩn, những viễn tưởng vô cùng khác lạ với âm nhạc ra đời trước đó.
Sau này New-Age phân ra nhiều nhánh, Contemporary Instrumental,Solo Instrumental, Neo-Classical, Celtic…và mỗi nhánh đều có những đặc trưng khá chuyên biệt, về cả nội dung tư tưởng và hình thức âm nhạc.

                                           

Aldo - Silent Star

Một bản guitar solo để relax rất tuyệt với âm hưởng latin đặc trưng của guitar và những nốt khá lạ, cao và gắt (để tạo hiệu ứng "new age").




                                           

YANNI - Midnight Hymn (Beauty water)






Kitaro - After The Rain






Vangelis - Islands Of The Orient


Không có nhận xét nào: